Hà Tĩnh: Bỏ việc về trồng nấm, vợ chồng 8X thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm

21:50 | 05/01/2022

DNTH: Từ bỏ công việc ổn định, vợ chồng ở Thạch Hà - Hà Tĩnh, đầu tư phát triển kinh tế bằng mô hình trồng nấm. Đến nay, trang trại nấm của vợ chồng họ mang lại hàng tỷ đồng mỗi năm.

Vợ chồng anh Lê Đăng Cường, chị Nguyễn Thị Đạt (trú tại xã Thạch Xuân, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) vốn có công ăn việc làm ổn định. Đặc biệt, chị Đạt được đào tạo chuyên ngành nấm từ Viện Di truyền Nông nghiệp ở Hà Nội. Hai vợ chồng từng làm việc tại Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Thạch Hà.

Năm 2014, vợ chồng họ quyết định nghỉ việc, thuê 3.000m2 đất tại thôn Quyết Tiến (xã Thạch Xuân, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) để bắt đầu trồng nấm. 

z3082205176630_f4c62eb50b1f7596fe3e21e6ab298167
Anh Lê Đăng Cường cùng vợ quyết định bỏ việc, trồng nấm.

Anh Lê Đăng Cường chia sẻ ban đầu, khi hai vợ chồng quyết định nghỉ việc để về làm nấm, anh em nội ngoại đều phản đối. Thời điểm đó, khó khăn lớn nhất của họ là nguồn vốn. Họ chỉ có 70 triệu đồng trong khi số tiền cần để đầu tư lại rất lớn. Hai vợ chồng vay hơn 300 triệu đồng để đầu tư xây dựng nhà xưởng.

Do số vốn ít ỏi, ban đầu, nhà xưởng chỉ sản xuất trong phạm vi hẹp, lấy ngắn nuôi dài, gom được ít tiền, anh chị lại mở rộng thêm trang trại. Đến nay, anh Cường đã thành lập Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Phú Cường Đạt. Kinh nghiệm tích lũy trong thời gian làm việc tại Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Thạch Hà giúp họ rất lớn trong quá trình khởi nghiệp.

z3082205149718_ed2c5b05051de6d4e4622bf2d4d35860
Vợ chồng anh Lê Đăng Cường, chị Nguyễn Thị Đạt chủ yếu trồng, cung cấp phôi nấm cho người dân.

Chị Nguyễn Thị Đạt cho biết để làm được nấm, phải có tế bào nấm (tế bào gốc). Hai vợ chồng mua từ Thái Lan hoặc Hàn Quốc vì giống này có chất lượng cao, với giá giao động từ 15 đến 20 triệu đồng/100ml. Từ khi cấy tế bào nấm đến khi thu hoạch nấm mất khoảng 60 - 70 ngày.

Thời điểm đầu, anh chị nhân giống để tự phục vụ trồng nấm thương phẩm trong gia đình. Hiện tại, Công ty của anh Cường chủ yếu trồng và cung cấp phôi nấm Mộc Nhĩ, nấm Sò và nấm Kim Chi để cung cấp cho bà con trong và ngoài tỉnh. Anh chị đầu tư hệ thống máy móc, nhà xưởng hiện đại để xây dựng chuỗi sản xuất khép kín.

“Để nấm phát triển tốt, cho năng suất cao phải trải qua nhiều công đoạn, trong đó quan trọng nhất là quy trình xử lý phôi, nguồn nguyên liệu phải đảm bảo. Nếu xử lý phôi nấm tốt sẽ cho chất lượng nấm cao, ít bệnh…", anh Cường nói.

Hiện tại, mỗi ngày, công ty họ đóng hơn 6.000 bịch giá thể. Mỗi bịch giá thể có giá 6.000 đồng. Phôi nấm, nguyên liệu được xử lý theo quy trình sẽ tiến hành cấy phôi nấm vào các bịch giá thể. Khi sợi nấm ăn trắng toàn bộ giá thể thì nấm bắt đầu xuất hiện. Lúc này phôi bịch có thể xuất bán cho người dân các huyện thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình đưa về chăm sóc thu nấm thương phẩm. 

z3082205089472_c2f9b71a4bd000beb169735510bb662b
Gia đình họ cũng sản xuất nấm thương phẩm với gần 20 tấn nấm khô, các loại sản phẩm ăn liền từ nấm.

Ngoài cung cấp phôi bịch cho người dân, vợ chồng họ còn hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân, trồng nấm tại công ty. Không chỉ tạo công ăn việc làm, thu nhập cho gia đình, Công ty hiện giải quyết công ăn việc làm cho 8 lao động thường xuyên và 15 lao động thời vụ tại địa phương.

Mỗi năm, trang trại cung cấp cho người dân khoảng 220.000 bịch phôi nấm. Ngoài bán nấm giống và bịch phôi, công ty còn sản xuất nấm thương phẩm với gần 20 tấn nấm khô các loại cùng sản xuất những sản phẩm ăn liền từ nấm như nấm Mộc nhĩ thái sợi, nấm Sò chua ngọt…. Hiện các sản phẩm này đang tham gia sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh. Doanh thu khoảng 2,7 tỷ đồng mỗi năm.

z3082205062015_d91bd2e1d625dc94a8e5c87df6d9d7d6
Trang trại trồng nấm của vợ chồng anh Cường có doanh thu 2,7 tỷ đồng/năm.

Ông Nguyễn Duy Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạch Xuân - cho biết mô hình trồng nấm ăn, nấm dược liệu của Công ty Phú Cường Đạt rất hiệu quả. Công ty vừa phát triển kinh tế gia đình, vừa giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương. Ngoài ra, còn nhân rộng được mô hình tổ hợp tác, họ lấy nấm giống ở đây về nuôi thành thương phẩm rồi bán ra thị trường.

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Ớt chỉ thiên giá 68.000đ/kg, nông dân lãi to dù mất mùa

DNTH: Năm nay do ảnh hưởng thời tiết mưa lạnh kéo dài khiến năng suất ớt giảm, nhưng giá ớt đang rất cao nên nông dân vẫn lãi to.

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sẽ chịu thiệt hại vì thuế đối ứng của Mỹ

DNTH: Chính quyền Donald Trump áp thuế nhập khẩu chung và thuế đối ứng với từng đối tác thương mại, trước mắt sẽ gây tổn thất cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

Tìm hướng đi cho sàn giao dịch nông sản

DNTH: Các sàn giao dịch nông sản đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nông dân với thị trường, giúp nâng cao giá trị nông sản và đảm bảo tính minh bạch trong giao dịch. Tuy nhiên, để các sàn này hoạt động hiệu quả và thực sự...

Hà Tĩnh: ngư dân vui mừng trúng đậm hàng tấn cá trích biển

DNTH: Thời tiết thuận lợi, ngư dân vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh vui mừng trúng đậm hàng tấn cá trích, mang về nguồn thu nhập rất lớn sau mỗi chuyến đi biển.

Kiểm soát chặt dư lượng kim loại nặng và chất vàng O

DNTH: Ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng đề nghị kiểm tra, giám sát chặt các đối tượng kiểm dịch thực vật và dư lượng kim loại nặng Cadimi cùng chất vàng O trên sầu riêng.

Câu chuyện lúa gạo

DNTH: Trái với không khí hồ hởi năm 2024 khi giá lúa tăng kỷ lục, vượt qua nhiều quốc gia xuất khẩu truyền thống, là nỗi buồn ngay từ đầu năm mới.

XEM THÊM TIN