Hành trình đi tìm địa chỉ đỏ
18:56 | 01/09/2020
DNTH: Nguyễn Minh Mẫn - một người giáo viên theo bước chỉ thị 05/CT-TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng, gìn giữ và phát huy di sản lịch sử - văn hóa dân tộc Việt Nam.
Từ lâu, anh Nguyễn Minh Mẫn là giáo viên Trường Trung học Cơ sở Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn (nay là Thành phố Hòa Bình), được nhiều người quý mến; đặc biệt là thời gian điều động từ trường lên công tác tại phòng Giáo dục và Đào tạo rồi tiếp tục được điều động đến công tác tại Phòng Văn hóa và Thông tin Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Sơn và nay anh được quay lại làm giáo viên trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Sủ Ngòi. Ở bất cứ vị trí công tác nào, anh cũng hăng say làm việc, cố gắng hết mình để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Là cử nhân tin học, với hơn 10 năm công tác tại phòng Giáo dục và Đào tạo, anh đã có nhiều sáng kiến, giải pháp, đề xuất đầu tư và hướng dẫn vận hành phòng máy tính cho giáo viên dạy tin học ngoại ngữ, tại các trường trong huyện từ những ngày đầu tiếp xúc với máy tính tin học; xây dựng cổng thông tin điện tử của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện hoạt động có hiệu quả. Được điều động lên giúp việc cho Ủy ban nhân dân huyện, phụ trách mạng công nghệ thông tin của huyện, phục vụ công tác cải cách hành chính, chính phủ điện tử. Anh không nề hà hay ngại khó ngại khổ, luôn đam mê học hỏi, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phụ trách, luôn cần mẫn, trách nhiệm, chủ động đề xuất lãnh đạo các giải pháp cần thiết phù hợp để sớm triển khai hoạt động chính phủ điện tử, theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Chính phủ. Nhiều năm liền, huyện Kỳ Sơn (cũ) dẫn đầu là đơn vị xuất sắc trong thực hiện chương trình cải cách hành chính của tỉnh Hòa Bình.
GIáo viên Nguyễn Minh Mẫn (người bên trái) cùng GS.TS Nguyễn Anh Trí.
Với thế mạnh công nghệ thông tin và vận dụng khéo léo các kỹ năng mềm, hàng năm anh đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điểm nổi bật vượt trội ở anh là đam mê nghiên cứu tìm hiểu lịch sử, với đức tính khiêm nhường, cần mẫn và tận tụy, anh được lãnh đạo huyện tin tưởng và lắng nghe các ý kiến đề xuất, về phát triển công nghệ thông tin và phát huy giá trị các di sản văn hóa - lịch sử của địa phương. Sau 3 năm nghiên cứu, tìm tòi các tư liệu liên quan đến lịch sử địa phương, qua tổng hợp phân tích anh đã phát hiện được tích sử oai hùng của các bậc tiền nhân thời kỳ đầu chống thực dân Pháp xâm lược, tại Tổng Mông Hóa châu Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình. Đó là cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Bình Tây do Tổng Kiêm (tức Nguyễn Văn Kiêm(1865-1942) và Đốc Bang (tức Nguyễn Đình Nguyên (1877-1959) lãnh đạo năm 1909 – 1910, đã được sử sách ghi nhận (Lịch sử Quân sự Việt Nam - tập 9, NXB chính trị quốc gia năm 2000; Cuốn Địa chí tỉnh Hòa Bình - NXB Chính trị quốc gia năm 2005; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 1929-2010, NXB Chính trị hành chính năm 2011; Lịch sử Đảng bộ huyện Kỳ Sơn, giai đoạn 1930-2000, NXB QĐND năm 2011 và một số tài liệu khác). Anh nhận thức rõ đây là tài sản quý hiếm cần được tôn vinh, nhân rộng và phát huy để góp phần giáo dục truyền thống cách mạng và phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình.
Tuy nhiên, khi báo cáo lãnh đạo huyện để xin chủ trương lập hồ sơ đề nghị công nhận “Khu căn cứ cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Tổng Kiêm - Đốc Bang năm 1909 -1910” (gọi tắt là Cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang) là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, thì chưa được đồng thuận. Không lùi bước, anh Mẫn đã chủ động gặp Chủ tịch Hội Sử học tỉnh nhờ giúp đỡ, xin tư vấn từ các chuyên gia sử học hàng đầu của đất nước. Với sự trợ giúp của những người bạn yêu mến lịch sử cùng đồng hành, anh đã xây dựng được “Kế hoạch tổ chức Hội thảo Khoa học lịch sử cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Tổng Kiêm - Đốc Bang năm 1909-1910”, được Thường trực Huyện ủy đồng ý cho chủ trương chỉ đạo, Chủ tịch UBND huyện quyết định phê duyệt Kế hoạch Hội thảo. Đây là cuộc Hội thảo Khoa học lịch sử tầm cỡ quốc gia, lần đầu tiên được tổ chức tại địa phương vào tháng 12 năm 2017, với sự tham gia của các nhà sử học hàng đầu đất nước như Giáo sư sử học Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đại biểu Quốc hội; PGS-TS Lê Đình Sỹ Phó Giám đốc Viện Lịch sử quân sự Việt Nam; Ông Nguyễn Quang Ân, Giám đốc Trung tâm Tư liệu lịch sử UNESCO Việt Nam; TS. Khổng Đức Thiêm Chuyên viên cao cấp Viện Lịch sử Đảng, Học viện HCQGHCM. Hội thảo đã thành công ngoài mong đợi, bổ sung nhiều tư liệu quý lần đầu công bố, có cả tư liệu lấy từ nước ngoài. Kết luận Hội thảo ghi nhận và đánh giá cao vai trò, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa chống Pháp do Tổng Kiêm và Đốc Bang lãnh đạo, là một mốc son của lịch sử của địa phương và của lịch sử dân tộc. Là minh chứng hùng hồn về tinh thần bất khuất, kiên cường của người Mường Hòa Bình trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước. Lực lượng vũ trang dưới sự lãnh đạo của Tổng Kiêm - Đốc Bang chính là cánh tay nối dài của phong trào Yên Thế, nhằm tiến tới thực hiện khát vọng đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi bờ cõi, của người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám đầu thế kỷ XX.
Bằng lòng quyết tâm, kết hợp với công phu đi gặp gỡ trao đổi, sưu tầm tư liệu lịch sử từ các cụ cao niên trong dòng tộc hai cụ Tổng Kiêm và Đốc Bang, các cán bộ lão thành, cũng như công sức đi thực địa tìm tòi tư liệu trong các khu căn cứ của cuộc khởi nghĩa, kết hợp với tư liệu của các chuyên gia sử học và những người tâm huyết với lịch sử, là cơ sở quan trọng để lập Hồ sơ di tích, đóng góp vào Tư liệu Hội thảo.
“Nhiều đêm không ngủ được và cứ thức dậy là tôi lại nghĩ ngay đến các bậc tiền nhân đã có công trong cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang, nhưng các cụ vẫn chưa được chính danh công nhận. Điều này giúp tôi có thêm sức mạnh để vượt qua các khó khăn trong đời thường để thực hiện trọng trách của mình. Trong đầu tôi luôn văng vẳng lời hịch của nghĩa quân Bình Tây năm xưa vọng về: “Nam Sơn Hoàng Bà, Khởi Nghĩa Bình Tây, Độc Lập Chính Phủ” như nhắc nhở tôi: “Còn nhiều việc phải làm lắm, hãy cố gắng lên!”, anh Minh Mẫn tâm sự.
Sau hơn 2 năm, anh Minh Mẫn đã hoàn thành bộ Hồ sơ di tích theo quy định của nhà nước, để cung cấp cho cơ quan quản lý về di tích của tỉnh và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định xếp hạng cấp tỉnh, đối với di tích lịch sử - văn hóa “Khu căn cứ cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Tổng Kiêm - Đốc Bang năm 1909-1910”. Không dừng lại ở việc xếp hạng di tích, Nguyễn Minh Mẫn đã xin ý kiến các chuyên gia sử học và mạnh dạn tham mưu với Chủ tịch huyện, báo cáo và đề xuất Tỉnh ủy, UBND tỉnh cho chủ trương tổ chức Lễ kỷ niệm 110 cuộc khởi nghĩa và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh “Khu căn cứ cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Tổng Kiêm - Đốc Bang năm 1909-1910”.
Bằng xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh
Tháng 4 năm 2019, anhNguyễn Minh Mẫn vinh dự được Chủ tịch Hội Sử học tỉnh trao Quyết định kết nạp Hội viên Hội Sử học tỉnh Hòa Bình. Khi được hỏi về những ý tưởng và dự kiến tiếp theo cho câu chuyện sử Tổng Kiêm - Đốc Bang, anh từ tốn nói: “phía trước còn rất nhiều việc, đích cuối cùng như Nhà sử học Dương Trung Quốc đã nói, là phải nâng cấp di tích lịch sử Quốc gia; đồng thuận với Nghị quyết Đại hội đại biểu thành phố Hòa Bình lần II nhiệm kỳ (2020-2025): “... khai thác tốt tiềm năng lợi thế để phát triển du lịch... Đầu tư nâng cấp Khu căn cứ khởi nghĩa của Tổng Kiêm - Đốc Bang tại xã Mông Hóa thành di tích lịch sử cấp quốc gia”.
Tới đây, anh sẽ tiếp tục gửi Hồ sơ dự thi Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hòa Bình lần thứ 8 (2020-2021), về “Giải pháp phát huy giá trị di sản di tích lịch sử khu căn cứ cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Tổng Kiêm - Đốc Bang năm 1909-1910, để giáo dục truyền thống và phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình”. Trong đó có việc đề xuất lập nhà trưng bày tư liệu, hiện vật cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Tổng Kiêm - Đốc Bang (hiện đã có gần 100 tư liệu ảnh quý) và phát động cuộc sưu tầm hiện vật, liên quan tới cuộc khởi nghĩa.
Với những kết quả trên, anh Minh Mẫn đã góp phần nhỏ bé vào việc giữ gìn, phát huy giá trị của di tích lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ hiện tại và mai sau. Tuy nhiên, phần thưởng cao quý nhất là sự trân trọng trong trái tim của người dân Hòa Bình, đối với các sự kiện lịch sử mà anh trăn trở, đam mê tìm tòi nhiều năm tháng để tham mưu, đề xuất các cấp lãnh đạo một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời, hiệu quả nhằm phát triển kinh tế du lịch địa phương.
Nguyễn Minh Mẫn (người ngoài cùng bên trái)
Với Nguyễn Minh Mẫn, có lẽ đó là niềm vui lớn nhất trong đời. Bởi tâm nguyện tri ân các bậc tiền nhân có công chống giặc ngoại xâm, việc làm bền bỉ, lặng thầm đã góp phần tiếp lửa, thắp sáng truyền thống nhân văn với lịch sử hào hùng của người Mường, đánh giặc cứu nước.
Duy Luân
Cùng chuyên mục
- Tags:
- THCS Sủ Ngòi /
- TP.Hòa Bình /
- THCS Dân Hạ /
- Nguyễn Minh Mẫn /
- GS.TS Nguyễn Anh Trí /
- Đốc Bang /
- Tổng Kiêm /
- chỉ thị 05/CT-TW /
- địa chỉ đỏ /
- Kỳ Sơn /
- văn hóa dân tộc /
- tư tưởng Hồ Chí Minh /
- giáo viên /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
PVcomBank hợp tác với Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
DNTH: Ngày 13/11/2024, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc triển khai các giải pháp...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
DNTH: Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc khu dân cư khu 8, thị...
Mang yêu thương đến với các em học sinh bản Tả Phìn
DNTH: Xã Tả Phìn là xã vùng cao nằm ở phía Bắc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nơi sinh sống của đa số dân cư đồng bào dân tộc thiểu số và vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Đặc biệt, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở...
ABBANK và Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em
DNTH: Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN - thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chính chức ký kết thỏa thuận tài trợ năm 2024, mở đầu cho việc đặt quan hệ hợp tác, cam kết đồng hành...
'Chìa khóa' gắn kết tình quân dân
DNTH: Đọc thông, nói thạo tiếng dân tộc không chỉ là điều kiện quan trọng giúp cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng thực hiện phương châm “4 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng dân tộc) mà còn thể hiện sâu sắc...
Giải quần vợt thiện nguyện, chung tay xây dựng 5 nhà tình nghĩa tại TP. Pleiku
DNTH: Sáng 17/10, tại phường Thống Nhất, Ban tổ chức Giải Quần vợt thiện nguyện vì người nghèo TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai)-Cúp Mỏ đá Làng Bi lần II năm 2024, tiến hành trao tiền xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo trên địa bàn.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...