Hoài niệm chợ quê

10:16 | 31/01/2019

DNTH: Tuổi thơ của chúng tôi, của những đứa trẻ quê thường gắn liền với giếng làng và chợ, họp chợ trước đây thường được tính theo ngày âm lịch, phiên chợ quê tôi họp vào các ngày mồng 5 âm lịch mỗi tháng.

 
 
Mẹ tôi thường ra vườn xem buồng chuối có chín kịp phiên chợ, thăm mấy ổ gà để chuẩn bị trứng ngày mai mang ra chợ, rồi mấy luống rau trong vườn nữa, phải cắt từ tối, bó gọn gàng và xếp vào một góc sân để chuẩn bị cho gánh hàng sáng hôm sau. Mẹ thường dậy rất sớm, từ khi gà còn chưa gáy đã thấy bà và mẹ xếp từng bó rau, từng nải chuối, ổ trứng gà… và thêm cả lồng gà mẹ vỗ béo bằng ngô mấy tuần trước. Tiếng lao xao ngoài ngõ của những người bà, người mẹ như bà và mẹ tôi, âm thanh lao xao ấy cùng tiếng gà kêu vì bị nhốt trong những cái chuồng chật chội nhỏ dần theo bước chân mẹ. Chợ tan, mẹ về với mấy cái bánh đa cho bố nhắm rượu, một ít kẹo lạc cho chúng tôi hoặc một xâu bánh nếp được làm từ mật mía song sánh… Và câu nói “mong như mong mẹ về chợ” quả đúng với trẻ con chúng tôi vào những ngày chợ họp. Cả một góc ký ức tuổi thơ tôi gắn liền với phiên chợ, vui nhất là những hôm mẹ có nhiều hàng cần người bán cùng, chị em tôi được mẹ cho theo ra chợ, đó là những ngày vui nhất. Và dĩ nhiên vì chúng tôi có công trông hàng nên quà mẹ mua sẽ có thêm vài thứ như cây mía, hay cái kẹo mạch nha mút rát cả lưỡi vẫn còn vị ngọt đầu que… 
Sau này lớn lên, do công việc được đi đến nhiều vùng miền, tôi vẫn có thói quen tìm hiểu về đặc điểm của từng địa phương ấy bằng việc đi thăm chợ quê. Ở đó ta có thể bắt gặp những sản vật riêng có của từng vùng quê, chợ phiên là nơi gặp gỡ của người sản xuất và tiêu dùng, nó không có khái niệm người trung gian mà ngày nay vẫn gọi là tiểu thương ở chợ, bởi ai có gì bán nấy. 
 
 
 
 
 
 
Chợ bây giờ đã khác, những ngôi chợ được xây bằng gạch mộc đơn sơ hay được dựng lên bởi những bức tường đá ong rêu phong cũ kỹ đã nhường chỗ cho những ngôi chợ san sát với các kiốt giống nhau. Tôi ghét những cái chợ mới mọc lên sau này được xây kiểu cầm tù bởi nó đánh mất tính cộng đồng như những cái chợ cũ, những ngôi chợ không có tường ngăn trong ký ức của tôi. Hoặc nếu còn có những làng quê vẫn giữ được những buổi chợ phiên thì hầu hết những người đi chợ phiên ở quê lại chủ yếu là những người già… Già và cũ kỹ như chính những phiên chợ ấy.
 Một chút an ủi là hiện nay ở miền Bắc vẫn còn giữ được những phiên chợ tuần, chợ tháng, chợ năm tức là họp theo tuần, theo tháng hoặc mỗi năm chỉ họp duy nhất một lần. Phiên chợ năm nổi tiếng và duy nhất ở miền Bắc là phiên chợ Viềng ở Nam Định, chợ chỉ họp đúng một lần duy nhất trong năm vào đêm mồng 7 rạng ngày mồng 8 tháng Giêng. Chợ bán tất cả các mặt hàng, người đến chợ mua hàng thì quan niệm mua một món đồ vật cho may mắn cả năm. Đặc biệt người bán là những người dân bình thường không làm nghề buôn bán, có thể là bác nông dân, anh thợ cày, cô giáo hay công nhân… có gì mang bán nấy, hầu hết là bán đồ cũ đã qua sử dụng. Trong quan niệm của cả người bán lẫn người mua thì đây là phiên chợ may mắn, năm mới đi chợ cầu may.
 
 
 
 
 
 
Như một nét văn hóa Chợ Bưởi một tháng sáu phiên; ngày tư ngày chín nên duyên đèo bòng là chợ phiên duy nhất của người Hà Nội, chợ này chỉ bán cây giống, và cây cảnh. Những người Hà Nội yêu cây thường rất thích đi chợ phiên này bởi ở đó có thể gặp những người làm vườn mang cây đi bán, họ bán đúng những thứ họ trồng, đôi khi chỉ là vài cây mai chiếu thủy, một cây chanh đào hay mấy giò lan mộc mạc chất phác.
Vòng xoáy thời gian cuốn mỗi người như vội vã hơn, bận rộn hơn thì chợ phiên cũng dần mất đi, có lẽ đang thay thế cho những chợ phiên ấy chính là những phiên chợ đêm cuối tuần hấp dẫn giới trẻ, họ đi chợ để dạo chơi, để thưởng thức ẩm thực hay chỉ đơn giản là địa chỉ đi chơi cuối tuần cho các gia đình trẻ. Nhưng đáng buồn thay ở những phiên chợ cuối tuần sôi động ấy hàng hóa được bày bán lại chủ yếu là hàng Trung Quốc và vắng bóng những đồ thủ công mỹ nghệ được các làng nghề truyền thống làm ra.
 
 
 
Loại chợ không có trung gian, ai có gì bán nấy bây giờ đã hiếm 
 
 
 
 
Theo TC Kiến Trúc & Đời Sống số 141

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Khai mạc triển lãm và ra mắt ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

DNTH: Báo Nhân Dân vừa tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm ảnh “Rạng rỡ tên Người” tại trụ sở 71 Hàng Trống (Hoàn Kiếm, Hà Nội) và ra mắt số báo Nhân Dân Cuối tuần đặc biệt, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh -...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Lễ hội Làng Sen

DNTH: Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), tối 15/5, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao - Du lịch và Bộ Công an tổ chức trọng thể Khai mạc Lễ hội Làng Sen toàn quốc 2025 và...

Thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

DNTH: Bộ VH,TT&DL vừa thông tin về cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Chủ tịch nước: Xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

DNTH: Tối 13/5, tại quảng trường Trung tâm Chính trị - Hành chính Bắc sông Cấm, Thủy Nguyên (Hải Phòng), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng thành phố...

Biểu tượng K-Pop toàn cầu G - Dragon được VPBank mang về Việt Nam cùng Đại nhạc hội VPBank K - Star Spark

DNTH: Sân khấu âm nhạc lớn nhất năm 2025 đã sẵn sàng. Vào ngày 21/6/2025, VPBank sẽ mang đến sân vận động quốc gia Mỹ Đình siêu đại nhạc hội VPBank K-Star Spark in Vietnam 2025, quy tụ những tên tuổi hàng đầu K-pop mà tâm điểm không ai...

Lê Hà Minh Anh – học sinh tiêu biểu, tấm gương sáng trong học tập

DNTH: Trong khu vườn tri thức rực rỡ của lớp 5A6 trường Tiểu học Hoàng Liệt – Hoàng Mai – Hà Nội có những bông hoa không chỉ tỏa hương sắc mà còn vươn mình đón ánh mặt trời bằng cả nghị lực và đam mê, một trong số đó là bông...

XEM THÊM TIN