Hà Nội vẫn 'khát' nước sạch
10:53 | 24/11/2020
DNTH: Mặc dù tỉ lệ dân đô thị được cấp nước khá cao nhưng Hà Nội vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước sạch, nhất là vào những tháng cao điểm.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, khu vực nội thành Hà Nội đáp ứng được gần 100% nhu cầu sử dụng, tuy nhiên chất lượng nước và áp lực nước tại nhiều khu vực vẫn chưa đảm bảo. Đặc biệt, vào các mùa cao điểm nắng nóng, hoặc vỡ đường ống nước, khả năng thiếu nước sạch là hiện hữu.
Còn ở ngoại thành, các nhà máy nước sạch chỉ đáp ứng được khoảng 55% nhu cầu sử dụng của người dân.
Theo thống kê, khu vực nông thôn Hà Nội gồm có 416 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 17 huyện và thị xã Sơn Tây với tổng dân số khoảng 4,3 triệu người. Đến hết năm 2017, có 175 xã được cấp nước với khoảng 2,1 triệu người, nâng tỉ lệ cấp nước lên khoảng 49,4%. Thực tế này còn rất xa so với mục tiêu 100% người dân Thủ đô sẽ được dùng nước sạch đạt tiêu chuẩn vào năm 2020 mà TP đề ra.
Thời gian qua, nhiều người dân tại các huyện như Đan Phượng, Mê Linh, Gia Lâm hay Chương Mỹ vẫn có nhiều xã “trắng” nước sạch. Con số người dân nông thôn chưa được tiếp cận nước sạch vào khoảng 2,7 triệu người.
Theo báo Hà Nội mới, khảo sát trên địa bàn huyện Chương Mỹ với hơn 80 nghìn hộ dân cho thấy, mới chỉ có 17 nghìn hộ được sử dụng nước sạch hoặc được đấu nối với đường ống cấp nước. Cả huyện có 13 công trình cấp nước nhưng chỉ có 4 công trình đang hoạt động, 6 công trình đang xây dựng dở dang và 3 hệ thống cấp nước đã hư hỏng, không thể sử dụng.
Tại huyện Đan Phượng, mạng lưới nước sạch mới chỉ đến với 5 xã, thị trấn, còn lại 11 xã vẫn chưa được tiếp cận với nước sạch. Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra tại huyện Mê Linh với con số khoảng hơn 6.000 hộ được cấp nước sạch, chiếm khoảng 10 % số dân toàn huyện.
Huyện Gia Lâm, dù rất nỗ lực mới đạt được kết quả 18/22 xã, thị trấn đã được cấp nước sạch, chiếm hơn 70,1% số dân. Tuy nhiên, ở một số xã, tiếng là nước sạch đã về đến nơi nhưng người dân lại chưa được dùng do dự án chậm tiến độ.

Không chỉ ở khu vực ngoại thành mà tình trạng thiếu nước sạch vẫn tồn tại ở các quận nội thành như Hoàng Mai, Hà Đông. Cả phường Phú La, quận Hà Đông và phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai hiện vẫn đang sử dụng nguồn nước ngầm do nhà máy nước sạch Hà Đông và Pháp Vân cung cấp.
Để giải quyết vấn đề nước sinh hoạt trên địa bàn, từ năm 2016 đến tháng 10/2019, TP.Hà Nội đã có 5 dự án cấp nước nguồn hoàn thành, nâng tổng công suất nguồn cấp nước từ các nhà máy nước tập trung trên địa bàn hiện nay đạt 1,52 triệu m3/nghìn đồng, tăng 632.000 m3/nghìn đồng so với năm 2016.
Trong khi nhu cầu sử dụng bình quân hiện khoảng 1,15 - 1,25 triệu m3/nghìn đồng. Với tốc độ phát triển đô thị (số khách hàng đấu nối tăng thêm trên 6%) và nhu cầu sử dụng nước của nhân dân vào thời gian cao điểm mùa hè tăng khoảng 5 - 10% thì sản lượng này cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng nước và dự trữ cho phát triển, mở rộng cấp nước cho khu vực nông thôn, thay thế nguồn nước ngầm kém chất lượng.
Hiện nay, có 5 dự án cấp nguồn trên địa bàn thành phố đang thực hiện, gồm: Nhà máy nước mặt sông Đuống (giai đoạn 2) nâng công suất lên 300.000m3/ngày đêm; Nhà máy nước mặt sông Hồng công suất giai đoạn 1 là 150.000m3/ngày đêm; Nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II (hợp phần 2) nâng công suất lên 450.00 - 600.000m3/ngày đêm; Nhà máy nước Phú Sơn (huyện Ba Vì) giai đoạn 2 nâng công suất lên 60.000m3/ngày đêm; Nhà máy nước Mê Linh (xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh) công suất 25.000m3/ngày đêm đang triển khai thi công (tiến độ thực hiện 2019-2020) với tổng công suất dự kiến tăng thêm khoảng 670.000m3/ngày đêm.
Tuy nhiên, đến nay nhiều dự án vẫn đang chậm tiến độ, chưa hẹn ngày về đích. Trong đó, có thể kể đến dự án nhà máy nước mặt sông Hồng được UBND TP.Hà Nội phê duyệt, nằm trên địa bàn huyện Đan Phượng chậm tiến độ kéo dài.

Được biết, dự án Nhà máy nước mặt sông Hồng được chấp thuận đầu tư vào tháng 10/2015. Tại thời điểm này, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết, mục tiêu của dự án là trong giai đoạn đến năm 2020, xây dựng Nhà máy nước mặt sông Hồng công suất 300.000m3 đảm bảo cung cấp nước cho khu vực phía Nam sông Hồng. Bao gồm đô thị trung tâm Hà Nội (các quận nội thành) và các khu vực chưa có hệ thống cấp nước thuộc khu vực phía Tây đường vành đai 3, phía Bắc đường quốc lộ 32, thuộc quận Bắc Từ Liêm, huyện Đan Phượng và hỗ trợ cấp nước cho huyện Hoài Đức.
Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 3.692,3 tỉ đồng, sử dụng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay và vốn huy động hợp pháp theo qui định của pháp luật.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cũng cho biết, theo phân kì đầu tư, quý IV năm 2015, sẽ hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư để khởi công Dự án vào năm 2016. Đến năm 2018, sẽ hoàn thành Nhà máy với công suất 150.000m3/ngày đêm. Đợt 2, từ 2018-2020, sẽ xây dựng, lắp đặt thiết bị, nâng thêm công suất 150.000m3/ngày đêm.
Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 4/2020, dự án vẫn đang là công trường ngổn ngang.

Tương tự, đến thời điểm này, dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống đang cho thấy không hoàn thành đúng tiến độ, đúng quy mô cấp nước.
Theo kế hoạch, phạm vi cấp nước của Nhà máy nước sông Đuống bao gồm: Khu vực đô thị trung tâm phía Đông Bắc Hà Nội (quận Long Biên, huyện Gia Lâm, một phần huyện Đông Anh), khu vực Nam Hà Nội (một phần quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai); đô thị vệ tinh Phú Xuyên và nông thôn liền kề.
Tháng 1/2019 dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống đã bổ sung nguồn cấp cho Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội, Công ty Cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội và Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Đông với công suất bình quân 120.000m3/ngày đêm. Tuy nhiên, địa bàn huyện Sóc Sơn vốn nằm trong quy hoạch có đường nước sông Đuống hiện hữu lại chưa có một đoạn ống nước sạch nào được lắp đặt.

Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
DNTH: Ngày 27/5, Dự án xây dựng đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A đã tái khởi công với cam kết hết quý I/2026 sẽ hoàn thành đồng bộ với tiến độ thông xe hầm chui Kim Đồng - Giải Phóng.

Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
DNTH: Đêm 14/5/2025, hàng vạn Phật tử và người dân lặng lẽ xếp hàng tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) để được chiêm bái Xá lợi Đức Phật.

Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
DNTH: Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất sẽ được thực hiện trực tuyến ở Hà Nội từ ngày 20/5.

Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
DNTH: Tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence tại Cửa Lò vừa ký kết hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành với Savills Việt Nam, một trong những đơn vị quản lý bất động sản hàng đầu thế giới. Sự kiện đánh dấu bước chuyển...

Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
DNTH: Hà Nội đang chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ về hạ tầng khi hàng loạt dự án giao thông chiến lược được triển khai, trong đó nổi bật là dự án cầu Tứ Liên – cây cầu mang tính biểu tượng kết nối trung tâm Thủ...

Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
DNTH: Ban An toàn giao thông TP Hà Nội vừa công bố các số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh từ người dân về tình hình giao thông trên địa bàn.
Đô thị cuộc sống
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Vinmec khai trương phòng khám đa khoa quốc tế hiện đại tại Vinhomes Grand Park
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...