Hà Tĩnh: Xây dựng thương hiệu, sản xuất, chế biến cam theo quy trình Vietgab, Ocop

20:57 | 21/12/2021

DNTH: Đã từ lâu vùng đất Hà Tĩnh luôn được biết đến là “thủ phủ” của nhiều loại giống cam ngon, nổi tiếng trên cả nước, việc hình thành chuỗi liên kết và xây dựng thương hiệu cam gắn liền đầu ra tiêu thụ sản phẩm, đang là hướng đi mới cho người nông dân trồng cam ở nơi đây.

Sản xuất, liên kết theo mô hình Hợp tác xã

Khi đến với vùng đất miền núi huyện Hương Khê (Hà Tĩnh ), người ta luôn nhắc đến đặc sản cam Khe Mây, một loại giống cam được hình thành và phát triển lâu đời ở vùng Bắc Trung Bộ. Từ những năm 1991 – 1993, từ chủ trương của nhà nước “khoán rừng, giao đất” cho người dân để thực hiện việc canh tác trồng trọt, người dân ở vùng núi huyện Hương Khê đã tự tìm hiểu, ươm trồng giống cam Khe Mây, phủ lấp trên những cánh đồi trọc, để phát triển kinh tế.

ảnh 4
Người dân Hợp tác xã nông nghiệp cam Khe Mây Long nhâm, thu hoạch vụ cam.

Qua nhiều năm, giống cam này đã sinh trưởng tốt, phù hợp với khí hậu và địa hình miền núi, đặc biệt là cam rất ngon và có giá trị kinh tế cao. Mặc dù là giống cam ngon, nhưng những năm đầu trồng và sản xuất, việc liên kết và xây dựng thương hiệu cho giống cam chưa được quan tâm đúng mức, sản xuất còn mang tính manh mún, nhỏ lẻ, người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành chuỗi liên kết và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

Đứng trước từ nhu cầu của thực tiễn của người dân và thị trường, năm 2014 được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, Hợp tác xã nông nghiệp cam Khe Mây Long Nhâm đã được thành lập gồm 30 thành viên với diện tích sản xuất lên tới 68 ha. Việc hình thành Hợp tác xã nông nghiệp cam Khe Mây Long Nhâm đã tạo ra một bước ngoặt mới cho người nông dân trồng cam ở huyện Hương Khê. Từ đây, việc trồng, sản xuất và thu hoạch cam đã theo quy trình có tổ chức, chú trọng các khâu chăm sóc xây giống, chất lượng cam và xây dựng thương hiệu, đóng bao bì sản phẩm. Việc xây dựng thương hiệu cam, gắn với chất lượng an toàn,theo các quy chuẩn khắt khe từ các Hiệp hội cũng đã được Hợp tác xã đẩy mạnh tham gia và đã có những thành quả nhất định.

ảnh 3
Hợp tác xã nông nghiệp cam Khe Mây Long Nhâm, tham gia chương trình xúc tiến thương mại, tiêu thụ cam.

Ngày 31/10/2019, Hợp tác xã nông nghiệp cam Khe Mây Long Nhâm đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh trao giấy chứng nhận sản xuất cam theo quy trình Vietgab, đảm bảo các tiêu chí về chất lượng, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và nguồn gốc cây trồng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngoài ra từ năm 2019 Hợp tác xã nông nghiệp cam Khe Mây Long Nhâm cũng đã tham gia chương trình “ mỗi xã một sản phẩm” (Ocop) và đã được đánh giá đảm bảo chất lượng, đạt 3 sao về an toàn sản phẩm.

Bài toán đầu ra cho sản phẩm

Tại Hợp tác xã Trà Sơn (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), mặc dù từ nhiều năm qua đã có sự chuyển đổi về mô hình và phương thức sản xuất, tham gia các quy trình về đảm bảo chất lượng của Vietgab và Ocop nhưng khâu tiêu thụ sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Theo anh Nguyễn Xuân Hoà, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã Trà Sơn cho biết: “nhiều năm qua, tình hình ươm trồng và sản xuất cam cho sản lượng cao nhưng đầu ra sản phẩm vẫn còn bấp bênh, do sự cạnh tranh từ giá cả thị trường. Hơn 7 năm hình thành và phát triển, từ vài thành viên sáng lập ban đầu, đến nay Hợp tác xã đã có 12 thành viên tham gia với tổng số vốn điều lệ là 1,5 tỷ đồng, diện tích trồng cam rộng đến 15 ha, đạt tiêu chuẩn Ocop 4 sao, cho sản lượng thu hoạch cam từ 250 – 300 tấn/năm.

ảnh 2
Người dân Hợp tác xã Trà Sơn đang tiến hành chiết cành, ươm cây giống cam.

Việc xây dựng thương hiệu và tham gia các quy trình đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm đã được Hợp tác xã chú trọng đẩy mạnh phát triển từ nhiều năm qua, nhưng việc nhiều nơi làm nhái thương hiệu, canh tranh về giá cả đã khiến người dân trồng cam trên địa bàn huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng nhiều thương lái ở các vùng, tỉnh khác thu mua cam thường, làm giả nhãn mác rồi bán với giá thấp ra thị trường khiến thương hiệu và giá trị “cam giòn Xuân Hoà Thượng Lộc” điêu đứng về giá.

anh 6
Ông Nguyễn Hữu Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, trao đổi cùng phóng viên.

Ông Nguyễn Hữu Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh cho hay, hàng năm Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Sở Công thương thường xuyên phối hợp tổ chức chương trình toạ đàm, xúc tiến thương mại, nhằm quảng bá thương hiệu, mời gọi doanh nghiệp tìm hiểu và thu mua nông sản cho nông dân trồng cam trên địa bàn tỉnh. Nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, người dân trồng cam trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “nhiều Hợp tác xã và doanh nghiệp thu mua chưa thoả thuận được về giá nhập khẩu cam nên đa số là người dân vẫn phải tự “buôn” với các đại lý nhỏ lẻ, chợ đầu mối với giá thấp.

Đã đến lúc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu sản phẩm ở các Hợp tác xã trồng cam trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, nhằm giữ vững vị thế là thủ phủ trồng cam đặc sản của Hà Tĩnh và vùng Bắc Trung Bộ, xây dựng kinh tế nông thôn, đưa đời sống của người dân ngày một đi lên và ổn định.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Câu chuyện lúa gạo

DNTH: Trái với không khí hồ hởi năm 2024 khi giá lúa tăng kỷ lục, vượt qua nhiều quốc gia xuất khẩu truyền thống, là nỗi buồn ngay từ đầu năm mới.

Khoai tây vụ đông - phận 'con rơi'

DNTH: Tại sao miền Bắc có hàng trăm ngàn ha đất bỏ không trong vụ đông mà diện tích trồng khoai tây chế biến lại khó mở rộng dù nhu cầu nhà máy rất lớn?

Giá điều tăng nhưng năng suất giảm

DNTH: Vụ điều năm nay ở Bà Rịa - Vũng Tàu bị chậm vụ so với mọi năm do bất lợi của thời tiết, hiện bà con chưa có điều để thu hoạch.

Xuất khẩu thuỷ sản "vượt sóng"

DNTH: Dù ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 2 tháng đầu năm, song nhiều mặt hàng chủ lực của xuất khẩu thuỷ sản đối diện nhiều thách thức về thị trường năm 2025.

Cung ứng vốn cho sản xuất, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo

DNTH: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại (NHTM) cung ứng vốn tín dụng phục vụ sản xuất, chế biến, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Nông sản Việt đối diện với bài toán chất lượng

DNTH: Dù thu về hàng chục tỷ USD xuất khẩu mỗi năm, song nông sản Việt vẫn đối diện với hàng loạt cảnh báo từ đối tác nhập khẩu. Thực trạng này đòi hỏi các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp phải nghiêm túc khắc phục nhằm xây...

XEM THÊM TIN