Hai nền kinh tế lớn nhất châu Á đối diện với nguy cơ 'sốc' giá cả

20:13 | 29/11/2019

DNTH: Hai nền kinh tế lớn nhất châu Á đối diện với rủi ro khi giá thực phẩm thiết yếu tăng nhanh. Tại Trung Quốc, giá thịt lợn tăng chóng mặt, còn tại Ấn Độ, giá hành tăng vọt.

Ảnh: Reuters

Ảnh: Reuters

Giá thực phẩm đang tăng nhanh tại phần lớn các nước mới nổi của thế giới, điều này tiềm ẩn rủi ro lạm phát tăng cao sau nhiều tháng được kiềm chế.

Theo Bloomberg, hai nền kinh tế lớn nhất châu Á đối diện với rủi ro giá thực phẩm thiết yếu tăng nhanh, tại Trung Quốc giá thịt lợn tăng chóng mặt còn tại Ấn Độ giá hành tăng vọt, cả hai loại này đều vô cùng cần thiết với chế độ ăn hàng ngày của người tiêu dùng.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ và Nigeria, những vấn đề về nguồn cung đang khiến cho chi phí tăng lên, cùng lúc đó, số liệu của Liên hợp quốc cho thấy giá thực phẩm toàn cầu trong tháng 10/2019 tăng nhanh nhất 2 năm.

Dù rằng giá thực phẩm tăng cao đang khiến cho nhiều người tiêu dùng nghèo gặp khó khăn, nó chưa tăng đến mức độ khiến cho Ngân hàng Trung ương các nước phải hãm phanh nới lỏng chính sách bởi họ vẫn quan tâm nhiều hơn đến tập trung kích thích tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chững lại. Lạm phát nói chung tại các nước mới nổi giờ vẫn đang ở mức thấp, theo chỉ số giá tiêu dùng của Bloomberg.

Giám đốc điều hành kiêm chuyên gia kinh tế trưởng tại ngân hàng DBS ở Singapore, ông Taimur Baig, nhận xét: “Chúng tôi cho rằng họ sẽ nhìn vào vấn đề lạm phát giá thực phẩm theo cách rằng nó chỉ tập trung chủ yếu vào một số loại sản phẩm và rằng nó có nguyên nhân từ các yếu tố bất thường, tâm lý hướng đến tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa sẽ vẫn tiếp tục duy trì trong năm 2020”.

Tuy nhiên, rủi ro cú sốc giá cả là có thật. Gần đây, các chuyên gia thuộc Nomura Holdings cảnh báo về khả năng giá thực phẩm tăng cao có nguyên nhân từ các yếu tố liên quan đến thời tiết, giá dầu cao và việc đồng USD giảm giá sâu. Các chuyên gia khẳng định rằng nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đối diện với nhiều rủi ro nhất bởi chi tiêu cho thực phẩm chiếm tỷ lệ lớn trong thu nhập của người tiêu dùng.

Điều được quan tâm nhất hiện nay chính là khi nào việc giá thực phẩm tăng sẽ tác động đến lạm phát dài hạn, yếu tố đó có thể đẩy cao lương và lạm phát lõi, theo nhận định của chuyên gia kinh tế trưởng tại Nomura, ông Sonal Varma.

Theo BizLIVE

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Số hóa chăn nuôi giảm phát thải

DNTH: Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam đang phát triển mạnh góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, hoạt động này cũng đồng thời tạo ra lượng...

Giá cà phê vượt đỉnh

Giá cà phê Arabica vừa thiết lập đỉnh mới, cao nhất trong 27 năm trở lại.

Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải

DNTH: Chiều 21/11, Đoàn công tác Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam do Đại sứ Marc E. Knapper làm Trưởng đoàn đã đến tham quan mô hình nông nghiệp tuần hoàn từ rơm, công nghệ sản xuất phân hữu cơ từ rơm và mô hình trồng nấm rơm...

Chủ tịch Quốc hội dự lễ tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu toàn quốc 2024

DNTH: Tối 14/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024 nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt...

Ngành nông nghiệp và WB bàn giải pháp hỗ trợ đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Chiều 23/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đã họp với Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB) về các bước chuẩn bị ký Thỏa thuận chi trả giảm phát thải (ERPA) với Quỹ Tài...

Bước tiến số từ mô hình điểm “thôn thông minh” tại xã Phúc Hoà

DNTH: Với chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã triển khai mô hình điểm "thôn thông minh" bước...

XEM THÊM TIN