Hà Tĩnh: Chính quyền xã giao đất trái quy định, dân 7 năm đi đòi quyền lợi  

18:27 | 05/01/2022

DNTH: Mặc dù chưa làm thủ tục thu hồi đất theo quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh, nhưng xã Kỳ Hưng (nay là phường Hưng Trí, thị xã Kỳ Anh) lại làm hồ sơ, thu tiền và tạm thời giao đất lâm nghiệp cho 3 hộ dân dẫn đến vướng mắc kéo dài 7 năm chưa được giải quyết.  

Dân 7 năm đi đòi quyền lợi 

Mới đây, Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn nhận được thông tin phản ánh của 3 hộ dân Nguyễn Văn Sửu, Nguyễn Tiến Thắng, Nguyễn Văn Vũ ở phường Hưng Trí (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) khiếu nại việc năm 2012, các hộ dân được UBND xã Kỳ Hưng (nay là phường Hưng Trí) xét giao nhận đất lâm nghiệp, đã nộp tiền và làm các thủ tục đầy đủ, nhưng đến nay chưa được bàn giao đất để sử dụng. 

Theo nội dung phản ánh, năm 2012 thì 3 hộ dân trên làm đơn xin được giao đất gắn với giao rừng thực hiện theo đề án 3952 của UBND huyện Kỳ Anh (cũ). Thời điểm này mỗi hộ đóng 2.100.000 ngàn đồng tiền lệ phí giao đất. Trên cơ sở đề nghị của UBND xã, năm 2014 Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt kiểm Lâm huyện Kỳ Anh thời điểm này đã phê duyệt phương án giao đất gắn với giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình ở xã Kỳ Hưng, trong đó có 3 hộ dân trên. Đến tháng 3 năm 2015, UBND xã Kỳ Hưng (cũ) lập biên bản bàn giao đất lâm nghiệp trên thực địa (tạm thời) cho 3 hộ dân, mỗi hộ 2,8 ha tại khu vực đồi Động Ván. 

a400713a14c3de9d87d2
Anh Nguyễn Tiến Thắng chỉ tay về phía diện tích đất rừng đang xảy ra tranh chấp.

Trong hồ sơ đăng ký đất đai, thể hiện diện tích đất này có nguồn gốc từ Công ty Nông Lâm Sản Hà Tĩnh chuyển giao cho UBND xã Kỳ Hưng quản lý, tình trạng đất không có tranh chấp. Các hồ sơ, biên bản đo thực địa đều có ký xác nhận, đóng dấu của UBND xã Kỳ Hưng. Thế nhưng, sau 7 năm, 3 hộ dân vẫn chưa được nhận đất, mặc dù nhu cầu cần sử dụng rất cấp thiết.

ab6f9bba7043ba1de352
Biên bản bàn giao đất lâm nghiệp cho các hộ dân.

“Trước đó xã cho dân lên bốc thăm nhận đất, sau khi tôi được vào danh sách, cán bộ dẫn lên khu đất đo thực địa, chỉ vị trí cho từng hộ dân. Lúc đó ai cũng mừng vì được xã cấp diện tích đất rừng để sản xuất, nhưng sau này mới biết đất này đang do ông Nguyễn Văn Tuý hợp đồng nhận khoán với Công ty Nông Lâm Sản Hà Tĩnh trồng tràm. Hiện tại đất này tỉnh đã thu hồi giao cho địa phương, nhưng ông Tuý chưa chịu trả lại cho xã”, ông Thắng nói. 

Vướng mắc kéo dài, bao giờ giải quyết? 

Theo tìm hiểu, nguyên nhân dẫn đến việc này là do chính quyền địa phương thời điểm đó giao đất, thu tiền trái quy định, lập phương án, hồ sơ còn sai sót, chưa thực hiện thanh lý hợp đồng. Cụ thể, trước đây diện tích đất rừng này do Công ty Nông Lâm Sản Hà Tĩnh quản lý, tuy nhiên do làm ăn thua lỗ, công ty phá sản. Vì thế UBND tỉnh ra quyết định số 1777/QĐ-UBND ngày 18/6/2010 thu hồi 2.648,8 ha của công ty giao cho UBND các xã Kỳ Hưng, Kỳ Hoa, Kỳ Thọ… quản lý đồng thời lập phương án giao đất, giao rừng cho các hộ dân ở địa phương có nhu cầu.

b68f8770e28928d77198
Anh Thắng nhiều lần làm đơn yêu cầu chính quyền các cấp xử lý.

Xã Kỳ Hưng lúc này được tỉnh giao quản lý 380 ha đất rừng thu hồi, trong số đó có 11,4 ha đất rừng do ông Nguyễn Văn Tuý (trú phường Kỳ Trinh) hợp đồng nhận khoán trồng rừng với Công ty Cổ phần Nông Lâm Sản Hà Tĩnh. Thay vì thời điểm này thực hiện các thủ tục bàn giao, thanh lý hợp đồng, xử lý các vấn đề tồn tại giữa ông Nguyễn Văn Tuý để trả lại đất theo quyết định của tỉnh Hà Tĩnh thì UBND xã Kỳ Hưng (cũ) lại làm thủ tục, hồ sơ và bàn giao diện tích đất rừng đang tranh chấp cho 3 hộ dân dẫn đến vướng mắc kéo dài.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đình Tài – Chủ tịch UBND phường Hưng Trí (thị xã Kỳ Anh) cho biết, sự việc kéo dài 7 năm nay, phường, thị xã đã tổ chức nhiều cuộc họp nhưng chưa giải quyết được. Ông Tài lý giải, trước đây khi địa phương nhận quản lý 380ha đất rừng thu hồi từ Công ty Nông Lâm Sản Hà Tĩnh, xã đã thông báo rộng rãi đến người dân địa phương làm đơn để xin cấp đất. Thời điểm đó thực hiện hình thức bốc thăm, 3 hộ dân trên nhận đất tại khu vực đồi Động Ván. Tuy nhiên lúc này trên đất còn tài sản của ông Nguyễn Văn Tuý hợp đồng nhận khoán với Công ty Nông Lâm Sản Hà Tĩnh, vì chưa thanh lý được tài sản nên vướng mắc kéo dài. 

3a74ed83737ab924e06b
Trụ sở UBND phường Hưng Trí.

“Đây là do vướng mắc hợp đồng giữa chủ hộ cũ và công ty nên chưa thể bàn giao đất lại cho dân. Đây không phải do địa phương lơ là bỏ qua không xử lý mà đã nhiều lần họp, vận động cả chục cuộc, cán bộ cũng đã nhận kiểm điểm”, ông Tài cho biết. Chủ tịch UBND phường Hưng Trí nói thêm, phương án trước mắt thực hiện theo chỉ đạo của tỉnh là thanh lý hợp đồng giữa ông Tuý và Công ty Nông Lâm Sản. Nếu việc vận động thanh lý hợp đồng không được thì buộc phải thực hiện biện pháp cưỡng chế vì sự việc đã kéo dài nhiều năm. 

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin! 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tối ưu hoá chuỗi cung ứng để doanh nghiệp phát triển

Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại khu vực nông thôn Việt Nam. Việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng không chỉ giúp SMEs giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản...

Ứng dụng nông nghiệp bền vững trong các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn

DNTH: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu cao về chất lượng nông sản, nông nghiệp bền vững đang trở thành xu hướng tất yếu đối với các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn Việt Nam.

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng

DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

XEM THÊM TIN