Hiệu suất hoạt động của ngân hàng biến động mạnh

14:16 | 08/03/2021

DNTH: Hiệu suất hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam biến động mạnh trong năm 2020, tuy vậy nhìn chung đã được cải thiện rõ rệt bất chấp dịch Covid-19.

Hiệu suất hoạt động của ngân hàng biến động mạnh
Hiệu suất hoạt động của ngân hàng biến động mạnh

Trong số nhiều tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, có một chỉ tiêu đáng chú ý: tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động (cost to income ratio – CIR). Đây là một chỉ số đo lường hiệu suất hoạt động của các ngân hàng, do nó đo lường được việc các nguồn lực được sử dụng tốt như thế nào để đạt được khối lượng đầu ra.

CIR được tính bằng cách lấy chi phí hoạt động (không bao gồm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng) chia cho tổng thu nhập hoạt động (thu nhập thuần từ tất cả các nguồn, bao gồm tín dụng, dịch vụ, ngoại hối, mua bán chứng khoán...).

Ở các ngân hàng trên thế giới, CIR là một chỉ số quen thuộc và quan trọng, thường được ban lãnh đạo ngân hàng đề ra lộ trình riêng nhằm giảm dần hoặc ít nhất là duy trì ở mức mục tiêu. Về cơ bản, CIR càng thấp càng cho thấy ngân hàng hoạt động với hiệu suất cao, bởi tốn ít chi phí hoạt động hơn để tạo ra một đồng doanh thu.

Một số lầm tưởng cho rằng CIR chỉ phản ánh mức độ tiết kiệm chi phí của ngân hàng, tuy nhiên, nhiều ngân hàng không muốn giảm CIR bằng cách tiết kiệm chi phí cực đoan bởi điều này có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng, thay vào đó là tìm ra giải pháp để thu nhập tăng nhanh hơn chi phí, từ đó tạo ra lợi nhuận lớn hơn.

Vài năm trở lại đây tại Việt Nam, chỉ số CIR ngày càng được coi trọng, không chỉ bởi bản thân các ngân hàng mà còn bởi giới phân tích lẫn các nhà đầu tư.

Thống kê của VietnamFinance đối với 28 ngân hàng thương mại Việt Nam cho thấy 2020 là năm chỉ số CIR biến động mạnh hơn nhiều so với các năm trước đó.

Cụ thể, có tới 4 ngân hàng ghi nhận mức giảm CIR lên tới trên 10%, bao gồm: NCB (giảm 21% do thu nhập hoạt động tăng mạnh trong khi chi phí hoạt động giảm), VietCapitalBank (giảm 15,1% do thu nhập hoạt động tăng mạnh và chi phí hoạt động đi ngang), VietABank (giảm 13,8% do thu nhập hoạt động tăng gần gấp rưỡi trong khi chi phí hoạt động tăng nhẹ) và NamABank (giảm 12% do thu nhập hoạt động tăng mạnh hơn nhiều chi phí hoạt động).

Ở chiều ngược lại, có 2 ngân hàng ghi nhận CIR tăng trên 10%, bao gồm PGBank (tăng 10,1%) và VietBank (tăng 13%) đều do thu nhập hoạt động giảm trong khi chi phí hoạt động tăng mạnh.

Xu hướng biến động chủ đạo của CIR trong năm 2020 là giảm. Thống kê cho thấy có tới 19/28 ngân hàng trong diện này. Số liệu tổng cộng thu nhập và chi phí của 28 ngân hàng cũng cho thấy CIR giảm 2,4 điểm% trong năm 2020, xuống 39,1%.

Điều này cho thấy hiệu suất hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã tăng lên bất chấp dịch Covid-19. Bóc tách sâu hơn, dù dịch, tổng thu nhập hoạt động của 28 ngân hàng vẫn tăng tới 12,7% trong khi chi phí hoạt động chỉ tăng 6,1%.

Đa số các ngân hàng ghi nhận tỷ lệ CIR giảm trong năm 2020, một số giảm tới trên 10%

Năm 2020, OCB có thể coi là ngân hàng gây ấn tượng nhất khi bứt phá từ top 5 lên top 1 ngân hàng có chỉ số CIR thấp nhất trong số 28 ngân hàng thương mại được thống kê. CIR của OCB đã giảm 8 điểm% xuống chỉ còn 29,1% trong năm 2020, vượt qua "quán quân" năm 2019 là VPBank.

Thành tích này của OCB đến từ việc tiếp tục gia tăng mạnh thu nhập hoạt động (tăng 21,2%), đồng thời tiết giảm chi phí hoạt động (giảm 4,9%).

VPBank dù tụt xuống top 2 nhưng thành tích đạt được không hề tệ. Trong năm qua, CIR của VPBank cũng đã giảm được 4,8 điểm% xuống 29,2%, chỉ cao hơn một chút so với OCB. VPBank và OCB là hai ngân hàng duy nhất trong diện thống kê ghi nhận tỷ lệ CIR dưới 30%.

VietABank cũng là trường hợp đặc biệt khi thăng hạng từ top 15 lên top 5 với mức giảm CIR lên đến 13,8%, xuống 34,6%. Như đã đề cập, thành tích này có được là nhờ thu nhập hoạt động tăng tới gần gấp rưỡi (43,3%), trong khi chi phí hoạt động chỉ tăng nhẹ (tăng 2,6%).

SHB cũng gây ấn tượng nhất định khi thứ hạng CIR leo từ top 11 lên top 6 với mức giảm trong năm 2020 là 7 điểm%, xuống 35%, nhờ vào việc thu nhập hoạt động tăng nhanh hơn nhiều chi phí hoạt động, 30,3% so với 8,3%.

Xếp hạng các ngân hàng theo tỷ lệ CIR năm 2020

Top 5 ngân hàng có tỷ lệ CIR thấp nhất bao gồm: OCB, VPBank, Techcombank, Vietcombank và VietABank. Ở chiều ngược lại theo thứ tự là Kienlongbank, VietBank, Sacombank, SCB và Saigonbank.

Minh Tâm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

PVcomBank triển khai gói tín dụng ưu đãi, lãi suất dưới 4%/năm

DNTH: Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai gói tín dụng ưu đãi “Hành trình mới, sống trọn ước mơ” có quy mô lên đến 10.500 tỷ đồng, với lãi suất hấp dẫn chỉ từ 3,99%/năm.

PVcomBank ưu đãi chuyển tiền quốc tế trực tuyến cho doanh nghiệp và khách hàng cá nhân

DNTH: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng, nhu cầu giao dịch quốc tế của cá nhân và doanh nghiệp ngày một gia tăng, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt dành riêng...

Bộ Tài chính khẩn trương hướng dẫn tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên

DNTH: Bộ Tài chính đang khẩn trương hướng dẫn tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm năm 2025 để bổ sung đầu tư cho tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

Sở hữu ngôi nhà mơ ước dễ dàng với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5,2%/năm từ VPBank

DNTH: Giấc mơ an cư lạc nghiệp của người trẻ Việt Nam không còn quá xa vời khi VPBank triển khai gói vay ưu đãi lãi suất, chỉ từ 5,2%/năm dành riêng cho nhóm khách hàng dưới 35 tuổi. Với thời gian vay lên tới 25 năm, tỷ lệ vay tới 80% giá...

Tin vui cho giới trẻ khi vay mua nhà

DNTH: Bám sát chỉ đạo Thủ tướng về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) ngay lập tức đưa ra thị trường gói cho vay ưu đãi với lãi suất cạnh tranh, chỉ từ 3,99%/năm

Tăng trưởng tín dụng sẽ dễ dàng và được đẩy mạnh trong năm 2025

DNTH: Tăng trưởng tín dụng nhanh, kết hợp với những biến động bên ngoài về giá hàng hóa và tỷ giá, đã được tính khi đặt mục tiêu lạm phát để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP.

XEM THÊM TIN