Hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày
07:22 | 01/12/2024
DNTH: Theo thông tin ngày 30/11 của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), năm 2024, hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày, tăng tương ứng 30,8% số lượng và 15,9% về giá trị giao dịch so với năm 2023.

Điểm đáng lưu ý, phương thức thanh toán điện tử đang thay thế cho tiền mặt trong đời sống hàng ngày của người dân và doanh nghiệp ngày càng “bùng nổ”.
Thời gian qua, ngân hàng luôn là ngành tiên phong trong chuyển đổi số và đạt được nhiều thành quả tích cực. Dịch vụ ngân hàng số ngày càng được chú trọng phát triển thêm nhiều tính năng hiện đại, đem lại trải nghiệm thanh toán an toàn, tiện lợi cho khách hàng.
Tại Hội nghị Tổ chức thành viên năm 2024 mới đây của Napas, ông Nguyễn Quang Hưng Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Napas khẳng định: Trong vai trò đơn vị cung cấp hạ tầng thanh toán bán lẻ Quốc gia, Napas đã đảm bảo vận hành hạ tầng thanh toán liên tục, an ninh, thông suốt; tiên phong ứng dụng những công nghệ thanh toán mới nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.
Năm 2024, hệ thống Napas đã xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày, tăng tương ứng 30,8% số lượng và 15,9% về giá trị giao dịch so với năm 2023. Trong đó, dịch vụ chuyển tiền nhanh Napas 247 tăng tương ứng 34,7% về số lượng và 16,4% về giá trị, chiếm tỷ trọng 93,5% tổng dịch vụ.
Ngoài ra, phương thức thanh toán bằng mã VietQR (nhận diện thương hiệu chung cho các dịch vụ chuyển khoản bằng mã QR được xử lý qua mạng lưới Napas) cho thấy, sự phát triển vượt trội thông qua việc ghi nhận tăng 2,2 lần về số lượng giao dịch và 2,6 lần về giá trị giao dịch so với năm 2023.
Dịch vụ rút tiền trên ATM qua hệ thống Napas năm 2024 tiếp tục có xu hướng giảm mạnh lên tới 19,5% so với cùng kỳ năm trước và chỉ chiếm 2,4% tổng số giao dịch của toàn hệ thống.
Năm 2024, Napas đã phối hợp với các tổ chức thành viên (TCTV) triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của thanh toán thẻ, thanh toán di động như: Thẻ đồng thương hiệu NAPAS- MasterCard; dịch vụ số hóa thẻ Napas trên thiết bị di động (Tap to pay); dịch vụ thanh toán bằng mã VietQRPay trong nước và thanh toán xuyên biên giới với nhận diện VietQRGlobal.
Liên quan đến mở rộng kết nối thanh toán xuyên biên giới, dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Napas tiếp tục đẩy mạnh kết nối dịch vụ thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR với các quốc gia trong khu vực. Napas đã hoàn thành mở rộng kết nối triển khai cung cấp dịch vụ QR giữa Việt Nam và Thái Lan cho 2 TCTV và triển khai thí điểm dịch vụ QR giữa Việt Nam và Lào cho 6 TCTV.
Năm 2025, Napas dự kiến tiếp tục mở rộng kết nối thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR với các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... hướng tới mục tiêu chung thúc đẩy sử dụng đồng bản tệ trong thanh toán xuyên biên giới, thúc đẩy thương mại, đầu tư, du lịch giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Để góp phần hạn chế, ngăn chặn sự gia tăng các chiêu thức của tội phạm công nghệ cao, Napas đã phối hợp với các TCTV cập nhật Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, xây dựng giải pháp công nghệ; đồng thời, phối hợp với Bộ Công An, Hiệp Hội Ngân hàng đề xuất quy trình phối hợp xử lý các tài khoản/thẻ liên quan đến giao dịch nghi ngờ gian lận, giả mạo, lừa đảo.
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/he-thong-napas-xu-ly-binh-quan-hon-26-trieu-giao-dichngay-20241130190855053.htm
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Giao dịch số /
- Ngân hàng số /
- thanh toán online /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến...
DNTH: Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp thành phố: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng...

Nông dân Sông Mã 'bắt' nhãn ra quả theo ý muốn
DNTH: Nhờ áp dụng kỹ thuật cho ra hoa trái vụ, nông dân ở vựa nhãn Sông Mã (Sơn La) đã có nhãn thu hoạch quả bán từ cuối tháng 4 hàng năm với giá cao.

Giải pháp đột phá chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp
DNTH: Chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ được coi là những giải pháp đột phá giúp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Cảm biến định lượng phân bón cho cây trồng
DNTH: Công ty khởi nghiệp Enfarm sử dụng IoT và AI để đánh giá thành phần trong đất.

Nuôi lươn không bùn ứng dụng công nghệ tuần hoàn
Nuôi lươn không bùn ứng dụng công nghệ tuần hoàn giúp giảm lượng nước, lươn ít dịch bệnh.

Ứng dụng công nghệ, chuyển sản xuất nông nghiệp theo hướng 'thuận thiên'
DNTH: Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, đất đai phù sa, màu mỡ, An Giang có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...