Hố “tử thần” há miệng, nguồn nước ngọt cạn khô: nguyên nhân vẫn chưa xác định được

21:54 | 06/04/2022

DNTH: Hơn 1 năm qua người dân xã Châu Hồng – Quỳ Hợp (Nghệ An), sống trong sợ hãi và lo lắng. Khi các hố “tử thần” xuất hiện khắp nơi, nhảy cóc vào tận nhà dân, nước ngọt ở các giếng khoan, giếng đào không còn một giọt, người dân lay lắt đi tìm nguồn nước ngọt để sinh hoạt. Đó là tình cảnh của người dân nơi được mệnh danh làng mỏ, nằm trong huyện mỏ. Nơi đây có tới 11 doanh nghiệp khai thác khoáng sản đang hoạt động. Trong khi đó, việc đi tìm nguyên nhân đang ở trên giai đoạn lên phương án, trình các cấp và chờ kinh phí.

Ảnh 1,3
Một góc nhỏ của thủ phủ đất mỏ Quỳ Hợp.

Theo lời kể của người dân địa phương, hiện tượng các hố “tử thần” xuất hiện từ cuối năm 2020. Ban đầu chỉ xuất hiện một vài nơi, ngoài cánh đồng. Đó là hiện tượng mặt đất bỗng dưng sụt lún với đường kính to nhỏ khác nhau, dao động từ 1,5 đến 5m với độ sâu hun hút. Các hố sụt lún thường vào ban đêm. “Sáng mai thức dậy đi thăm ruộng lúa đã thấy lù lù xuất hiện hố to đùng, thông tin đã được báo tới chính quyền. Họ về căng dây, cũng thấy có nhiều đoàn về kiểm tra, đo đạc, chỉ trỏ, nhưng đến thời điểm này chúng tôi vẫn chưa được thông báo về nguyên nhân”, một người dân cho biết. 

Ảnh 3
Mặt đất sụt lún bất thường, làm người dân hoang mang lo sợ, sống trong bất an.

Tình trạng mặt đất bất thường xuất hiện các hố đã xảy ra hơn một năm nay,  tuy nhiên cuối năm 2021 đầu năm 2022 xuất hiện với tần suất dày đặc hơn. Tính tới thời điểm hiện tại đã có 13 hố, xuất hiện khắp nơi. Đáng chú ý, hiện tượng sụt lún tại nhà ông Lương Văn Bình, bản Nà Noong.“ Đang ngủ thấy nhà rung lắc, sáng mai tỉnh giấc trước sân xuất hiện hố to lù lù, xui xẻo hắn mà xuất hiện giữa nhà và ban đêm thì không biết thế nào. Từ ngày xuất hiện hố này, gia đình luôn luôn sống trong bất an. Cũng rất mong các cấp chính quyền xác định rõ nguyên nhân, để gia đình yên tâm” ông Bình cho hay. 

Ảnh 3.3
"Hố tử thần" không chỉ xuất hiện ở ngoài cánh đồng, nó còn nhảy cóc vào tận nhà dân.

Trao đổi với chúng tôi ông Trương Văn Hóa, Chủ tịch UBND xã Châu Hồng cho biết, “tính tới hôn nay đã có 13 hố, trong đó có 7 hố ngoài cánh đồng, 1 hố xuất hiện trong sân một hộ gia đình, 1 hố trong khuôn viên công ty An Thái, còn lại xuất hiện ở các khe suối. Chính quyền địa phương nghe người dân báo đến căng dây, cắm biến báo và báo cáo lên cấp huyện, đồng thời nhờ các công ty trên địa bàn san lấp. Dù sự việc diễn ra gần 2 năm nay, nhiều đoàn từ cấp huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài Nguyên và Môi trường về kiểm tra nhưng đến nay xã vẫn chưa nhận được bất kỳ thông báo giải thích hiện tượng trên. 

Mót Quảng, nguồn của người dân nghèo Quỳ Hợp 2
Mót quặng, nguồn sống chủ yếu của người dân nghèo Quỳ Hợp.

Từ cuối năm 2021 đầu năm 2022, các hố sụt lún xuất hiện với tần suất dày đặc, chỉ trong thời gian ngắn đã có 6 hố. Điều đó gây hoang mang trong quần chúng nhân dân, tâm lý bất an là điều dễ nhận thấy nhất khi chúng tôi trao đổi về việc này. Cuộc sống người dân bị đảo lộn, sống trong sợ hãi, bởi không biết khi nào ngôi nhà mình đang ở, mảnh đất mình đang đứng xuất hiện bỗng dưng sụt lún. Nhất là đến thời điểm hiện nay, các cơ quan chức năng, các sở, ban, ngành, chậm trệ trong việc tìm ra câu trả lời. Điều may mắn, dù đất sụt lún nhưng chưa có ghi nhận thiệt hại nào đáng kể, nhất là thiệt hại về người.  

Ảnh 2.4
Vì mưu sinh dân nghèo nơi đây bất chất nguy hiểm.

Đi kèm với sự sụt lún bất thường là tình trạng mất nước ngọt trên diện rộng, hầu hết các giếng khoan và giếng đào của người dân đều cạn kiệt nước ngọt. Để có nước sinh hoạt, các hộ dân đều tự mua ống dẫn nước từ các khe trên núi về dùng. 

Thầy giáo Trương Minh Châu, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Hồng Tiến dẫn chúng tôi đi xem 2 giếng khoan, cắm điện chỉ nghe tiếng rù rù, tuyệt nhiên không thấy một giọt nước nào chảy ra “nước dùng cho sinh hoạt của nhà trường và của gần 200 em học sinh bán trú lấy từ 2 giếng khoan này. Gần 3 tháng nay, các giếng khoan không còn 1 giọt. Hiện nay, nhà trường phải xin nước từ UBND xã. Nhà trường mất nước, nước sinh hoạt giờ phụ thuộc vào nguồn nước của UBND xã, họ mà cắt nước chúng tôi không biết lấy đâu mà dùng”, thầy Châu cho biết. 

Giếng khoan, của trường học cắm điện chỉ nghe tiếng rù rù nhưng không cho ra một giọt nước
Giếng khoan, của trường học cắm điện chỉ nghe tiếng rù rù nhưng không cho ra một giọt nước.

Lý giải hiện tượng trên, ông Quán Vi Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp cho biết, “vấn đề nước sinh hoạt cho người dân, UBND huyện sẽ xây dựng hệ thống nước tự chảy, lấy nước trên khe núi cao. Dự toán kinh phí khoảng 6 tỷ đồng, trong đó tỉnh hỗ trợ từ 60% đến 70% còn lại huyện đối ứng. Còn việc tìm ra nguyên nhân hiện tượng sụt lún, huyện căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của tỉnh. Huyện đã mời đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ, họ đã về khảo sát, thời gian tới sẽ đi khoan thăm dò và đưa ra kết luận cho hiện tượng này. Kinh phí để mời đoàn chuyên gia hết khoảng 1,3 tỉ đồng”.

một góc thủ phủ đất mỏ Quỳ Hợp
Quỳ Hợp nơi có nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản hoạt động.

Hiện tượng mặt đất bỗng dưng sụt lún tạo ra các hố không chỉ xuất hiện ở xã Châu Hồng, xã Liên Hợp cũng xuất hiện các hố tương tự. Điều trùng hợp là cả hai xã này đều có nhiều công ty khai thác khoáng sản chủ yếu là thiếc và đá đang hoạt động. Tuy chưa có kết luận chính thức từ đoàn chuyên gia, cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên trong dân chúng lại có nhiều lời đồn, có nhiều cách lý giải về hiện tượng trên. Hi vọng, trong thời gian tới đoàn địa chất Bắc Trung Bộ, cơ quan có chuyên môn, sau khi làm việc và cho ra câu trả lời xác đáng. Qua đó trấn an những hoang mang, lo sợ của người dân. Mang lại yên bình cho nơi đây. 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội theo bảng giá mới năm 2025

DNTH: Theo Quyết định số 71 của UBND TP Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất có hiệu lực từ ngày 20/12/2024, áp dụng đến ngày 31/12/2025, giá đất tại 10 tuyến phố trung tâm chạm ngưỡng 695,3 triệu đồng/m2.

Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết

DNTH: Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 500 hộ trồng cây, hoa kiểng với đủ các loại như: hoa giấy, mai vàng, cúc mâm xôi, cát tường, hướng dương, đặc biệt là hoa vạn thọ được trồng nhiều nhất với số lượng hơn 1 triệu chậu. Vụ hoa...

Hà Nội đề xuất duy trì Sở GTVT, Sở Xây dựng khi sắp xếp bộ máy

DNTH: Theo phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy, UBND Tp.Hà Nội đề xuất tiếp tục duy trì 10 sở và tương đương, hợp nhất một số sở.

Mức thưởng bình quân tăng, người lao động Bình Dương an tâm đón Tết

DNTH: Theo báo cáo từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, đến nay đã có 1.771 doanh nghiệp gửi báo cáo, trong đó 1.676 doanh nghiệp công bố kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán 2025, cho thấy sự chủ động và cam kết từ các...

Rộn ràng không khí Giáng sinh trên cả nước

DNTH: Cả nước lúc này như một thế giới kỳ diệu, lấp lánh sắc màu. Các nhà thờ, các xóm đạo, họ đạo, phố phường, làng mạc khoác lên mình tấm áo mới lung linh, rực rỡ để cùng chúc nhau đón một mùa Giáng sinh 2024 an lành, đầm...

Nhiều học sinh bị đa chấn thương nặng do chơi pháo nổ tự chế

DNTH: Liên tiếp các vụ nổ liên quan đến pháo tự chế những ngày cuối năm đã gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng trẻ em chơi pháo dẫn tới nguy hiểm tính mạng. Tạp chí Doanh nghiệp Thương hiệu nông thôn dẫn đăng bài viết...

XEM THÊM TIN