Hoài Đức: Từ dự án bỏ hoang đến ước mơ lên quận... còn bao xa?
16:06 | 05/04/2019
DNTH: Hoài Đức là 1 trong 4 huyện ngoại thành được UBND TP. Hà Nội đề xuất với Chính phủ cho phép lên quận vào năm 2020. Tuy nhiên với hàng loạt dự án “khủng” trên địa bàn đang “phủ mền đắp chiếu”... thì khoảng cách từ "huyện" đến "quận" của Hoài Đức còn bao xa?
Từ "hệ sinh thái" các dự án bỏ hoang
Khu đô thị Lideco: Nằm trên đường 32, thị trấn Trạm Trôi, Lideco là một trong những dự án lớn nhất huyện Hoài Đức hiện nay. Dự án do Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm làm chủ đầu tư có quy mô 38,23 ha với tổng mức đầu tư 781 tỷ đồng gồm 600 ngôi biệt thự thiết kế theo phong cách tân cổ điển.
Dự án được xây dựng từ năm 2008, hoàn thiện từ năm 2013 song hiện nay có hàng trăm căn biệt thự, liền kề vẫn bỏ hoang. Chủ đầu tư hiện đang rao bán với giá 25 triệu đồng/m2.
Khu đô thị Nam An Khánh: Khu đô thị Nam An Khánh với quy mô 288,8 ha có tổng mức đầu tư 2.600 tỷ đồng, do Công ty CP Đầu tư và phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) làm chủ đầu tư từng được ví như thiên đường cuộc sống với “nơi mặt nước giao hòa cùng màu xanh cây cỏ”.
Giai đoạn năm 2004 - 2005, dự án này từng được ví là "thiên đường cuộc sống", các sản phẩm biệt thự, liền kề tại đây làm mưa làm gió trên thị trường với giá chào bán có khi lên tới 50 - 60 triệu đồng/m2 chưa kể "tiền chênh".
Đến cuối năm 2008, đầu 2009, trước bối cảnh thị trường nhà đất Tây Hà Nội lao dốc, thị trường địa ốc "đóng băng", dự án khu đô thị Nam An Khánh cũng lâm cảnh dở dang do chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính.
Khu đô thị Dầu khí Đức Giang: Dự án khu đô thị Dầu khí Đức Giang (xã Đức Giang, huyện Hoài Đức) có diện tích khoảng 58 ha với tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng.
Được phê duyệt từ nhiều năm trước với mục tiêu xây dựng một khu đô thị hiện đại, có không gian sống lý tưởng với đầy đủ các dịch vụ công cộng: trường học, văn phòng, khu thương mại, khu vui chơi giải trí… Thế nhưng hiện tại, dự án vẫn là cánh đồng không. Ngay cả tấm biển giới thiệu dự án cũng rách nát chỉ còn trơ trọi khung sắt.
Khu đô thị Vân Canh: Dự án khu đô thị Vân Canh do Tập đoàn Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư, có tổng diện tích trên 68,5 ha, quy mô dân số 13.190 người. Sau khi quy hoạch xong, HUD chuyển nhượng gần 4ha đất biệt thự và nhà ở liền kề tại dự án này cho Công ty Cổ phần Tasco với tổng giá trị 410 tỷ đồng.
Ngoài ra, HUD cũng chuyển nhượng 9.920 m2 đất nền tại khu đô thị mới Vân Canh cho Công ty Cổ phần Bất động sản AZ (AZ Land) để xây dựng 4 tòa tháp cao từ 29 - 33 tầng, với khoảng 1.200 căn hộ cao cấp trên trục đường chính của dự án.
Dự án hiện đã và đang được xây dựng các hạng mục của một khu đô thị hoàn chỉnh gồm biệt thự, nhà liền phố, tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và các căn hộ chung cư.
Tuy nhiên thay vì dọn đến ở, chủ nhân các ngôi biệt thự, liền kề tại khu đô thị Vân Canh lại tìm cách bán tống bán tháo. Và cũng do lâu không có người ở, các ngôi nhà tại đây đang xuống cấp nghiêm trọng: tường xiêu vẹo, cửa hư hỏng, cỏ dại mọc đầy, rêu xanh phủ kín…
Khu biệt thự Vườn Cam - Orange Graden: Khu biệt thự Vườn Cam - Orange Graden nằm trên địa bàn xã Vân Canh, có tổng diện tích quy hoạch 46,18 ha có quy mô dân số khoảng 7.000 người, được thiết kế xây dựng gồm 162 lô biệt thự song lập, 260 lô biệt thự đơn lập tiêu chuẩn, 174 lô biệt thự đơn lập cao cấp, 25 lô biệt thự nhà vườn cao cấp, mỗi lô có diện tích từ 200- 800 m2.
Dự án đã được UBND tỉnh Hà Tây cũ giao cho Công ty cổ phần VinaPol làm chủ đầu tư thực hiện từ tháng 12/2007.
Chủ đầu tư đã thi công được một số hạng mục của dự án. Tuy nhiên, nhiều năm qua nơi đây không có bóng người qua lại, cỏ mọc vượt qua cả những hàng rào chắn xung quanh dự án.
Khu nhà ở Ciri An Khánh: Cách dự án Khu biệt thự Vườn Cam không xa là dự án Khu nhà ở Ciri An Khánh do Công ty CP quan hệ Quốc tế Đầu tư Sản xuất – Ciri (đơn vị thành viên của Tập đoàn GFS) làm chủ đầu tư.
Dự án đã được quây tôn kín, thế nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy chủ đầu tư sẽ triển khai, thi công. Theo một bảo vệ của dự án, nhiều năm nay chủ đầu tư không triển khai gì. Thỉnh thoảng có một vài xe chở các lãnh đạo xuống xem dự án rồi lại đi.
Năm 2014, dự án bị khách hàng tố lừa đảo, lợi dụng chức vụ quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản từ những năm 2010.
Đến sự "háo hức" lên quận của các huyện
Theo Nghị định số 62/2011/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận phường tại Điều 6, Chương 2 nêu rõ: quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương được thành lập khi đạt các tiêu chuẩn sau đây: a) Mật độ dân số đạt từ 10.000 người/km2 trở lên; b) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt từ 90% trở lên so với tổng số lao động; c) Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ - du lịch trong cơ cấu kinh tế đạt từ 90% trở lên; d) Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị được xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh; đ) Có quy hoạch phân khu đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt. |
Ngoài ra, đối với trường hợp quận được thành lập để mở rộng khu vực nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Điểm đ và đạt từ 70% trở lên mức tiêu chuẩn quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này.
Căn cứ vào theo Nghị định số 62/2011/NĐ–CP của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội cho biết, 4 huyện ngoại thành bao gồm Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm và Thanh Trì vẫn còn một số tiêu chí chưa đạt đủ điều kiện để chuyển thành quận. Cụ thể như: Cân đối thu chi ngân sách, đầu tư hạ tầng khung, mật độ đường giao thông đô thị, tỷ lệ nước thải đô thị, đường đô thị được chiếu sáng …
Tính riêng huyện Hoài Đức, đến thời điểm này trên địa bàn huyện có 900 dự án với kinh phí khoảng 1.700 tỷ đồng được đầu tư tập trung vào các công trình thiết yếu phục vụ dân sinh: trường học, trạm y tế, nhà văn hoá, giao thông, chiếu sáng, tiêu thoát nước.
Tuy nhiên, trên thực tế, hàng loạt dự án trên vẫn đang trong tình trạng dừng tiến độ, chưa thi công hoặc đã xong nhưng không có người ở. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu lên quận của Hòa Đức.
Mặt khác, huyện cũng là nơi tập trung nhiều làng nghề, khiến tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 91,7%. Việc tập trung nhiều làng nghề gây nhiều hệ lụy về môi trường điển hình như các sông trên địa bàn huyện đang bị ô nhiễm trầm trọng nhiều năm qua. Đây là hệ quả của việc sản xuất ở các làng nghề như: Dương Liễu, Minh Khai…
Các chỉ tiêu về giao thông, hệ thống các công trình chiếu sáng, tỷ lệ đất cây xanh, sân chơi vườn hoa… hiện vẫn còn thiếu; hệ thống tiêu thoát nước chung của huyện chưa được quy hoạch và triển khai xây dựng đồng bộ, nguy cơ gây úng ngập các khu dân cư, tiêu thoát nước, ảnh hưởng vệ sinh môi trường giữa các đô thị mới và khu dân cư hiện trạng…
Ở thời điểm hiện tại, toàn huyện Hoài Đức đã đạt được 5/6 tiêu chí trong nhóm chỉ số phát triển kinh tế - xã hội, 14/21 tiêu chí trong nhóm chỉ số về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của tiêu chí quận. Đối với các xã, thị trấn cơ bản đều đạt từ 6 đến 13/15 tiêu chí phường.
TS Lê Hồng Sơn - nguyên Cục trưởng Cục KTVB, Bộ Tư pháp cho biết: “Việc chuyển huyện lên quận phải có tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể, rõ ràng, không đơn giản như đổi cái tên gọi là xong. Nhưng nhiều huyện lại muốn lên quận, bởi khi huyện lên quận được nhiều hơn mất, đây chính là lý do khiến nhiều huyện mong muốn lên quận”. Ngoài ra, theo nhận định của các chuyên gia bất động sản, việc Hà Nội sớm đưa 4 huyện Hoài Đức, Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm lên quận vào năm 2020 cần có sự tính toán và cân nhắc rất thận trọng, đặc biệt cần có cái nhìn tổng thể, bài học kinh nghiệm từ những lần trước đây, khi Hà Nội đẩy mạnh đô thị hóa. Việc chuyển đổi từ huyện lên quận sẽ được quy hoạch lại, sẽ được đầu tư nhiều hơn vào hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của địa phương đó theo tiêu chuẩn đô thị hóa. Việc đầu tư này sẽ làm nâng giá trị và chất lượng sống của cư dân tại địa phương, nhằm thu hút các nhà đầu tư, dẫn đến làm tăng giá trị đất đai và nhà ở tại đây. Tuy nhiên, trên thực tế tại 4 huyện trên, chúng ta chưa thấy có nhiều sự đầu tư vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Các khu dân cư chưa có nhiều dự án hạ tầng xã hội như trường, trạm, các trung tâm thương mại, trung tâm văn hóa thể thao, vui chơi giải trí. Thực tế, vẫn còn hàng loạt dự án trong tình trạng đang dừng tiến độ, chưa thi công… mà có lẽ kém nhất phải kể đến là địa bàn huyện Hoài Đức. |
Theo Yến Thanh
TBCKVN
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
DNTH: Năm 2024, đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt khó của toàn hệ thống chính trị và Nhân dân cùng cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang vẫn phục...
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
DNTH: Công an TP Hà Nội sẽ thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm bảo đảm an ninh trật tự trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
DNTH: Đề xuất triển khai gói ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho vay nhà xã hội từ nguồn vốn trái phiếu, áp dụng trong 5 năm là một trong những nội dung được Bộ Xây dựng đưa ra tại Dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển...
Sẵn sàng hỗ trợ chuyển đổi công việc cho dân làng nghề Mẫn Xá
DNTH: Những ngày qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Bắc Ninh về xử lý ô nhiễm môi trường tại làng nghề Mẫn Xã, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, hoạt động sản xuất của làng nghề này đã dừng. Việc tháo dỡ các xưởng...
Lách luật quảng cáo tại các thùng rác công nghệ
DNTH: Đã 5 năm kể từ khi dự án dự án cung cấp, lắp đặt và duy tu thùng rác công nghệ với mục đích chứa rác phát sinh, rác tái chế của Công ty Cổ phần Công nghệ Xanh Goda khởi động, hàng loạt trụ rác trở thành nơi tập kết rác...
Hà Nội: Cận cảnh vị trí xây nhà hát Opera 10.000 tỷ đồng
DNTH: Theo đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An (quận Tây Hồ) vừa được vừa phê duyệt, Nhà hát Opera Hà Nội khoảng 10.000 tỷ đồng sẽ là một dự án trọng điểm nâng tầm vị thế thủ đô.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...