Hàng xách tay: Hàng trôi nổi, trốn thuế

08:39 | 13/12/2018

DNTH: Do “hàng xách tay” (gọi tắt là HXT) không đảm bảo quy định tem mác, có sự quản lý của cơ quan chức năng theo quy định dẫn đến sự nhập nhèm về nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng. Mỗi năm Nhà nước thất thu một khoản thuế không nhỏ từ hành vi kinh doanh buôn bán HXT.

Dễ mua như hàng xách tay

Cụm từ “Hàng xách tay” (HXT) không còn xa lại ở Việt Nam. Ban đầu HXT được đưa về nước nhờ chính sách miễn thuế đối với những đối tượng nhập cảnh thường xuyên theo tính chất công việc (phi công, tiếp viên hàng không) giúp loại hàng này khi về Việt Nam có giá rẻ hơn hẳn so với sản phẩm tương tự ở những nơi kinh doanh, nhập khẩu khác.

 Hàng xách tay: Hàng trôi nổi, trốn thuế
Hàng xách tay là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ và trốn thuế.

Từ tâm lý sính HXT của người tiêu dùng, coi HXT là xịn, của hiếm dẫn đến tình trạng không ít người bán trà trộn hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng kém chất lượng được gán mác HXT dẫn đến sự bát nháo, vàng thau lẫn lộn, khiến người tiêu dùng khó có thể biết đâu là giả, đâu là thật.

HXT được rao bán trên thị trường trong nước rất đa dạng từ hàng điện tử, điện máy, mỹ phẩm, túi xách thời trang, dụng cụ nhà bếp, đến thực phẩm chức năng… Chưa bao giờ, HXT lại có nhiều “đất sống” như hiện nay, đặc biệt là vào dịp cuối năm, lễ Tết.

Do HXT không được cơ quan chức năng kiểm định, đảm bảo quy định về nhãn mác - thông tin quan trọng về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa vậy nên người mua HXT phải đối mặt với nhiều rủi ro như chất lượng sản phẩm không được kiểm soát, không được bảo hành khi bị lỗi, hỏng trong quá trình sử dụng và nguồn hàng không ổn định.

Ngoài ra, khi phát hiện lỗi, sai sót, nhà sản xuất đề xuất thu hồi sản phẩm thì người tiêu dùng trong nước cũng không nắm được thông tin, vẫn sử dụng.

Hàng xách tay gây thất thoát thuế

Về pháp lý, HXT chính là hàng trốn thuế, nhập lậu, không đủ điều kiện để lưu thông trên thị trường theo quy định. Và dù đã có chế tài xử lý nhưng tình trạng kinh doanh, buôn bán HXT vẫn diễn ra với nhiều biến tướng, hệ lụy.

Chưa có số liệu đầy đủ, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, mỗi năm ngành thuế có thể thất thu hàng trăm tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh buôn bán HXT. Tình trạng HTX “trăm hoa đua nở” nhưng chưa được ngăn chặn còn dẫn đến sự thiếu lành mạnh, bất bình đẳng trên thị trường.

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại,sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì HXT là hàng trốn thuế, nhập lậu. Cá nhâ, doanh nghiệp vi phạm nếu bị xử phạt theo khung quy định.

Giải pháp ngăn chặn hàng xách tay

Kiểm soát, ngăn chặn HXT lộng hàng là nhiệm vụ quan trọng được Nhà nước đặt ra cho ngành thuế và các đơn vị liên quan. Đã có nhiều biện pháp, giải pháp được đưa ra. Đáng chú ý ngày 30/3/2018 Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn số 2922/VPCP-V.I truyền đạt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia 389 với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Y tế, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường quản lý hàng hóa là hành lý, quà biếu, quà tăng từ nước ngoài vào Việt Nam.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, công tác quản lý HXT này hiện có một số vướng mắc như hành khách không khai báo đầy đủ, chính xác số lượng, giá trị hàng hóa để gian lận và trốn thuế. Bộ Tài chính đề nghị liên bộ Công thương, Y tế, Nông nghiệp, Khoa học Công nghệ, Công An và Ban chỉ đạo 389 quốc gia cùng vào cuộc.

Ngoài việc tăng cường giám sát, nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý số, tuyên truyền người tiêu dùng thay đổi quan điểm để có cái nhìn chính xác về HXT… cần tính đến việc sửa đổi chính sách, quy định cụ thể các mặt hàng được miễn thuế theo quy định. Đồng thời, các lực lượng chức năng, quản lý thị trường, thanh tra, y tế, cơ quan công an… cần tăng cường quản lý kiểm ra và xử phạt các trường hợp hàng hóa gán mác xách tay bày bán trên thị trường…   

 Bùi Ngọc

Thương Trường

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam, nhiều nhà đầu tư (NĐT) châu Á vẫn tìm hiểu dự án BĐS có pháp lý sạch, quỹ đất sạch, trong đó quan sát và tìm kiếm các dự án có dấu hiệu giảm giá.

M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch

Trải qua 2 làn sóng Covid-19, thị trường bất động sản phía Nam chứng kiến loạt thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) “đình đám” với sự góp mặt của nhiều “ông lớn” trong và ngoài nước.

Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu

Thị trường ô tô đang bước vào tháng thấp điểm nhất trong năm - tháng ngâu, dù các hãng và đại lý đang tìm mọi cách đẩy hàng thông qua chính sách giảm giá, khuyến mãi...

Bất động sản Long An chờ đòn bẩy phát triển

Là cầu nối giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây, có 3 mặt giáp TP.HCM, thị trường bất động sản Long An liên tục đón nhận dự án mới. Thế nhưng giới phân tích cho rằng bất động sản Long An vẫn đang thiếu đòn bẩy là hạ tầng giao...

GS. Đặng Hùng Võ: 'Bất động sản vùng ven Hà Nội khá khởi sắc'

Thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội thời gian qua phát triển khá sôi động với nhiều dự án lớn gắn với những tên tuổi lớn trong lĩnh vực bất động sản. Xung quanh vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với GS. Đặng...

Xe máy ế ẩm, doanh số giảm phân nửa

Tình hình thị trường xe máy trong tháng 7 âm lịch ế ẩm là chuyện bình thường. Nhưng năm nay lại dính thêm dịch bệnh nên người dân cũng mua xe ít hơn hẳn.

XEM THÊM TIN