Hàng Việt dễ sang Nhật hơn nhờ CPTPP
10:56 | 28/02/2019
DNTH: Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế TP HCM tổ chức hội thảo "Hướng dẫn tận dụng lợi ích từ quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)".
Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng Phòng Xuất xứ hàng hóa Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, cho biết cơ hội cho Việt Nam tận dụng ưu đãi trong hiệp định này rất lớn. Đáng lưu ý nhất là quy tắc "cộng gộp", hay còn gọi là "chuỗi cung ứng trong - ngoài FTA (hiệp định thương mại tự do)". Theo đó, khi tính đến tỉ lệ ưu đãi xuất xứ, hàng Việt sẽ được cộng trị giá gia tăng trong quá trình sản xuất và trị giá của nguyên liệu có xuất xứ, dù tỉ lệ nhỏ nhất.
"Ví dụ, Việt Nam nhập khẩu cao su từ Trung Quốc về gia công lốp ôtô, sản phẩm này sau đó được xuất khẩu sang một nước khác để lắp ráp thành chiếc xe hoàn thiện. Với các FTA trước đây, sản phẩm lốp ôtô không đáp ứng nguyên tắc xuất xứ nên Việt Nam không được tính ưu đãi. Nhưng với CPTPP, dù Việt Nam tham gia chỉ 1% trị giá trong toàn bộ công đoạn thì vẫn được tính vào phần ưu đãi nếu chiếc xe được sản xuất, lắp ráp tại nước có tham gia CPTPP" - bà Hiền dẫn chứng và cho rằng quy định này giúp thúc đẩy chuỗi phát triển cung ứng của Việt Nam.
Với sản phẩm của ngành dệt may, theo bà Hiền, dù quy định trong CPTPP khắt khe hơn so với các FTA khác nhưng do được chấp thuận quy tắc "nguồn cung thiếu hụt" nên Việt Nam vẫn có cơ hội. "CPTPP đòi hỏi xuất xứ từ sợi trở đi mới được hưởng ưu đãi. Tuy nhiên, chúng ta đã nỗ lực đưa danh mục 187 mặt hàng không có sẵn, các nước CPTPP cũng không đáp ứng đủ cho nhau để được hưởng ưu đãi và đã được chấp nhận" - bà Hiền thông tin.
Những sản phẩm này nếu được xuất khẩu sang Nhật theo Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) sẽ không được ưu đãi thuế quan do bị coi là "mất xuất xứ". Nhưng với CPTPP, quy tắc tự chứng nhận xuất xứ cho phép doanh nghiệp tự chuẩn bị hồ sơ, chứng từ để chứng minh khâu sản xuất sợi đầu tiên là từ Việt Nam, từ đó sẽ được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu sang Nhật.
Ngoài ra, CPTPP cũng chấp nhận nguyên tắc hồi tố C/O (chứng nhận xuất xứ) cho những đơn hàng xuất khẩu trước thời điểm hiệp định có hiệu lực với Việt Nam (14-1) và sau thời điểm chính thức có hiệu lực với các nước (30-12-2018). "Chỉ cần hàng hóa Việt Nam được doanh nghiệp của nước nhập khẩu chấp nhận hồ sơ C/O ưu đãi và nội luật của nước đó cho phép thì Bộ Công Thương sẽ cấp hồi tố để doanh nghiệp xin hoàn thuế" - ông Thịnh khẳng định.
Bên cạnh đó, giữa lộ trình giảm thuế trong CPTPP và lộ trình của các FTA khác, doanh nghiệp được lựa chọn mẫu C/O nào đơn giản hơn, có lợi hơn. Bởi thực tế, nhiều nước thành viên của CPTPP có hiệp định song phương với Việt Nam hiện có ưu đãi thuế tốt hơn CPTPP.
(Theo Người lao động)
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam, nhiều nhà đầu tư (NĐT) châu Á vẫn tìm hiểu dự án BĐS có pháp lý sạch, quỹ đất sạch, trong đó quan sát và tìm kiếm các dự án có dấu hiệu giảm giá.
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
Trải qua 2 làn sóng Covid-19, thị trường bất động sản phía Nam chứng kiến loạt thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) “đình đám” với sự góp mặt của nhiều “ông lớn” trong và ngoài nước.
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Thị trường ô tô đang bước vào tháng thấp điểm nhất trong năm - tháng ngâu, dù các hãng và đại lý đang tìm mọi cách đẩy hàng thông qua chính sách giảm giá, khuyến mãi...
Bất động sản Long An chờ đòn bẩy phát triển
Là cầu nối giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây, có 3 mặt giáp TP.HCM, thị trường bất động sản Long An liên tục đón nhận dự án mới. Thế nhưng giới phân tích cho rằng bất động sản Long An vẫn đang thiếu đòn bẩy là hạ tầng giao...
GS. Đặng Hùng Võ: 'Bất động sản vùng ven Hà Nội khá khởi sắc'
Thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội thời gian qua phát triển khá sôi động với nhiều dự án lớn gắn với những tên tuổi lớn trong lĩnh vực bất động sản. Xung quanh vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với GS. Đặng...
Xe máy ế ẩm, doanh số giảm phân nửa
Tình hình thị trường xe máy trong tháng 7 âm lịch ế ẩm là chuyện bình thường. Nhưng năm nay lại dính thêm dịch bệnh nên người dân cũng mua xe ít hơn hẳn.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...