Hà Tĩnh: Thói quen của người dân-gây hại trên đồng ruộng

08:53 | 04/03/2020

DNTH: Nông dân Hà Tĩnh thường có thói quen dùng ni lông che phủ cho mạ và một số cây trồng khi thời tiết lạnh giá. Tuy nhiên, những tấm ni lông sau đó lại bị vứt ngay tại ruộng khiến nhiều cánh đồng bị ngập ngụa bởi thứ rác thải nguy hại này.

Trên những cánh đồng ở các huyện như Can Lộc, Đức Thọ, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Hương Sơn… vào mùa này đâu đâu cũng bắt gặp những tấm ni-lon phủ khắp ruộng đồng.

Bạt ni-lôn bị vứt bừa bãi trên bờ ruộng, mép đường, dưới kênh mương và cả ở những vũng nước trũng. Thậm chí có những thửa ruộng túi ni lôn-còn “sống chung” với lúa.

 Dùng bao ni-lon để vây ruộng lúa nhưng không được thu gom đang là mối nguy hại cho nông nghiệp ở Hà Tĩnh

Anh Nhật, người dân xã Kim Song Trường (Can Lộc) cho biết: “Bạt ni-lôn sau khi làm “nhà” cho lúa xong, nếu còn nguyên vẹn thì được dùng lại căng dọc bờ ruộng để ngăn chuột xuống ruộng phá lúa hoặc có thể dùng làm "cờ” để đuổi chim. Khi không còn dùng nữa thì vứt lên bờ ruộng, ven đường, đợi khi xã phát động ra quân làm nội đồng thì gom lại đốt. Một số thì chôn lẫn với bùn đất”.

Còn chính quyền các địa phương ở Hà Tĩnh khi được hỏi về tình trạng trên thì đều cho rằng: ‘Người dân dù đã được tuyên truyền nhưng vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của loại rác thải này nên sau khi sử dụng tiện đâu vứt đó”.

Một số xã của huyện Đức Thọ như Lâm Trung Thủy, Tùng Châu, Thái Yên, Hòa Lạc…thì bao ni-lon phủ kín cả đồng. Một số xã bạt ni lon không còn sử dụng được chất thành đống dọc đường liên xã, phủ kín các con đường nội đồng, tấp đầy mương nước.

“Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại qua các năm trong vụ đông xuân. Những khu vực gần chợ, người ta còn vứt cả những loại rác khác xuống ruộng” ông Lân, người dân xã Lâm Trung Thủy cho hay.

Hiểm họa từ bao bì ni lông đã được cảnh báo, thậm chí được gọi là "ô nhiễm từ túi ni lông là “ô nhiễm trắng” bởi những tác hại như: cản trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật, sự phát triển của hệ sinh thái dẫn đến hiện tượng xói mòn đất đai; khiến cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng; tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải, cản trở công tác thủy lợi. Ngoài ra còn dẫn tới vô số những tác hại khác đối với môi trường và con người…

Chính vì vậy việc làm được xem là “thói quen” trên của người nông dân chẳng khác nào đang tự tay mình hủy hoại tư liệu sản xuất.

Bắc Hạnh

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Một huyện của Tiền Giang đã thả 500.000 con ong ký sinh chỉ để tìm diệt một loài động vật quái ác hại dừa

DNTH: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) tích cực duy trì việc nhân nuôi ong ký sinh kiểm soát sâu đầu đen tại huyện. Đến nay, đơn vị đã phóng thích được hơn 500.000 con ong ký sinh ra các vườn dừa ngăn...

Hơn 1.000ha lúa vừa gieo sạ bị ngập úng do mưa lũ

DNTH: Quảng Ngãi Diễn biến mưa lớn dài khiến nước lũ dâng cao, gây ngập gần 60 nhà dân và ngập úng hơn 1.200ha lúa đã gieo sạ tại thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi).

Nông dân Kon Tum hướng đến làm du lịch nông nghiệp

DNTH: Trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có những hoạt động thiết thực đồng hành cùng hội viên nông dân xây dựng các mô hình phát triển kinh tế nói chung, mô hình phát triển du lịch nông thôn nói...

Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị ở Lạng Giang

DNTH: Với nhiều cách làm sáng tạo, nỗ lực và quyết tâm cao trong thực hiện kế hoạch, chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, từng bước chuyển mình mạnh mẽ và...

Xã Canh Nậu - Thạch Thất (Hà Nội): Mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu quảng bá và sản phẩm OCOP làng...

DNTH: Huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội có hơn 50 làng nghề truyền thống, thu hút hàng chục nghìn lao động nông thôn.

Cà phê Gia Lai vươn tầm quốc tế, L’amant Café đạt thương hiệu quốc gia

DNTH: Năm 2024 đánh dấu cột mốc quan trọng cho ngành cà phê Gia Lai khi Công ty TNHH Vĩnh Hiệp vươn lên trở thành nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên thương hiệu L’amant Café của doanh nghiệp này được công...

XEM THÊM TIN