Hòa Bình xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP thủy sản từ thế mạnh lòng hồ thủy điện
14:08 | 13/07/2024
DNTH: Hòa Bình với lợi thế là có diện tích lòng hồ thủy điện rộng lớn, có thể phát triển ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng sản phẩm OCOP.
Sản phẩm OCOP thủy sản, hướng đi mới cho sự phát triển ngành thủy sản Hòa Bình
Hòa Bình là tỉnh có diện tích mặt nước lớn, tổng diện tích mắt nước toàn tỉnh là 14.560 ha, riêng hồ thuỷ điện Sông Đà đã có diện tích là 8.892 ha. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hòa Bình, đặc biệt là phát triển các sản phẩm thủy sản theo hướng là sản phẩm OCOP.

Để thúc đẩy việc phát triển nuôi trồng thủy sản, trong những năm qua Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN & PTNT) tỉnh Hòa Bình đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các chính sách như: Nghị quyết số 12 - NQ/TU ngày 13/6/2014 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nuôi cá lồng, bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2014 - 2020; Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 27/4/2015 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc quy định một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2015 - 2020;
Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hòa Bình quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của "Quy định một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2015 - 2020"; Quyết định số 1354/QĐ-UBND ngày 05/7/2021 ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Bên cạnh việc ban hành các chính sách về khuyến khích, hỗ trợ phát triển nghề nuôi cá lồng bền vững, nỗ lực xây dựng nhãn hiệu "Cá sông Đà - Hòa Bình" và "Tôm sông Đà - Hòa Bình" (đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận), tỉnh Hòa Bình còn đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm OCOP thuỷ sản. Đến nay, toàn tỉnh có 9 sản phẩm chế biến (cá phi lê, ruốc cá) được chứng nhận OCOP, gồm: 5 sản phẩm đạt 4 sao và 4 sản phẩm đạt 3 sao.
Đầu năm 2023, Hợp tác xã Đà Giang ECO được thành lập đã liên kết trong sản xuất, tiêu thụ cá với các hộ nuôi cá lồng ở xã Tiền Phong. Nhờ đó nghề nuôi cá lồng đã phát triển mạnh, đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân. Đặc biệt, năm 2023, 3 sản phẩm của Hợp tác xã Đà Giang ECO gồm: Cá trắm đen sông Đà, cá lăng đen sông Đà, cá ngạnh sông Đà được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Theo ông Xa Ngọc Hưng, Giám đốc Hợp tác xã Đà Giang ECO, thay vì chỉ bán cá tươi nguyên con như trước, Hợp tác xã tập trung vào các sản phẩm cá chế biến chuyên sâu. Việc được công nhận sản phẩm OCOP giúp Hợp tác xã thuận lợi hơn trong xúc tiến, quảng bá sản phẩm, qua đó, giúp nâng cao giá trị của sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Thủy sản từng bước trở thành "hàng hóa mũi nhọn"
Bà Đinh Thị Khánh ở xóm Mơ, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc là một trong những hộ nuôi cá lồng lâu năm trên địa bàn xã Hiền Lương chia sẻ: "Hiện nay nghề nuôi cá lồng ở địa phương chủ yếu là "mạnh ai nấy làm", nuôi theo kinh nghiệm, còn thiếu kiến thức. Tôi mong mỏi được liên kết với các hộ khác để cùng sản xuất, có sản phẩm được công nhận OCOP để đầu ra bền vững".
Theo ông Bùi Khắc Vinh - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc thông tin, hiện nay diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện Đà Bắc là 143 ha, với 2 nghìn lồng cá. Sản lượng thủy sản 5 tháng đầu năm 2024 ước đạt hơn 700 tấn, trong đó nuôi trồng gần 583 tấn. Việc xây dựng sản phẩm OCOP về thuỷ sản là một trong những giải pháp quan trọng mà huyện đã và đang triển khai để phát triển nghề nuôi cá lồng tương xứng với tiềm năng, lợi thế.
Ông Lương Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản tỉnh Hòa Bình cho hay: "Hiện nay, ngành chú trọng triển khai thử nghiệm các mô hình nuôi cá lồng bè theo tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản có chứng nhận VietGAP, xây dựng và phát triển các sản phẩm ocop để nâng cao chất lượng, giá trị của sản phẩm. Bên cạnh đó, xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi từ sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến, thị trường. Ngoài ra, khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo hướng tập trung, quy mô lớn gắn với áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng".
Xây dựng và phát triển các sản phẩm từ thủy sản đạt và được công nhận theo tiêu chuẩn OCOP là giải pháp hữu hiệu để nâng cao giá trị của sản phẩm. Đây sẽ là hướng đi mới, giúp thúc đẩy phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hòa Bình, từ đó tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là với các hộ dân của các xã sống ven sông.

Nông dân huyện đảo Lý Sơn áp dụng tưới tiết kiệm
DNTH: Công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng được người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) áp dụng vừa giảm chi phí nhân công và tiết kiệm nguồn nước.

Những nông dân dám nghĩ, dám làm
DNTH: Nông nghiệp Việt Nam đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều cá nhân xuất sắc, những người đã đạt được thành công kinh tế đáng kể thông qua các mô hình sản xuất và kinh doanh sáng tạo. Họ là những người dám nghĩ, dám làm...

Kỳ vọng lớn từ mô hình trồng ba kích tím tại huyện miền núi tỉnh Bắc Giang
DNTH: Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng sản xuất, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với huyện Sơn Động triển khai Đề án phát triển vùng trồng cây ba kích tím theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây được xem là giải...

Đưa khoai tây về miền nắng gió
DNTH: Khoai tây - loài cây ưa lạnh và khí hậu mát mẻ, lại sống khỏe trên vùng đất cát pha nắng gió Quảng Bình, mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương.

Hạn hán khốc liệt ở Tây Nguyên: Nông dân chật vật giữ nước cho mùa màng
DNTH: Dù mới chỉ bắt đầu bước vào mùa khô nhưng hiện nay, nhiều ao, hồ trên địa bàn Tây Nguyên đã cạn trơ đáy, hàng trăm ha cây trồng thiếu nước tưới trầm trọng.

Kon Tum sẽ trồng mới gần 1.600 ha sâm Ngọc Linh
DNTH: UBND tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo số 05-BC/ĐU về tình hình triển khai và thực hiện nhiệm vụ phát triển cà phê xứ lạnh và sâm Ngọc Linh; trong đó, xác định mục tiêu trong năm 2025 sẽ trồng mới 1.578 ha, nâng tổng diện tích sâm Ngọc...
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...