“Hàng rào” bảo vệ doanh nghiệp

16:23 | 25/02/2025

DNTH: Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ bền vững không thể không quan tâm đến công cụ hữu hiệu: bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Tại nhiều nền kinh tế, sở hữu trí tuệ được thực hiện nghiêm để hỗ trợ đổi mới sáng tạo và tạo “thành luỹ” đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
so-huu-tri-tue-5-2254.jpg
Giới thiệu sản phẩm công nghệ đổi mới sáng tạo tại Hội nghị Quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ. Ảnh T.B

Trụ cột quan trọng

Đề cập đến mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên năm 2025, tiến tới tăng trưởng 2 con số, ông Đỗ Tiến Thịnh - Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia cho rằng: phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong những yếu tố tạo đột phá tăng trưởng. Trụ cột quan trọng gắn liền với sự phát triển bền vững của khoa học công nghệ chính là vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Trước đó, khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do, nhất là CPTPP, EVFTA cũng đã đặt ra yêu cầu cao với bảo vệ sở hữu trí tuệ. “Để vươn ra thế giới bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ luật chơi của sở hữu trí tuệ. Đây là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Bảo hộ sở hữu trí tuệ giúp doanh nghiệp hạn chế sự cố, tranh chấp có thể xảy ra khi hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài” - ông Đỗ Tiến Thịnh nhấn mạnh.

Từ thực tế hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện quyền sở hữu trí tuệ, ông Justin Swindells ESQ - luật sư thành viên của công ty luật Ice Miller chia sẻ: chi phí để đăng ký sở hữu trí tuệ đang khiến nhiều doanh nghiệp phải cân nhắc trước khi quyết định. Tuy nhiên, cần đặt vấn đề này trong tổng thể cả quá trình nghiên cứu phát triển cũng như tính toán phí tổn khá lớn mà doanh nghiệp đối mặt khi mất đi quyền sở hữu độc quyền sáng chế thì sẽ thấy nguồn lực đầu tư đăng ký sở hữu trí tuệ lại khá nhỏ.

“Doanh nghiệp mất nhiều thời gian, chi phí, thời gian, công sức mới hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ trong khi đối thủ chỉ cần “tay không” sao chép ý tưởng để cạnh tranh. Không đăng ký sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp rất khó bảo vệ mình hay kiện đòi bồi hoàn” - ông Justin Swindells ESQ thông tin.

Ngược lại, kết hợp nhiều hình thức để bảo vệ sở hữu trí tuệ với sản phẩm, dịch vụ tạo “thành luỹ” đặc biệt đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Với các công ty khởi nghiệp, việc định giá phụ thuộc nhiều vào tài sản của doanh nghiệp là các sáng chế, sản phẩm được sở hữu trí tuệ. Do đó, sản phẩm, sáng chế được cấp chứng nhận sở hữu trí tuệ tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn cho doanh nghiệp, đồng thời tạo “hàng rào” bảo vệ hữu hiệu, tránh đối thủ cạnh tranh sao chép hoặc tham gia vào thị phần cốt lõi của sáng chế đó. Đặc biệt, bảo hộ sở hữu trí tuệ tại các thị trường xuất khẩu quan trọng trong việc tạo sự độc quyền cho doanh nghiệp, vượt lên các đối thủ cạnh tranh.

Thông tin thêm tại thị trường Mỹ, ông Justin Swindells ESQ cho biết: doanh nghiệp đầu tư vào R&D và sở hữu trí tuệ có lợi nhuận trung bình cao hơn 30% so với các công ty khác. Chỉ riêng mảng cấp phép quyền sử dụng và quyền khai thác tài sản sở hữu trí tuệ đã được định giá khoảng 600 tỷ USD, lớn hơn cả GDP của nhiều nước.

Hỗ trợ vượt qua rào cản

Trước xu hướng phát triển của đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, số lượng đơn đăng ký sáng chế và văn bằng bảo hộ tăng từ 16 - 18%; sáng chế được thương mại hóa đạt 8 - 10%. Tuy nhiên, số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế tại nước ngoài chưa nhiều.

Theo ông Đỗ Tiến Thịnh, không ít doanh nghiệp xuất khẩu chưa có ý thức và chưa từng đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của mình ở các quốc gia. Hiện nay, các doanh nghiệp đăng ký sở hữu trí tuệ, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài đã được Nhà nước hỗ trợ kinh phí nhưng việc tiếp cận nguồn lực còn khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu do một số thủ tục phức tạp; doanh nghiệp chưa nghiên cứu, đánh giá đầy đủ pháp luật sở hữu trí tuệ tại những thị trường mục tiêu hay các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đủ nguồn lực đối ứng để thực hiện.

Quan trọng hơn, các chuyên gia nhấn mạnh nhiều đến nội lực của sáng chế, ý tưởng hay chất lượng sản phẩm nghiên cứu, sáng tạo. Hiện nay, đầu tư cho R&D của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, khả năng thương mại hoá chưa cao nên chưa chú trọng thực hiện bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Theo ông Justin Swindells ESQ, kinh nghiệm từ các nước cho thấy để thúc đẩy đầu tư cho khoa học công nghệ, trong đó có sở hữu trí tuệ, cần có cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo động lực để doanh nghiệp đầu tư tạo sáng chế và nâng cao chất lượng sáng chế, chất lượng các sản phẩm, dịch vụ có thế mạnh đủ sức vươn tầm quốc tế. Khi đó, việc thực hiện bảo hộ là nhu cầu tự thân; phạm vi bảo hộ càng mở rộng (từ thị trường trong nước ra thị trường nước ngoài) thì khả năng thương mại hóa ý tưởng, sáng chế; hợp tác kết nối, mở rộng thị trường của doanh nghiệp càng gia tăng.

Từ góc nhìn này, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ còn được gắn liền với việc phát triển thị trường khoa học công nghệ. Vì vậy, để doanh nghiệp thực hiện tốt hơn quyền sở hữu trí tuệ, cần đồng bộ các giải pháp, từ hoàn thiện thể chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ đến hỗ trợ hiệu quả của ngân sách; đánh giá nhu cầu của doanh nghiệp; đánh giá khả năng bảo hộ của đối tượng cần đăng ký; xây dựng hệ thống thông tin tư vấn, hướng dẫn thân thiện,...

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Doanh nhân Hoàng Mai Chung được trao giải “nhà lãnh đạo tiên phong đổi mới, sáng tạo”

DNTH: Tại Lễ trao giải Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards lần thứ tư, doanh nhân Hoàng Mai Chung, Chủ tịch HĐQT Meey Group đã vinh dự được xướng tên ở hạng mục “Nhà lãnh đạo tiên phong đổi mới sáng tạo và chuyển đổi...

"Ông trùm" lúa gạo Lộc Trời dự kiến lỗ 500 tỷ đồng trong năm 2025

DNTH: CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Mã CK: LTG) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, dự kiến tổ chức vào ngày 14/7 tại Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Lộc Trời, xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Anh hùng Lao động Thái Hương được vinh danh Nhà lãnh đạo xuất sắc trong phát triển bền vững toàn cầu 2025

DNTH: Ngày 13/6, Tạp chí Global Brand (Vương quốc Anh) tổ chức lễ trao giải thường niên Global Brand Awards tại Dubai. Chỉ 3 trong tổng số 31 giải thưởng được vinh danh trên phạm vi toàn cầu, và một trong số đó được trao cho Anh hùng Lao...

Đại hội Đảng bộ PV GAS nhiệm kỳ 2025-2030: Định hướng chiến lược “Đổi mới - Bứt phá - Thích ứng - Cạnh...

DNTH: Đảng bộ Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã và đang thể hiện quyết tâm tổ chức đại hội đảng các cấp tại PV GAS, hướng tới Đại hội Đại biểu Đảng bộ PV GAS nhiệm kỳ 2025-2030.

Cao su Chư Păh tôn vinh 60 điển hình tiên tiến, đặt mục tiêu giai đoạn 2025-2030

DNTH: Ngày 6/6, tại tỉnh Gia Lai, Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V, giai đoạn 2025-2030, với sự tham dự của ông Huỳnh Kim Nhựt – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG),...

Cao su Chư Prông và Cao su Kon Tum công bố quyết định về công tác cán bộ

DNTH: Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông (tỉnh Gia Lai) và Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum (tỉnh Kon Tum) vừa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ theo chỉ đạo của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG).

XEM THÊM TIN