Hành trình “ươm mầm hạnh phúc” của những gia đình hiếm muộn

06:24 | 10/06/2022

DNTH: Sau những tháng ngày đằng đẵng chờ đợi mỏi mòn, nhiều lần hi vọng và thất vọng, bé Minh Triết chào đời, vỡ òa trong niềm vui của đại gia đình và các y bác sĩ. Cuộc hành trình của gia đình chị Trần Thị Ngà (Thái Bình) chỉ là một trong vô vàn những câu chuyện “tìm con” của những cặp vợ chồng hiếm muộn, được “cứu cánh” bởi y học hiện đại.

Gian nan hành trình đi tìm tiếng khóc trẻ thơ

Sau quãng thời gian giãn cách xã hội kéo dài vì dịch bệnh, cuộc sống “bình thường mới” quay trở lại cũng là lúc công cuộc “tìm con” của nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn được tiếp tục. Ghi nhận của phóng viên tại Bệnh viện Hỗ trợ sinh sản và Nam học Đức Phúc (Hà Nội) trong những ngày cuối tuần, có tới hàng chục cặp vợ chồng đang chờ đến lượt thăm khám. Dù đông nhưng bầu không khí vẫn khá yên tĩnh, ai nấy đều toát lên sự hi vọng, đợi chờ.

5
Sau những ngày tháng phải tạm dừng vì dịch bệnh, cuộc hành trình đi "tìm con" của nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn lại tiếp tục.

Lấy nhau đã được 7 năm nhưng mãi vẫn không có con, 2 vợ chồng chị Trần Thị Thu (Phú Xuyên, Hà Nội) cũng đã lặn lội đi nhiều nơi để “cầu tự”. Chị Thu chia sẻ: “mấy năm đầu, hai vợ chồng cũng cố để tự nhiên nhưng mãi không có thai mới đưa nhau đi khám thì bác sĩ nói là chồng mình bị loãng, tỉ lệ tinh trùng khỏe mạnh rất thấp, rất khó có thể thụ thai tự nhiên được. Bản thân mình cũng gặp vấn đề về nội tiết, cũng cần phải điều trị. Thế là từ lúc đó đến giờ, nội ngoại hỗ trợ, vợ chồng cứ làm được đồng nào là lại đổ ra để đi tìm con. Đi hết bệnh viện này tới bệnh viện khác, tốn kém và đau đớn vô cùng, hi vọng rồi lại thất vọng không kể đâu cho hết. Buồn nhất là những lần đậu được thai rồi lại không giữ được. Nghĩ lại thôi cũng thấy rất khổ sở rồi”. Được bạn bè trong hội hiếm muộn đã từng điều trị thành công giới thiệu, chị Thu mang theo niềm hi vọng tới đây, nhằm sớm tới ngày có được con yêu.

Tương tự như vợ chồng chị Thu, gia đình chị Nguyễn Thị Trang (Thái Nguyên) cũng đặt lịch hẹn với bác sĩ từ sớm để chuẩn bị cho việc cấy phôi. Chị niềm nở: “trước đây, mình cũng từng làm các phương pháp như bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) ở một số nơi, nhưng kết quả đều không như mong muốn. May mắn được giới thiệu tới đây để điều trị. Bác sĩ vừa có thông báo, nhà mình đã thành công có được tới 5 phôi khỏe mạnh - nhiều hơn so với dự kiến ban đầu, khiến vợ chồng mình khá bất ngờ. Giờ thì đang chuẩn bị để đưa em bé vào tử cung mẹ. Trải qua nhiều khâu kiểm tra, xét nghiệm, bác sĩ bảo sức khỏe mẹ đã sẵn sàng để đón nhận phôi, vui lắm”.

Lo âu, hồi hộp và hi vọng là tâm trạng chung của rất nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn trên cuộc hành trình tìm con. Có những lúc, tưởng chừng như tuyệt vọng, nhưng rồi, nhờ có sự động viên kịp thời của gia đình, người thân, các y bác sĩ, họ lại tiếp tục. Để rồi, sau những ngày “đắng” sẽ tới ngày có được "trái ngọt", những em bé khỏe mạnh lần lượt chào đời trong niềm vui chung của đại gia đình nội ngoại lẫn các y bác sĩ điều trị.

Đó cũng là câu chuyện của vợ chồng chị Trần Thị Ngà (1995) đến từ Thái Bình. Sau lần đầu mang thai bị lưu, anh chị cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình "tìm con". Khó mang thai, từng nhiều lần thực hiện phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) ở quê nhưng kết quả mong đợi vẫn chưa đến. Đi cùng với đó là nỗi ám ảnh sợ hãi có rồi lại mất khiến cả hai vợ chồng luôn cảm thấy bất ổn, không yên. May mắn, được bạn bè giới thiệu đến bệnh viện Đức Phúc, trải qua quá trình điều trị, thụ tinh ống nghiệm tại đây, đầu năm 2022, vợ chồng chị đã vui mừng đón bé trai Minh Triết chào đời.

“Nhìn con kháu khỉnh, nhanh nhẹn, bao nhiêu vất vả, khó khăn trước đó như tan biến. Mỗi lần nghĩ lại cuộc hành trình đã qua, hai vợ chồng đều không tránh khỏi xúc động. Con giống như một phước lành mà cuộc đời đã ban tặng cho gia đình mình vậy. Để có được con, thì cái duyên với các bác sĩ, với bệnh viện cũng không thể không nhắc tới. May mắn là một đường, nhưng tâm huyết, kinh nghiệm và kỹ thuật của bác sĩ, trang bị của bệnh viện cũng là những yếu tố rất quan trọng để có thể gửi gắm hi vọng”, đến lượt mình, chị Ngà cũng đã chia sẻ rất nhiều với những người gặp hoàn cảnh tương tự.

kocologo
Cậu bé Minh Triết ra đời trong niềm vui vỡ òa của đại gia đình và các y bác sĩ sau những tháng ngày mòn mỏi đi "tìm con". (Ảnh gia đình cung cấp).

Sẻ chia hi vọng, ươm mầm hạnh phúc

Cùng với sự phát triển của xã hội, những vấn đề như ô nhiễm, bệnh tật khiến cho tỷ lệ vô sinh ngày càng cao hơn. Các vấn đề bệnh lý như: ống dẫn trứng tắc hoặc ứ dịch hai vòi trứng; lạc nội mạc tử cung; rối loạn phóng noãn, suy buồng trứng sớm, buồng trứng đa nang; tinh trùng yếu, ít, xuất tinh ngược hoặc không xuất tinh; không có tinh trùng trong tinh dịch; vô sinh không rõ nguyên nhân,... nếu không được điều trị sớm, kịp thời và đúng phương pháp sẽ có thể khiến cho các cặp vợ chồng không thể có con, làm mất đi ý nghĩa, hạnh phúc gia đình.

Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 7,7% cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, tương đương hơn một triệu cặp vợ chồng có vấn đề về sức khỏe sinh sản. Đáng chú ý, ước tính khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh ở độ tuổi trẻ, dưới 30 tuổi. Đặc biệt, tỉ lệ vô sinh thứ phát (vô sinh sau một lần có thai) đang có xu hướng gia tăng sau mỗi năm. Điều này không chỉ tạo ra những áp lực về kinh tế và tinh thần đối với các gia đình hiếm muộn mà còn gây áp lực không nhỏ đối với xã hội về điều trị và thăm khám.

Thấu hiểu những gian nan trên cuộc hành trình tìm con của các cặp vợ chồng hiếm muộn, trong suốt nhiều năm qua, các y bác sĩ tại Bệnh viện Đức Phúc đã luôn đồng hành, hỗ trợ các gia đình với niềm hi vọng “ươm mầm hạnh phúc”. Từ những khâu thăm khám ban đầu, tư vấn phương pháp cho đến tiến hành các biện pháp hỗ trợ sinh sản, thụ tinh trong ống nghiệm đều nỗ lực để đem đến những trải nghiệm tốt nhất, nâng cao tỷ lệ thành công nhất cho người bệnh. Bệnh viện cũng thường xuyên có những chương trình ưu đãi như trả góp 0 đồng nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính, tăng cơ hội tiếp cận kỹ thuật hiện đại trong hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng.

Đặc biệt, với sự đầu tư về công nghệ, liên tục nâng cao trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ y bác sĩ, Bệnh viện Đức Phúc hiện nằm trong top bệnh viện có tỉ lệ thành công cao nhất hiện nay, lên tới 80%, đem đến những “phúc lành”, trở thành điểm đến tin cậy cho những cặp vợ chồng hiếm muộn trong và ngoài nước.

“Khi mỗi em bé được sinh ra là chúng tôi lại thấy công việc mà mình đang làm có ý nghĩa thế nào. Mỗi lần nhận được lời cảm ơn của bệnh nhân, chúng tôi càng thấy tự hào, cố gắng hơn để có thể giúp được nhiều gia đình hiếm muộn, để hành trình “ươm mầm hạnh phúc” lan tỏa khắp nơi”, bác sĩ Trần Văn Hùng - Giám đốc Bệnh viện Đức Phúc chia sẻ.

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Ô nhiễm không khí, Bộ Y tế khuyến cáo chi tiết các biện pháp bảo vệ sức khỏe

DNTH: Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) đã xây dựng khuyến cáo phòng, chống ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe.

Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID

DNTH: Từ 1/1/2025, người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID. Giải pháp này giúp tiết kiệm thời gian, đảm bảo tính minh bạch, an toàn và bảo mật thông tin.

Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024

DNTH: Bệnh viện đa khoa Vân Đình là bệnh viện hạng II, tuyến thành phố, trực thuộc Sở Y tế Hà Nội có nhiệm vụ: Khám chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân khu vực phía Nam Thành phố Hà Nội. Bệnh viện hiện có 5 phòng chức...

Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025

DNTH: Herbalife vừa công bố khảo sát “New Year, New Me” tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó, 9 trên 10 người Việt cho rằng một chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng để hỗ trợ sức khỏe tinh thần và thể chất.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

DNTH: Với sứ mệnh và mục tiêu trở thành hệ thống y tế hàng đầu của Việt Nam, thời gian qua, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (thành phố Hải Phòng) đã không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đầu tư trang thiết...

Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI

DNTH: Bệnh sốt xuất huyết (SXH) tại Hà Nội ngày càng phức tạp và có diễn biến khó lường từ nhẹ đến nguy kịch. Tin vui là vaccine Qdenga (Nhật Bản) đã được Bộ Y tế cấp phép, đánh dấu bước tiến lớn trong công tác y tế dự phòng...

XEM THÊM TIN