Hà Tĩnh: Làng đũa cau Nàng Rưng nhộn nhịp mùa Tết

11:00 | 06/01/2023

DNTH: Những đôi đũa cau Nàng Rưng từ lâu đã trở thành thương hiệu của người dân xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh bởi độ bền đẹp, chắc chắn. Càng cận tết làng đũa cau Nàng Rưng càng hối hả, nhộn nhịp hơn.

Những ngày cuối tháng 12, trời buốt lạnh bởi những đợt gió mùa căm căm thổi tới. Phải vất vả lắm chúng tôi mới tìm đến được ga Phúc Trạch, tại đây, trong căn ốt nhỏ, mẹ con chị Nguyễn Thị Thu (43 tuổi) trú tại thôn 3, xã Phúc Trạch vẫn miệt mài chuốt đũa dù trời đã dần đổ về chiều bởi đơn hàng những ngày cận tết.

Toàn xã Phúc Trạch hiện có khoảng 20 hộ dân "giữ lửa" theo nghề. Nghề làm đũa đã có từ bao đời nay, đây cũng được xem là nghề truyền thống của ông cha truyền lại. Cũng không rõ từ bao giờ những đôi đũa cau rừng thô mộc, chân chất đã trở thành “đặc sản, có 1 không 2" của người dân Phúc Trạch.

Chị Nguyễn Thị Thu (43 tuổi) làm nghề “vót đũa” 15 năm nay. Nhờ những đôi đũa cau nàng rưng mà gia đình chị có đủ chi phí nuôi con ăn học, trang trải cuộc sống.
Chị Nguyễn Thị Thu (43 tuổi) làm nghề “vót đũa” 15 năm nay. Nhờ những đôi đũa cau Nàng Rưng mà gia đình chị có đủ chi phí nuôi con ăn học, trang trải cuộc sống.

Những ngày cận tết, đũa cau Nàng Rưng càng được tiểu thương ráo riết săn hàng, những đôi đũa này được làm hoàn toàn thủ công từ những cây cau rừng mọc tại các vùng đồi núi của huyện Hương Khê, có tuổi đời từ 20 - 30 năm… Cây cau được chọn làm đũa phải là cây cao tầm 7m, có đường kính từ 5 - 7 cm, được người dân chặt tầm 2m5, 2m8 dưới gốc. Để kiếm được cau Nàng Rưng đủ tuổi đời để làm đũa không hề dễ, họ phải vào tận sâu trong rừng mỗi chuyến phải đi từ 3 - 5 ngày mới kiếm được tầm 20 khúc gỗ cau rừng rồi bó lại mang về.

Những hộ không chặt được cau sẽ mua lại từ những người đi rừng với mức giá giao động từ 80-120.000/cây. Để có sản phẩm đẹp, đúng tiêu chuẩn phải qua nhiều công đoạn, cây cau dài được cưa ngắn tầm 25 - 30 cm, sau đó chẻ phần ruột bên trong để tạo đũa thô, tiếp tục đẹo vuông, đẹo tròn, bào, chuốt, phơi…

Sau khi ra thành phẩm, từng bó đũa bắt mắt, đẹp đưa ra thị trường. 
Sau khi ra thành phẩm, từng bó đũa bắt mắt, đẹp đưa ra thị trường. 

Làm đũa phải qua nhiều công đoạn nhưng theo chị Thu, công đoạn bào đũa là quan trọng nhất, mỗi chiếc đũa được bào đi bào lại nhiều lượt, tuỳ độ vuông, tròn mà người làm tự điều chỉnh lực tay và tốc độ bào để cho ra được thành phẩm đẹp nhất. Chiếc đũa đẹp là chiếc đũa cân đối, đường bào mượt, không cong vênh.

Những đôi đũa sau khi bào sẽ được người dân xã Phúc Trạch bỏ trong rổ, dùng găng tay chuốt lại bằng lá chuối cau để tạo độ bóng, đẹp. Theo kinh nghiệm, lá chuối cau sẽ dai hơn, bền hơn, ít phải thay hơn so với các loại lá chuối khác. Công đoạn cuối cùng để hoàn thiện những đôi đũa cau Nàng Rưng nức tiếng là phơi khô đũa. Vào những ngày có nắng to, nhiệt độ cao, người dân sẽ đưa đũa ra phơi tầm 2 nắng, vào những ngày thời tiết mưa lạnh, đũa sẽ được sấy ở lò than. Đũa được sấy khô kỹ sẽ bền, đẹp, không bị nấm mốc.

Đũa cau nàng rưng từ lâu đã trở thành “đặc sản” của người dân Phúc Trạch, chinh phục nhiều vị khách khó tính bởi chính sự thô mộc giản dị của mình.
Đũa cau Nàng Rưng từ lâu đã trở thành “đặc sản” của người dân Phúc Trạch, chinh phục nhiều vị khách khó tính bởi chính sự thô mộc giản dị của mình.

Vừa mải miết đưa bào trên từng chiếc đũa chị Nguyễn Thị Thu vừa chia sẻ: Gia đình tôi làm nghề đã hơn 15 năm nay, công việc đơn giản nhưng phải qua nhiều công đoạn, chỉ cần chịu khó, khéo tay, kiên nhẫn là có thể theo nghề. Mỗi ngày tôi làm được từ 150-200 chiếc. Giá đũa thành phẩm tuỳ loại, loại 1- 50.000/ chục; loại 2, loại 3 từ  20 -30.000/chục. Sau khi trừ chi phí, mỗi ngày chị có thể bỏ túi 300.000 đồng từ tiền làm đũa.

Từ một công việc tay trái, chỉ làm mỗi khi nông nhàn, đến nay sau bao năm, đũa đã trở thành công việc chính mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình tại xã Phúc Trạch.

Mặc dù những đôi đũa cau rừng này không có độ tinh xảo và sặc sỡ như các loại đũa khác được bày bán trên thị trường. Nhưng chính điểm mộc mạc, thô sơ từ những đôi đũa cau rừng được làm hoàn toàn thủ công đã chinh phục được những vị khách hàng khó tính bởi độ bền, đẹp, với màu sắc tự nhiên, không hoá chất…

Em Đoàn Khánh Linh (19 tuổi, con gái chị Thu) ngoài những lúc theo học tại trường đều về nhà để làm đũa cùng bố mẹ.
Em Đoàn Khánh Linh (19 tuổi, con gái chị Thu) ngoài những lúc theo học tại trường đều về nhà để làm đũa cùng bố mẹ.

Tuy vậy chị Thu cũng chia sẻ thêm: Mặc dù đũa được người dùng rất chuộng, chúng tôi cũng rất cố gắng để càng ngày càng hoàn thiện hơn sản phẩm của mình. Nhưng càng ngày nguồn nguyên liệu từ “cau Nàng Rưng trên 20 năm tuổi càng trở nên khan hiếm” hơn , nên chúng tôi cũng cảm thấy lo lắng sợ không đủ nguồn cung cho khách hàng.

Cùng trao đổi về vấn đề này, chị Trần Thị Thu Dung – Chủ tịch Hội LHPN xã Phúc Trạch cho biết: “Công việc vót đũa” đã mang lại nguồn thu nhập khá cho chị em phụ nữ trong xã, tuy nhiên giá cau nguyên liệu càng ngày càng cao và nguồn cung cấp lại khan hiếm. Chúng tôi không thể dùng cau non kém chất lượng để làm đũa vì sẽ không đảm bảo, đây thực sự là một thách thức cho người làm đũa.

Xuân đang đến thật gần, những đơn hàng cuối năm càng dồn dập, đây cũng là thời điểm những người làm đũa tại thôn 1, thôn 3 xã Phúc Trạch mong chờ nhất. Mặc dù bận rộn, nhưng để có được một cái tết ấm no, sung túc hơn nên ai nấy đều vui tươi, phấn khởi. 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

TH true MILK chính thức vận hành nhà máy sữa tươi tại Liên bang Nga

DNTH: Ngày 11/5, Tập đoàn TH (sở hữu thương hiệu TH true MILK) chính thức đưa vào vận hành Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại Liên bang Nga. Sự kiện đánh dấu cột mốc ra đời những hộp sữa tươi sạch TH true MILK đầu tiên sản...

Chuyển đổi từ trồng lúa bấp bênh sang dừa chuyên canh cho năng suất cao

DNTH: Dừa là cây trồng có giá trị kinh tế cao, chịu được hạn mặn, thích hợp thổ nhưỡng nên được tỉnh Tiền Giang khuyến khích phát triển.

Sản xuất chè liên kết, nông dân hết lo âu

DNTH: Những đồi keo èo uột được xã Sơn Hồng vận động phá bỏ chuyển sang trồng chè liên kết. Kết quả, sau 2 năm chăm bón, nhiều hộ thu hàng trăm triệu đồng/ha.

Tập đoàn Mường Thanh Khai trương khách sạn thứ 62 tại Điện Biên

DNTH: Ngày 7/5/2025, thành phố Điện Biên Phủ chào đón một công trình nghỉ dưỡng mới – Khách sạn Mường Thanh Luxury Điện Biên. Không chỉ là khách sạn thứ 62 trong hệ thống danh tiếng của Tập đoàn Mường Thanh, mà còn là biểu tượng...

LocknLock phát huy trách nhiệm xã hội qua chương trình thiện nguyện tại Vĩnh Phúc

DNTH: Trong khuôn khổ cuộc thi “Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam Toàn cầu 2025” diễn ra tại tỉnh Vĩnh Phúc, thương hiệu LocknLock - nhà tài trợ kim cương của chương trình đã tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện “Trao sinh kế”, mang đến...

Brazil dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi Việt Nam

DNTH: Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil (MAPA) đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam được áp dụng từ tháng 2/2024.

XEM THÊM TIN