Hậu đấu giá đất Thủ Thiêm: Làm sao để có giá khởi điểm hợp lý?

11:02 | 05/03/2022

DNTH: Chủ tịch HoREA cho rằng hình thức đấu giá trực tiếp bằng lời nói không phù hợp với cuộc đấu giá quyền sử dụng đất, đồng thời phải quy định điều kiện người tham gia đấu giá để chấm dứt tình trạng bỏ cọc.

Hậu đấu giá đất Thủ Thiêm: Làm sao để có giá khởi điểm hợp lý? ảnh 1

Toàn cảnh toạ đàm "Chính sách về đấu giá quyền sử dụng đất" do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức

 

Phát biểu tại toạ đàm "Chính sách về đấu giá quyền sử dụng đất" do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức, hôm 3/3, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA cho biết, cơ chế đấu giá có cả mặt tích cực nhưng vẫn còn những khiếm khuyết, thậm chí lỗ hổng, kẽ hở để nhà đầu tư lợi dụng.

“Các doanh nghiệp đã trúng đấu giá lô đất Thủ Thiêm trung bình tăng gấp hơn 7 lần so với mức giá khởi điểm, cao nhất là gấp 8,3 lần. Tại sao có tình trạng này?”, ông Châu đặt vấn đề.

Theo vị Chủ tịch HoREA, nguyên nhân thứ nhất do cơ chế để thực hiện nguyên tắc Luật Đất đai điều 120 quy định định giá phải phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường. Quy định mới định tính chưa định lượng được dẫn tới định giá đất có thể dẫn tới chuyện người định giá đất, người ký văn bản cuối cùng bị truy trách nhiệm cá nhân, rủi ro nghề nghiệp.

Luật Đất đai cũng quy định 5 phương pháp định giá đất, hiện chủ yếu áp dụng phương pháp thặng dư. Phương pháp này dựa trên 2 tổng quan trọng. Thứ nhất là tổng chi phí đầu tư dự kiến của dự án. Thứ hai là tổng doanh thu của dự án sau khi thực hiện. Lấy doanh thu trừ chi phí đầu tư thì ra giá khởi điểm.

“Quy định pháp luật dựa trên tổng doanh thu dự án hiện không sát thực tiễn, không tính tới doanh thu kỳ vọng của thị trường tương lai”, ông Lê Hoàng Châu nêu quan điểm.

Vị chuyên gia này lấy ví dụ về giá bán sản phẩm khu đất Thủ Thiêm trong tương lai từ 3-5 năm có thể dao động tới 600 triệu đồng/m2 sàn nhưng hiện chỉ bán (giá khởi điểm) từ 150-200 triệu đồng/m2.

“Phương pháp định giá đất hiện nay chưa sát với mục tiêu kỳ vọng của nhà đầu tư trong tương lai. Nói cách khác, định giá đất phổ biến hiện nay là thấp, nhà đầu tư bỏ giá cao là không vi phạm pháp luật”, ông Châu nói.

Bên cạnh đó, ông Châu cho rằng việc đấu giá theo hình thức trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá không phù hợp với quyền sử dụng đất để làm 1 dự án bất động sản mà chỉ phù hợp khi đấu giá 1 bức tranh, bình cổ, thanh lý tài sản. Còn với một khu đất phát triển dự án bất động sản do nhà nước sở hữu thì cần áp dụng tương tự Luật Đấu thầu, cần có đánh giá năng lực của nhà đầu tư, năng lực hoàn thiện sản phẩm sau khi trúng thầu.

Đại diện HoREA cho biết đã đề xuất điều kiện năng lực tài chính, thực hiện dự án của nhà đầu tư khi tham gia đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất để thực hiện dự án với tài sản công. “Phải quy định điều kiện người tham gia đấu giá để không có tình trạng bỏ giá cao rồi không có khả năng thực hiện”, ông Châu nói.

Hậu đấu giá đất Thủ Thiêm: Làm sao để có giá khởi điểm hợp lý? ảnh 2

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) - Ảnh: Nhà đầu tư.

 

Vì sao địa phương chuộng đấu giá đất?

Theo TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng ngân hàng BIDV, có khá nhiều bất cập trong vấn đề đấu giá đất. Trước tiên là do cách tiếp cận của Luật Đầu tư và Luật Đấu thầu về đất đai.

“Cụ thể, Luật Đất đai cho rằng đó là tài sản, nên các địa phương mới chuộng đưa ra đấu giá. Mong giá càng cao càng tốt, càng nhanh càng tốt. Đây là điều bất cập, bởi các địa phương chưa tính toán được nếu giá cao thì hệ luỵ là gì”, ông Lực nói.

Mặt khác, theo vị chuyên gia này, phương thức đấu giá hiện nay khá mở, đua nhau đấu giá nhưng lại chưa có hình thức bỏ phiếu kín. Tiếp nữa là bất cập trong quy định năng lực nhà đầu tư, phương thức huy động vốn của doanh nghiệp cho dự án chưa được đề cập, chưa chặt chẽ.

Bên cạnh đó, TS. Cấn Văn Lực cũng đề nghị rà soát lại quy định về tiền đặt cọc 20% so với giá khởi điểm nhưng lại không phải so với giá trúng thầu. “Bây giờ bỏ cọc chỉ mất 20% giá khởi điểm nên họ sẵn sàng bỏ cọc, hệ lụy rất lớn về lãng phí, chậm tiến độ, uy tín”, ông Lực chia sẻ.

Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng cho rằng phương thức định giá còn bất cập, khó đưa ra mức giá khởi điểm hợp lý, và cần phải tiến hành rà soát quy trình đấu giá, nộp tiền, quyết toán sau khi trúng thầu.

Theo TS. Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội – không thể chỉ chăm chăm vào luật đất đai hay luật đầu tư mà cần sửa đổi đồng bộ, mục tiêu là làm thế nào để nâng cao giá trị sử dụng mảnh đất đó thay vì chỉ nhìn vào mặt tài chính, vượt qua các giá trị về mặt tài chính, mục tiêu thu về là phải tối đa.

“Về tư duy luật pháp, cần nhấn mạnh rằng luật pháp chưa hoàn chỉnh thì đừng bắt tội nhà đầu tư, do vậy, cần hoàn chỉnh, hoàn thiện nó”, ông Hiếu nêu quan điểm./.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Công ty Ngân Tín Quy Nhơn trúng dự án hơn 500 tỷ đồng tại Bình Định

DNTH: Công ty TNHH MTV Ngân Tín Quy Nhơn, một thành viên của Tập đoàn Ngân Tín vừa trúng đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện Dự án Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý, TP. Quy Nhơn với 548,185 tỷ đồng.

Hà Nội: Lực cầu siêu lớn, chung cư tiếp đà nóng từng ngày

DNTH: Phân khúc căn hộ chiếm lĩnh thị trường bất động sản do lực cầu không ngừng phình to, loại hình căn hộ trở thành dòng sản phẩm chủ lực đáp ứng nhu cầu ở thực. Các dự án tốt khiến người mua săn lùng, thậm chí “cháy...

Chấm dứt hoạt động dự án FLC Legacy Kon Tum

DNTH: Sau 5 năm triển khai, dự án khu đô thị FLC Legacy Kon Tum với tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng sẽ chấm dứt hoạt động, tiến hành các thủ tục thanh lý dự án và nghĩa vụ của nhà đầu tư.

Khách nhận nhà The Miyabi ngỡ ngàng trước không gian sống Tinh hoa Nhật Bản trên “đảo tỷ phú”

DNTH: Chủ đầu tư Vinhomes và đối tác Nhật Bản Nomura Real Estate vừa tiến hành bàn giao những căn nhà đầu tiên tại phân khu The Miyabi, Vinhomes Royal Island. Sự kiện không những khẳng định cho uy tín, năng lực của chủ đầu tư mà còn là...

Thành phố Vinh mở rộng, tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence tại Cửa Lò được săn đón

DNTH: Việc mở rộng địa giới TP. Vinh được giới chuyên gia đánh giá sẽ giúp thị trường bất động sản chuyển mình mạnh mẽ. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn cung căn hộ cao cấp tại Cửa Lò vẫn còn hạn chế, tổ hợp căn hộ cao...

The Continental tạo nhiệt cho thị trường Đông Bắc Hà Nội

DNTH: Cuối năm 2024, thị trường bất động sản Hà Nội chứng kiến làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ nguồn cung căn hộ từ khu vực Đông, Tây sang Đông Bắc. Đặc biệt, sự xuất hiện của những chủ đầu tư uy tín như MIK Group với nguồn...

XEM THÊM TIN