Hải Dương: Sản xuất nông nghiệp an toàn và liên kết tiêu thụ sản phẩm

16:11 | 24/08/2021

DNTH: Theo Trung tâm Khuyến nông Hải Dương, ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương rất quan tâm đến sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ. Đến nay, toàn tỉnh đã có gần 10.000 ha cây trồng sản xuất theo quy trình VietGAP, trong đó cấp giấy chứng nhận được 600 ha. Có 60 cơ sở chăn nuôi tập trung được cấp chứng nhận VietGAP; trên 1.100 hộ chăn nuôi được tập huấn kỹ thuật sản xuất theo VietGAP.

Tỏi Kinh Môn, Hải Dương (Ảnh minh họa).
Tỏi Kinh Môn, Hải Dương (Ảnh minh họa).

Các sản phẩm sản xuất theo quy trình GAP, sản xuất theo hướng hữu cơ thực sự đã phát huy hiệu quả vượt trội cả về năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế. Việc xây dựng thương hiệu và tăng cường liên kết trong sản xuất nông nghiệp là giải pháp cốt lõi để thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững ở Hải Dương.

Đến nay, Hải Dương đã có những mô hình sản xuất gắn với truy xuất nguồn gốc như mô hình nuôi cá trắm giòn tại Nam Sách, mô hình trồng Thanh Long tại Kinh Môn, mô hình trồng cà rốt tại Cẩm Giàng... bên cạnh đó, đã hình thành nhiều chuỗi liên kết cung ứng nông sản phần nào được giải quyết được vấn đề được mùa mất giá.

Ở không ít địa phương trong tỉnh, nông sản được sản xuất theo đơn đặt hàng nên ít phải đối mặt với rủi ro. Không chỉ mang lại lợi ích cho người dân, việc liên kết còn giúp doanh nghiệp tự chủ trong kinh doanh. Với 25 sản phẩm nông nghiệp được đăng ký nhãn hiệu tập thể như sắn dây, hành, tỏi Kinh Môn; củ đậu Kim Thành; rươi, cáy Tứ Kỳ, gạo Bắc thơm Thanh Miện, rau an toàn Gia Lộc, chanh quất Thanh Hà,..., hình thành 37 chuỗi liên kết trong trồng trọt và chăn nuôi, 418 mô hình tổ, nhóm, Hợp tác xã liên kết sản xuất nông sản an toàn theo chuỗi giá trị, 120 Tổ hội nông dân nghề nghiệp.

Thông qua những chuỗi liên kết, Tổ hội nghề nghiệp này đã phát huy được tinh thần làm việc tập thể, giúp nông dân thay đổi thói quen canh tác, thay đổi cách nghĩ, cách làm. Dù quy mô liên kết chưa lớn nhưng đã từng bước đặt nền tảng cho việc hình thành một nền nông nghiệp bài bản, chuyên nghiệp.

Năm 2020 đánh một dấu mốc quan trọng trong tiêu thụ nông sản của Hải Dương khi lần lượt những loại trái cây thế mạnh của tỉnh là vải quả, nhãn, ổi khai thông những thị trường khó tính xuất khẩu theo đường chính ngạch sang các nước Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australian, New Zealand... và nhiều biên bản ghi nhớ giữa người dân và doanh nghiệp, siêu thị như siêu thị VinMart, công ty Green Farm Mộc Châu, công ty CP Sản xuất và Thương mại Xuyên Việt... riêng cà rốt Đức Chính (Cẩm Giàng) có 6 doanh nghiệp trong nước và 10 doanh nghiệp nước ngoài ký cam kết bao tiêu sản phẩm như Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, Lào, Campuchia... các bên đã đạt được thỏa thuận về mẫu mã, chất lượng sản phẩm, riêng giá thu mua sẽ thống nhất trước thu hoạch khoảng 1 tháng trên cơ sở giá thị trường. /

Xem bài: Hải Dương: Sản xuất nông nghiệp an toàn và liên kết tiêu thụ sản phẩm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Người dân Nghệ An đứng ngồi không yên vì lúa không kết hạt

DNTH: Đã gần đến thời điểm thu hoạch vụ lúa Xuân 2025, nhưng nhiều hộ dân ở các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) đứng ngồi không yên bởi gần 1.900 ha lúa thoái hóa đầu bông, gié; trổ không thoát, lép xanh, không...

Khuyến cáo nông dân tăng kiểm tra đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh hại lúa

DNTH: Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, dự báo thời gian tới, một số sinh vật gây hại như chuột, bệnh đạo ôn cổ bông, bọ rầy, bệnh khô vằn, bệnh đốm sọc vi khuẩn - bạc lá trên cây lúa; sâu đục...

Chông chênh nghề nuôi cá vược

DNTH: Có lợi thế lớn về diện tích và mặt nước trải rộng nhưng nghề nuôi cá vược trên địa bàn xã Diễn Vạn vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.

Xâm nhập mặn giảm dần từ tháng 5

DNTH: Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, những ngày cuối tháng 4, thời tiết khu vực Nam Bộ phổ biến ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Nhiều khả năng mực nước tại các trên dòng chính sông Mekong biến đổi chậm và ở...

Từ phụ phẩm thành tiền tỷ: Doanh nghiệp nhỏ làm chủ cuộc chơi nông nghiệp tuần hoàn

DNTH: Từ vỏ trái cây, bã cà phê đến chất thải chăn nuôi – những thứ từng bị bỏ đi, nay trở thành nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Họ không chỉ kiếm tiền từ rác, mà còn mở ra hướng đi mới cho...

Máy sấy nông sản mini cho hợp tác xã nhỏ – Vì sao chính sách hỗ trợ vẫn chưa đến tay?

DNTH: Dù đã có nhiều chương trình hỗ trợ thiết bị chế biến sau thu hoạch, thực tế cho thấy rất ít hợp tác xã (HTX) nhỏ ở nông thôn tiếp cận được với máy sấy nông sản mini – một thiết bị tưởng chừng đơn giản nhưng lại...

XEM THÊM TIN