Hà Nội mở tuyến phố đi bộ thứ 4 tại Thành cổ Sơn Tây dịp 30/4 và 1/5
10:48 | 21/03/2022
DNTH: Dự kiến vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, không gian phố đi bộ số 4 của Hà Nội sẽ được đưa vào hoạt động. Đặc biệt, tuyến phố này nằm trong không gian Thành cổ Sơn Tây sắp tròn 200 tuổi.

Ông Trần Đình Chiến, Phó Phòng Quản lý đô thị (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) cho biết, công tác chuẩn bị hiện đạt 80% tiến độ, nhiều hạng mục đang được gấp rút hoàn thiện giai đoạn cuối. Với tiến độ này, thị xã Sơn Tây sẽ kịp hoàn thành để khai trương tuyến phố đi bộ vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2022.

Theo ông Trần Đình Chiến, việc đưa tuyến phố đi bộ vào hoạt động sẽ đáp ứng được niềm vui, mong mỏi của người dân trên địa bàn thị xã. Sơn Tây chủ yếu phát triển về kinh tế du lịch dịch vụ, vì vậy tuyến phố đi bộ sẽ tạo điểm nhấn cho nhân dân và du khách các huyện lân cận như Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất… thêm điểm vui chơi. Tuyến phố đi bộ này sẽ được kết nối với nhiều điểm du lịch khác trên địa bàn như đền Và, chùa Mía, Văn miếu…

Điểm nhấn của tuyến phố đi bộ được xác định nằm trong các chương trình văn hóa, văn nghệ của các đoàn văn hóa nghệ thuật được đầu tư bài bản, quy mô. Bên cạnh đó, địa phương cũng đầu tư thêm nhiều chương trình hội chợ, văn hóa văn nghệ, triển lãm ảnh, trưng bày cây cảnh… phát huy được giá trị của thành cổ.
Ông Trần Đình Chiến cho biết thêm, hiện Thị xã Sơn Tây đang trình hồ sơ lên Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để công nhận Thành cổ Sơn Tây là di tích đặc biệt.

Liên quan đến việc quản lý khi tuyến phố đi bộ hoạt động, đối với các hộ kinh doanh, buôn bán trên phố đi bộ (tại phường Quang Trung, Ngô Quyền và Lê Lợi), thị xã Sơn Tây đã có công văn về các xã, phường nhằm hướng dẫn các hộ kinh doanh chủ động đăng ký các mặt hàng muốn kinh doanh. Từ danh sách tập hợp, chính quyền các xã, phường sẽ có hướng dẫn cụ thể đến các đơn vị kinh doanh theo quy định.

Theo UBND thị xã Sơn Tây, sẽ có khoảng 50 đến 70 quầy hàng được phép kinh doanh trong khu vực tuyến phố đi bộ. Vì vậy, địa phương đang cân nhắc hình thức bốc thăm để đảm bảo tính công bằng cho các hộ kinh doanh. Sau đó, thị xã sẽ thành lập Ban quản lý nhằm đảm bảo an ninh, trật tự cũng như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hiện tại, do dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp, bên cạnh việc khẩn trương hoàn thiện các hạng mục để đưa không gian phố đi bộ vào hoạt động, Thị xã Sơn Tây cũng tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nắm được các yếu tố phòng dịch khi tham gia tuyến phố đi bộ. Sau thời gian đầu vận hành thử nghiệm, thị xã sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể để dựng kế hoạch, phương án chi tiết...

Liên quan đến việc quản lý và kết nối không gian tuyến phố đi bộ, ông Nguyễn Đăng Thạo, Trưởng Ban Quản lý Di tích làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) cho biết, việc triển khai tuyến phố đi bộ xung quanh thành cổ Sơn Tây là định hướng phát triển lâu dài của địa phương.
"Chúng tôi muốn xây dựng thành chuỗi tất cả các tuyến, điểm du lịch để tạo sự kết nối trong tương lai. Việc triển khai tuyến phố đi bộ sẽ là điểm nhấn của thị xã Sơn Tây. Hiện lượng khách đến làng cổ Đường Lâm ngày càng lớn, nên việc bổ sung tuyến phố đi bộ vào chương trình du lịch của Sơn Tây sẽ là điểm nhấn để đa dạng hơn các sản phẩm du lịch. Du khách ngoài việc trải nghiệm văn hóa dân gian nghệ thuật, trải nghiệm buổi tối tại tuyến phố đi bộ sẽ có nhiều điều lý thú. Đây cũng là điểm để níu chân du khách...", ông Nguyễn Đăng Thạo cho hay.

Trước đó vào ngày 28/10/2021, Thị xã Sơn Tây đã thông qua đề án 525/ĐA-UBND về việc thí điểm tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây (đoạn từ cổng trụ sở UBND thị xã đến cầu Cửa Tiền).
Theo đề án, khu vực tổ chức tuyến phố đi bộ sẽ bao quanh thành cổ Sơn Tây với 4 tuyến phố chính, gồm: Phó Đức Chính, Phan Chu Trinh, Lê Quý Đôn và Phạm Ngũ Lão. Tổng chiều dài khoảng 1.600 m. Ngành nghề chính của các hộ dân nơi có tuyến phố đi qua chủ yếu là buôn bán, kinh doanh thẩm mỹ, cà phê, hàng ăn uống... trước mắt, không gian phố đi bộ sẽ được thí điểm trên 2 tuyến phố là Phó Đức Chính và Phan Chu Trinh.

Theo quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, Thị xã Sơn Tây được quy hoạch là 1 trong 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội với các chức năng chính là du lịch văn hóa lịch sử, sinh thái, dịch vụ thương mại trên cơ sở bảo tồn di sản văn hóa truyền thống.

Đặc sắc “Lễ hội tình yêu” năm 2025
DNTH: Từ ngày 28/4 đến ngày 30/4 diễn ra chương trình: “Lễ hội tình yêu" năm 2025 tại quảng trường Thống Nhất, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội. Chương trình hội tụ của tinh hoa văn hóa dân tộc đúc kết từ bề dày lịch...

Sinh viên Nguyễn Thị Khánh Huyền thành công chinh phục danh hiệu Hoa khôi Báo chí 2025
DNTH: Trong đêm Chung kết cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí - Press Beauty 2025, Nguyễn Thị Khánh Huyền có phần trả lời ứng xử thuyết phục bằng tiếng Việt và tiếng Anh, để lại dấu ấn sâu sắc về một cô gái can đảm vượt qua nỗi tự...

Đại lễ Vesak 2025: 10.000 người sẽ tham dự lễ hoa đăng cầu nguyện hòa bình
DNTH: Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 (Đại lễ) từ ngày 6 đến 8/5 ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, các hoạt động chào mừng diễn ra từ ngày 2.5. Trong khuôn khổ đại...

'Sắc màu thành phố Bác' đặc sắc với nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống
DNTH: Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như cải lương, hát bội, múa bóng rỗi, đờn ca tài tử... được trình diễn kết hợp trong chương trình 'Sắc màu thành phố Bác', diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM).

Hà Nội bắn pháo hoa mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
DNTH: Thành phố tổ chức bắn pháo hoa vào ngày 22/4 và 27/4 tại khu vực đường đua F1 (quận Nam Từ Liêm) và công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

Công nghệ trình chiếu ánh sáng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
DNTH: Tối 19/4, UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao TP Hồ Chí Minh đã khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, công nghệ trình diễn chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác” để chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam,...
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
Sống khỏe
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...