Hòa Bình: Nhiều sai phạm trong quy hoạch xây dựng, quản lý tại một số dự án

09:49 | 21/01/2021

DNTH: Thanh tra Bộ Xây dựng vừa ban hành Kết luận thanh tra UBND tỉnh Hòa Bình trong công tác quản lý Nhà nước ngành xây dựng. Thanh tra Bộ Xây dựng cho rằng đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hòa Bình đến năm 2035 đang chịu ảnh hưởng bởi đề xuất của các doanh nghiệp.

Kết luận thanh tra UBND tỉnh Hòa Bình trong công tác quản lý nhà nước ngành xây dựng và một số đồ án quy hoạch xây dựng, thực hiện quản lý theo quy hoạch và một số dự án có tổng mức đầu tư trên 100 tỉ đồng vừa được Thanh tra Bộ Xây dựng công bố đã chỉ ra hàng loạt sai phạm về quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch các dự án đầu tư khu đô thị (KĐT) trên địa bàn.

"Chạy theo" nhu cầu của các nhà đầu tư 

Tại kết luận Thanh tra nếu rõ, công tác triển khai nhiều dự án đầu tư KĐT mới tại Hòa Bình còn phụ thuộc vào nhu cầu của các nhà đầu tư. Điều này dẫn tới nhiều quy hoạch chi tiết các dự án đô thị được phê duyệt trước khi quy hoạch chung TP Hòa Bình được phê duyệt.

Phối cảnh dự án KĐT mới Trung Minh tại TP Hòa Bình

Đơn cử như trường hợp KĐT cao cấp Yên Quang, KĐT Trung Mường, Khu nhà ở cao cấp Phú Đạt, KĐT sinh thái Phúc Tiến, KĐT sinh thái Hòa Bình xanh… được phê duyệt quy hoạch chi tiết trước khi quy hoạch chung hai bên tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình được quy hoạch.

Được biết, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hòa Bình đến năm 2035 do Sở Xây dựng  tỉnh Hòa Bình làm chủ đầu tư, đơn vị tư vấn lập điều chỉnh quy hoạch là Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia. Cơ quan thẩm định là Sở Xây dựng với diện tích lập quy hoạch hơn 14.440ha, dân số đến năm 2015 khoảng 300.000 người.

Tuy nhiên, thời gian lập điều chỉnh quy hoạch chung TP Hòa Bình chậm 16 tháng. Điều này đã vi phạm quy định về thời gian lập quy hoạch chung đô thị đối với TP thuộc tỉnh theo duy định tại nghị định số 37 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị.

Hàng loạt sai phạm trong điều chỉnh một số dự án KĐT 

Đáng chú ý, bên cạnh những sai phạm trong lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hòa Bình đến năm 2035 của các đơn vị liên quan, kết luận thanh tra của Bộ Xây dựng cũng chỉ ra hàng loạt sai phạm trong điều chỉnh một số dự án KĐT trên địa bàn.

Cụ thể, tại dự án KĐT mới Trung Minh, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 do liên danh Công ty CP Thương mại Ngôi Nhà Mới - Công ty CP Tập đoàn đầu tư Tài chính Việt Nam - Công ty CP Lã Vọng Group làm chủ đầu tư có diện tích đất ở vượt hơn 78.800m2 so với diện tích đất ở theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hòa Bình đến năm 2035 đã được duyệt.

Nói về trách nhiệm, Thanh tra Bộ Xây dựng cho rằng, trách nhiệm trước hết thuộc liên danh Công ty CP Thương mại Ngôi Nhà Mới - Công ty CP Tập đoàn đầu tư Tài chính Việt Nam - Công ty CP Lã Vọng Group. Đồng thời, Sở Xây dựng và UBND tỉnh Hòa Bình phỉa chịu trách nhiệm khi để xảy ra những sai phạm tại dự án KĐT mới Trung Minh.

Thanh tra Bộ cũng đã yêu cầu lập, thẩm định, phê duyệt lại đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đảm bảo diện tích đất ở phù hợp theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung TP Hoà Bình đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Bên cạnh đó, đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 KĐT mới Hòa Bình - Geleximco tại phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình, do Liên danh Tập đoàn Geleximco - Công ty CP và Công ty CP đầu tư tổng hợp Hà Nội thực hiện đã tăng diện tích đất xây biệt thự, nhà liền kề sai quy định.

Theo bản quy hoạch này, diện tích đất ở vượt hơn 80.450m2 so với diện tích đất ở được phê duyệt trong quy hoạch chung TP Hòa Bình đến năm 2035.

Đồng thời, 34.133m2 đất được xác định xây dựng trung tâm tài chính, thương mại dịch vụ cấp vùng, tỉnh; nhưng quy hoạch chi tiết của dự án thì diện tích này thành đất ở để xây biệt thự và nhà liền kề.

"Trách nhiệm thuộc Liên danh Tập đoàn Geleximco và Công ty CP đầu tư tổng hợp Hà Nội, Sở Xây dựng và UBND tỉnh" - Thanh tra Bộ Xây dựng kết luận.

KĐT mới Trung Minh và một vài "lùm xùm" của Lã Vọng

Được biết, trong liên danh thực hiện dự án khu đô thị mới Trung Minh đều có ít nhiều liên quan đến ông Lê Văn Vọng.

Theo đó, Công ty CP Lã Vọng Group được thành lập vào tháng 8/2016 do ông Lê Văn Vọng làm người đại diện pháp luật. Công ty có vốn điều lệ 500 tỷ đồng với 3 cổ đông sáng lập, trong đó ông Lê Văn Vọng nắm giữ 60% cổ phần.

Tuy nhiên, đầu năm 2018, Lã Vọng công bố nội dung thay đổi đăng ký doanh nghiệp và ông Lê Văn Vọng không còn là người đại diện pháp luật cho công ty.

Về Công ty CP Thương mại Ngôi nhà mới, công ty này được thành lập vào năm 2003, gồm 3 cổ đông sáng lập là ông Lê Văn Vọng (anh trai ông Lê Văn Hải – cổ đông sáng lập Công ty Đầu tư Phát triển Ngôi Nhà Mới), ông Lê Văn Vân và bà Ngô Thị Toàn.

Trong đó, ông Lê Văn Vọng là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc và cũng là người đại diện theo pháp luật. Đến tháng 3/2018, ông Lê Văn Vọng và 2 cổ đông còn lại đều thoái hết vốn khỏi Ngôi nhà mới.

Trong quá trình hoạt động nhiều dự án của Lã Vọng đã "vướng" không ít những sai phạm. Cách đây không lâu, vào ngày 17/1/2020, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông báo số 106/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra về việc thanh tra toàn diện các dự án của Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Lã Vọng (Công ty Lã Vọng) và các đơn vị thành viên trên địa bàn Hà Nội. Trong kết luận, Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm ở 9 dự án.

Đáng chú ý, tại dự án Khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ (tên thương mại là Louis City Hoàng Mai), quận Hoàng Mai, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, năm 2011, UBND TP Hà Nội giao Tổng công ty UDIC làm chủ đầu tư dự án không thông qua đấu thầu là vi phạm quy định tại Điều 13, Điều 14 Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở năm 2006.

Kết luận thanh tra đã chỉ rõ, dự án không thông qua đấu thầu là vi phạm quy định, thế nhưng đến nay vẫn không bị thu hồi. Ngược lại, sau gần 1 năm Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra, dự án đang được rầm rộ thi công hạ tầng và tiến hành mở bán.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thành phố Vinh mở rộng, tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence tại Cửa Lò được săn đón

DNTH: Việc mở rộng địa giới TP. Vinh được giới chuyên gia đánh giá sẽ giúp thị trường bất động sản chuyển mình mạnh mẽ. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn cung căn hộ cao cấp tại Cửa Lò vẫn còn hạn chế, tổ hợp căn hộ cao...

The Continental tạo nhiệt cho thị trường Đông Bắc Hà Nội

DNTH: Cuối năm 2024, thị trường bất động sản Hà Nội chứng kiến làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ nguồn cung căn hộ từ khu vực Đông, Tây sang Đông Bắc. Đặc biệt, sự xuất hiện của những chủ đầu tư uy tín như MIK Group với nguồn...

BĐS Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi gần như hoàn toàn

DNTH: Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch COVID-19, du lịch Phú Quốc được kỳ vọng sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn bứt phá ngoạn mục. Đây cũng là tín hiệu tích cực cho thấy, đảo ngọc đang dần quay trở...

Hàng nghìn tỉ đồng đổ vào hạ tầng, khu Đông TP HCM trở thành bức tranh “sáng” của thị trường BĐS

DNTH: Giữ vai trò chiến lược trong bức tranh quy hoạch Tp.HCM, Tp.Thủ Đức (thuộc khu Đông Tp.HCM) định hướng phát triển thành đô thị sáng tạo và tương tác cao. Nơi đây sẽ là cửa ngõ kết nối Tp.HCM...

Sapa - thị trường Bất động sản đang nóng lên từng ngày

DNTH: Sapa là địa phương duy nhất của các tỉnh vùng núi phía Bắc có thể tạo dòng khách du lịch 4 mùa. Song song với lợi thế đó, Sapa đang chuyển mình mạnh mẽ ở các loại hình bất động sản. Đây được xem là lợi thế tiếp theo của...

Tập đoàn Bcons ra mắt dự án Khu chung cư Tân Đông Hiệp tại Bình Dương

DNTH: Ngày 26/11, tại tỉnh Bình Dương, Tập đoàn Bcons phối hợp cùng Tập đoàn Tân Đông Hiệp chính thức ra mắt dự án Khu chung cư Tân Đông Hiệp. Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu nhà ở thực của người dân, dự án hướng đến đối...

XEM THÊM TIN