Hải Dương đẩy mạnh phát triển vùng lúa chất lượng cao

11:23 | 30/07/2024

DNTH: Cơ quan chức năng Hải Dương đã cấp 14 mã vùng trồng lúa nhằm để nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, toàn tỉnh Hải Dương hiện có 14 vùng trồng lúa bảo đảm chất lượng và được cấp mã số vùng trồng nội địa ở các huyện Bình Giang, Ninh Giang, Thanh Miện, Kim Thành, thị xã Kinh Môn… Mỗi vùng trồng được cấp mã số có diện tích từ 1 ha trở lên. Trong đó vùng trồng nếp xoắn ở xã Kim Anh (Kim Thành) lớn nhất với diện tích hơn 36 ha.

Vùng sản xuất lúa nếp cái hoa vàng tại Thị xã Kinh Môn
Vùng sản xuất lúa nếp cái hoa vàng tại Thị xã Kinh Môn

Các vùng trồng lúa được đánh giá lại theo từng vụ. Các vùng cam kết tuân thủ quy định về vùng trồng, vệ sinh an toàn thực phẩm, trồng theo quy chuẩn VietGAP... sẽ được cấp lại mã theo quy định.

Trao đổi với PV, đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương cho biết: Các vùng trồng lúa được cấp mã số đều là các vùng trồng lúa chất lượng cao, lúa đặc sản của địa phương như nếp quýt, nếp xoắn, Bắc thơm số 7…

Việc cấp mã vùng cho khu vực trồng lúa giúp sản phẩm lúa, gạo trong tỉnh ngày càng phát triển, đêm lại hiệu quả cao cho người trồng lúa
Việc cấp mã vùng cho khu vực trồng lúa giúp sản phẩm lúa, gạo trong tỉnh ngày càng phát triển, đêm lại hiệu quả cao cho người trồng lúa

Việc mã hóa vùng trồng mang lại nhiều ích lợi thiết thực cho nông dân như: chuẩn hóa quá trình chăm sóc, quản lý cây trồng, quản lý được diện tích trồng, đưa ra quy trình chuẩn trong chăm sóc; cảnh báo tình hình dịch bệnh, lên kế hoạch chăm sóc, danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và ước lượng năng suất…

Từ đó, lúa cho năng suất, chất lượng ngon, đồng đều và đáp ứng được tiêu chuẩn ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Kon Tum sẽ trồng mới gần 1.600 ha sâm Ngọc Linh

DNTH: UBND tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo số 05-BC/ĐU về tình hình triển khai và thực hiện nhiệm vụ phát triển cà phê xứ lạnh và sâm Ngọc Linh; trong đó, xác định mục tiêu trong năm 2025 sẽ trồng mới 1.578 ha, nâng tổng diện tích sâm Ngọc...

Giống lúa lai GS999 sản xuất thử năng suất đạt 9,4 tấn/ha

DNTH: Giống lúa lai GS999 sản xuất thử nghiệm tại Hậu Giang sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất hơn 9 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn khoảng 3,6 triệu đồng/ha so với đại trà.

Phân bón vi sinh Sumitri – Giải pháp hữu hiệu cho nông nghiệp bền vững

Trong bối cảnh nền nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng bền vững, phân bón vi sinh đã trở thành giải pháp tối ưu giúp nông dân cải thiện năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường và giảm thiểu chi phí sản xuất.

Người chăn nuôi gặp khó khi tái đàn

DNTH: Từ sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến nay, giá con giống tăng cao, nguồn cung khan hiếm gây ra nhiều khó khăn cho các hộ chăn nuôi tại tỉnh Nam Định, nhiều hộ mới tái đàn được khoảng 50% chuồng trại, thậm chí có hộ còn chưa dám...

Điều tiết nước linh hoạt để vượt qua mùa hạn mặn

DNTH: An Giang có 126 công trình kênh, cống, trạm bơm bị ảnh hưởng do mực nước xuống thấp. Công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy sẽ góp phần đảm bảo nguồn nước tưới tiêu.

Kiểm soát nghiêm ngặt chăn nuôi động vật hoang dã

DNTH: Hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã tại Đồng Nai đang phát triển mạnh, mang lại lợi ích kinh tế cao, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh.

XEM THÊM TIN