Hội đồng hương huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An tại Hà Nội kỷ niệm 129 năm ngày sinh nhật Bác

16:39 | 19/05/2019

DNTH: DN&TH; Sáng ngày 19/5/2019, Hội đồng hương huyện Nam Đàn long trọng tổ chức kỷ niệm 129 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 - 19/5/2019) tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội, gồm đại diện các tầng lớp trí thức, công nhân, sinh viên, con cháu nhiều thế hệ quê hương Bác Hồ, chương trình nói chuyện về tấm gương của Bác và văn nghệ chào mừng của CLB Dân ca Ví dặm tri ân tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Dự lễ kỷ niệm có Ông Nguyễn Thế  Kỷ UVBCHTW đảng Tổng Giám đốc ĐTNVN; Ông Lê Doãn Hợp nguyên UCBCHTW đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội đồng hương Nghệ An tại Hà  Nội; Ông Tạ Quang Ngọc nguyên UVTW đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy Sản, Chủ tịch Hội đồng hương Nam Đàn tại Hà Nội; Ông Nguyễn Đình Từ, Chủ tịch Hội Đồng hương Nghệ Tĩnh tại Ninh Bình đại diện cho gần 7 ngàn hội viên Nghệ Tĩnh sinh sống và làm việc tại tỉnh Ninh Bình; Các Ông trong Ban thường vụ Hội đồng hương Nghệ An tại Hà Nội cùng nhiều con cháu đại diện các thế hệ trí thức, sinh viên, các tầng lớp nhân dân được sinh ra và  lớn lên trên mảnh đất huyện Nam Đàn quê hương của Bác Hồ kính yêu.

Tiết mục văn nghệ CLB Dân ca Ví dặm biễu diễn chào mừng

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Hội đồng hương Nam Đàn  đã bày tỏ sự tri ân sâu sắc mà  Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu dành cho nhân dân các dân tộc Việt Nam nói chung và  người dân quê hương Nam Đàn và tỉnh Nghệ An nói riêng.  

Ông Tạ Quang Ngọc Chủ tịch Hội đồng hương Nam Đàn phát biểu cảm tưởng

Khánh mời tham dự buổi lễ

          "Hôm nay, đúng vào Ngày sinh lần thứ 129 của Bác Hồ, Lãnh tụ vĩ đạo của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa Thế giới; người con yêu quý của quê hương Nam Đàn, chúng ta họp mặt tại đây để kỷ niệm Ngày sinh của Người, để bày tỏ lòng biết ơn, niềm tự hào của con cháu quê hương đối với Người; nhìn lại 50 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người.

          Như chúng ta đều biết, trong cuộc đời hoạt động cách mạng sôi động, phong phú, nhiều hy sinh, gian khổ của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có 2 lần về thăm quê hương. Toàn bộ tâm trí, sức lực và cả cuộc  đời cao đẹp của Người, Người hiến dâng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Dẫu ở đâu, làm gì, trong hoàn cảnh nào, quê hương Nghệ An, quê hương Nam Đàn luôn tha thiết, luôn canh cánh trong tim Bác.         

Với Hồ Chí Minh, "Quê hương nghĩa trọng tình cao" luôn cánh cánh trong tim. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 1930 đến trước lúc đi vào cõi vĩnh hằng, Bác Hồ có 9 bài báo, 31 bức thư, 10 bài nói chuyện, 3 bức điện, 2 lần về thăm, 1 lời đề tựa nói đến quê hương Nghệ An hoặc trực tiếp trò chuyện thân tình với nhân dân, cán bộ Nghệ An. Trong số đó, Bác dành cho quê hương Nam Đàn, quê hương Kim Liên 5 bức thư, 1 bức điện, 1 bài nói chuyện, 1 bài báo.

          Ngày 17 tháng 02 năm 1949, Bác có thư gửi Đội lão quân huyện Nam Đàn ngay sau khi biết tin Đội lão quân vừa được thành lập. Trong thư, Bác đề nghị đội lão quân của huyện đôn đốc “ba điểm chính” là quân sự, kinh tế, văn hoá. Bác viết “Nói tóm lại: nhiệm vụ chính của Đội lão quân là làm cho phong trào thi đua ái quốc sôi nổi, rộng khắp, thiết thực, bền bỉ để làm cho giai đoạn cầm cự mau thắng lợi và để chuẩn bị đầy đủ cho cuộc tổng phản công”.

          Hai tháng sau khi gửi bức thư kể trên, tháng 4 năm 1949, Bác tự tay đánh máy bức thư gửi cho 2 ông Hoàng Phan Kính (là Cậu) và Trần Lê Hữu (là Dượng) của Bác. Mở đầu bức thư là những dòng cảm động, chân tình: "Tôi rất cảm ơn Cậu và Dượng đã gửi thư cho tôi, tôi chưa về được, không phải vì tôi vô tình với quê hương, nhưng vì lẽ này: trong lúc giặc Pháp đang giày xéo trên đất nước ta, thì phận sự của mỗi người dân Việt Nam là "vì nước quên nhà, vì công quên tư". Trong bức thư đó, cùng với những tình cảm thân tộc, gia đình đằm thắm, Bác nhắc nhiều đến trách nhiệm của mỗi người Việt Nam đối với Tổ quốc. Người đề nghị: "Tôi rất mong Cậu và Dượng cùng các cụ phụ lão, các vị thân hào, thân sỹ thường giúp đỡ tôi và Chính phủ bằng cách gửi những phê bình, sáng kiến và đề nghị. Tôi lại mong Cậu, Dượng cùng các cụ, các vị đôn đốc, giúp đỡ đồng bào địa phương xung phong thi đua ái quốc, làm cho Nam Đàn thành một huyện kiểu mẫu, Nghệ An thành một tỉnh kiểu mẫu trong mọi công việc kháng chiến và kiến quốc". Dưới thư, Người ký tên "Cháu Hồ Chí Minh".

          Có một bức điện, giờ đã trở nên bất hủ, rưng rưng tình nhà, chứa chan nghĩa nước. Ấy là bức điện Bác gửi họ Nguyễn Sinh ngày 9 tháng 11 năm 1950 khi nhận được tin Anh Cả Nguyễn Sinh Khiêm qua đời. Đó là những tháng ngày  Người đang cùng bộ tham mưu của mình dồn sức cho chiến dịch Biên giới: "Nghe tin Anh Cả mất, lòng tôi rất buồn rầu, vì việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách, lúc Anh đau yếu tôi không thể trông nom, lúc Anh tạ thế, tôi không thể lo liệu. Than ôi! Tôi chịu tội bất đễ trước linh hồn Anh và xin bà con nguyên lượng cho một người con đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước". Nội dung bức điện chỉ có 68 chữ, ý tứ, tình cảm, nỗi tiếc thương day dứt, lời cho người đã khuất, lời với người đang sống, tất cả thật hàm súc, không thể viết ngắn hơn, cũng không cần phải nhiều  lời hơn. Theo chúng tôi, đây cũng là một áng bi hùng văn, là một kiệt tác của Bác Hồ mà hình như chúng ta chưa quan tâm nghiên cứu đúng mức.

            Với quê hương xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), Bác Hồ có 2 lần về thăm, lần thứ nhất ngày 16 tháng 6 năm 1957, lần thứ hai ngày 9 tháng 12 năm 1961. Lần thăm quê thứ hai tại sân vận động xã Nam Liên , Bác nói chuyện với đồng bào, cán bộ của làng, của xã, của huyện. Đầu tiên, Bác khen ba điều tiến bộ của Nam Liên:

         “1. Lần trước Bác về," đèn nhà ai rạng nhà nấy", niêu nhà ai nhà ấy dùng, làm ăn lẻ tẻ. Nay làng đã tổ chức hợp tác xã, đồng bào cùng nhau đoàn kết, luôn luôn giúp đỡ lẫn nhau. Đó là một thay đổi lớn.

          2. Lần trước Bác về, chưa thấy có mấy trường này, mà nay đã có cho các cháu trong làng và các làng xung quanh đến học, thành một trung tâm nho nhỏ về văn hoá. Thế là văn hoá tiến bộ.

          3. Sự có mặt của các chú bộ đội, dân quân tự vệ hàng ngũ chỉnh tề ở đây cũng chứng tỏ lực lượng quốc phòng của ta tiến bộ...”

          Tiếp đó Bác căn dặn mấy điều: “phải củng cố hợp tác xã cho tốt”, “phải lao động nhiều”, phải thực hành “kỹ thuật cánh tác mới”; Bác cũng thẳng thắn phê  bình: “xã viên thiếu tinh thần làm chủ”, “ban quản trị còn quan liêu”. Bác yêu cầu làng, xã phải “xây dựng đời sống ngày càng no ấm lên, tức là xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Bác không quên lưu ý: “Bác nghe nói ở đây có một, hai gia đình xin ra ngoài hợp tác xã vì thiếu sức”, “hiện nay cả xã Nam Liên vẫn còn 33 người mù chữ”, “các cháu đau mắt hột nhiều, có đúng không?”. Bác căn dặn cán bộ, đảng viên : “Xã ta có hơn 230 đảng viên, đoàn viên, phải gương mẫu trong mọi công việc, trong tăng gia sản xuất, trong học tập. Nên như thế, mà phải như thế. Nếu đảng viên không gương mẫu thì không xứng đáng là đảng viên. Đoàn viên cũng thế. Đảng viên, đoàn viên phải giúp đỡ đồng bào tiến bộ”. Bác nhấn mạnh: “Làm đúng những điều Bác dặn, là làm cho Nam Liên thành một xã gương mẫu, tức là các cô, các chú đã góp phần vào công việc xây dựng đời sống mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội”...
“Cuối cùng, Bác chúc các cụ, các cháu, các cô, các chú và toàn thể đồng bào luôn cố gắng và tiến bộ. Vì Bác đến đây, nên nói đến Nam Liên thôi. Nhưng các xã khác, cả huyện Nam Đàn cũng như thế.”

          Bác gửi về xã nhà 3 bức thư. Bức thứ nhất, ngày 19 tháng 12 năm 1958 Bác gửi: Kính gửi các cụ “phụ lão diệt dốt” khi biết tin xã nhà đã thanh toán nạn mù chữ và cảm ơn các cụ trong công tác bình dân học vụ. Một bức thư khác, ngày 13 tháng 2 năm 1962, Bác gửi cho đồng bào, cán bộ xã Nam Liên phúc đáp Thư chúc Tết của xã. Trong thư, Bác biểu dương mấy tiến bộ của xã: “Trồng trọt vượt diện tích, bỏ được thói cấy chay”...” Đảng viên và đoàn viên thanh niên làm gương mẫu tăng thêm ngày công lao động và năng suất lao động”. Bác “nêu mấy điểm để đồng bào và cán bộ chú ý”, bao gồm: “đoàn kết yêu thương như người trong một nhà...Tư tưởng bảo thủ là những sợi dây cột chân, cột tay người ta, phải vứt nó đi. Muốn tiến bộ phải có tinh thần mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm”.

          Ngày 15 tháng 3 năm 1967, tức là hơn 1 năm trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Bác gửi thư cho các cháu học sinh xã Nam Liên. Bức thư ngắn gọn mà tràn ngập tình cảm yêu thương của Bác: “Bác đã nhận được thư của các cháu, Bác rất vui mừng. Các cháu học sinh đã cố gắng thi đua học tập tốt, lao động tốt, góp phần xây dựng quê hương chống Mỹ, cứu nước. Bác hoan nghênh đồng bào, cấp uỷ Đảng, chính quyền, các thầy giáo, cô giáo xã Nam Liên đã chăm lo đến việc dạy và học và đảm bảo tốt phòng không an toàn cho các thầy giáo, cô giáo và các cháu. Bác hôn các cháu! Bác Hồ”.

          50 năm Bác Hồ đi xa cũng là 50 năm toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta ra sức đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thực hiện bản Di chúc bất hủ của Bác. Với mỗi cán bộ, đảng viên và người dân quê Bác, dù ở quê nhà hay ở nơi xa thì những bức thư, bức điện, bài báo, bài nói chuyện của Người vừa nêu ở trên là những lời di huấn xúc động, thiêng liêng.

          Đến nay, huyện Nam Đàn, xã Kim Liên quê Bác đã đổi thay mạnh mẽ, toàn diện. Đầu năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 17 phê duyệt Đề án thí điểm “Xây dựng huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch, giai đoạn 2018-2025”.  Đề án tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới cấp xã, cấp huyện, tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, liên doanh, liên kết trong sản xuất; kêu gọi đầu tư một số khu chế biến các sản phẩm lợi thế của huyện. Nâng cấp hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, chú trọng hệ thống giao thông kết nối từ huyện đến cơ sở, kết cấu hạ tầng văn hóa cơ sở, kết nối các điểm di tích phục vụ du lịch; các công trình, dự án trọng điểm. Củng cố và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp gắn với thực hiện Chương trình quốc gia mỗi xã có một sản phẩm tiêu biểu; phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm; phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên các sản phẩm truyền thống; nâng cao chất lượng giáo dục, y tế ở khu vực nông thôn; xây dựng và phát huy các giá trị tốt đẹp văn hóa truyền thống, lịch sử của huyện; xây dựng cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, thân thiện; xây dựng các vườn chuẩn nông thôn mới, các khu dân cư kiểu mẫu. Bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng trên địa bàn, ưu tiên các di tích đã được xếp hạng; Xây dựng cảnh quan, cải thiện môi trường tại các khu di tích kết hợp với bảo tồn và khai thác giá trị Dân ca ví, giặm, nghề truyền thống để phục vụ phát triển dịch vụ, du lịch. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm có lợi thế như: Bột sắn dây, tinh bột nghệ, bún, bánh, tương, hồng, chanh, sen,... nhằm phục vụ phát triển du lịch, nâng cao thu nhập cho người dân; Xây dựng các kênh, trang thông tin để quảng bá hình ảnh phát triển văn hóa, du lịch của huyện; Xây dựng các mô hình nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa gắn với du lịch tại các xã Kim Liên, Nam Anh, Nam Thanh, Nam Nghĩa, Nam Cát, Vân Diên….Ưu tiên bố trí nguồn vốn hỗ trợ triển khai các dự án xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản, một số sản phẩm Nam Đàn có thế mạnh như hồng, chanh, tương, tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây, bún miến, ...Quan tâm bảo vệ môi trường, xử lý chất thải rắn, cấp thoát nước nông thôn và phòng, chống thiên tai, biến đổi khí hậu...Tiếp tục đầu tư nâng cấp mở rộng Quốc lộ 46 đoạn qua huyện Nam Đàn đảm bảo quy chuẩn, có hệ thống hành lang đồng bộ, hệ thống điện chiếu sáng dọc tuyến để đảm bảo mỹ quan và đảm bảo an toàn giao thông; Đầu tư xây dựng tuyến Quốc lộ 46 tránh thị trấn Nam Đàn. Kết nối đường Quốc lộ 15 đoạn từ Đức Thọ - Hà Tĩnh đến Nam Nghĩa, Nam Đàn với đường tỉnh lộ, đường huyện để phục vụ giao thương và kết nối du lịch.

          Tự hào là quê hương Nam Đàn, quê hương Nghệ An của Bác, những ngời con Nam Đàn của Bác đang sinh sống, công tác, học tập, lao động tại Thủ đô Hà Nội nguyện đoàn kết, phấn đấu, lao động sáng tạo, góp sức xây dựng quê hương Nam Đàn giàu mạnh, kiểu mẫu, xây dựng Thủ đô Hà Nội giàu mạnh, văn minh, góp sức vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ông Lê Doãn Hợp phát biểu cảm tưởng

          Ông Lê Doãn Hợp; Chủ tịch Hội đồng hương Nghệ An tại Hà Nội tâm sự tình cảm của những người con quê hương đối với Bác ... Nói về Bác chúng ta có thể nói không những là ngày sinh của Bác mà chúng ta nói với nhau thường ngày, khai thác các giá trị văn hóa của Bác, giá như chúng ta học theo tư tưởng của Bác cách đây mấy chục năm thì có lẽ đất nước chúng ta đi nhanh hơn, đất nước thăng hoa hơn đáp ứng lòng mong mỏi của mọi thế hệ trong có có chúng ta đang kỷ niệm ngày sinh nhật Bác hôm nay.

          Bác Hồ là một nhà văn hóa lớn có tầm cỡ không những trong nước mà đã vươn ra thế giới, văn hóa với đất nước, văn hóa với quê hương, với dòng họ, với gia đình, với bạn bè thủa sinh thời cùng với Bác. Bác rất tôn trọng trẻ thơ, lo cho trẻ em là lo cho tương lai, đất nước phồn vinh sau này cũng là nhờ trẻ thơ mà Bác đã nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, trăm năm trồng người” là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt mọi thời đại của Bác, năm mươi năm Bác đã đi xa Bác vẫn lo cho tương lai của đất nước là vậy. Bác rất tôn trọng phụ nữ, kính trọng người già, trẻ nhỏ và đó cũng là tình cảm vô giá của Bác, rất tôn vinh những người tài, giỏi phụng sự đất nước và cũng rất nghiêm túc với những người có khuyết điểm, có sai lầm, Bác rất nhân văn và giáo dục họ để trở thành người tốt, các giá trị văn hóa của Bác đến bây giờ vẫn thấy còn nguyên giá trị. Văn hóa của Bác khi làm Chủ tịch nước 24 năm không bao giờ làm phiền cấp dưới, khi sinh thời ngày sinh của Bác là một ví dụ mà đến bây giờ chúng ta mới thấu hiểu về Bác.

Quang cảnh buổi lễ

          Kỷ niệm 129 năm ngày sinh nhật Bác không bao giờ nói hết được tình cảm của Bác dành cho quê hương Nghệ An và Nam Đàn nói riêng như bài phát biểu của Chủ tịch Hội đồng hương huyện Nam Đàn đã trình bày, hẹn gặp lại năm 2020 kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ôn lại và học tap tấm gương của Bác mà lâu nay và mãi sau này chúng ta vẫn làm...

          Tự hào là quê hương Nam Đàn, những ngời con Nam Đàn của Bác đang sinh sống, công tác, học tập, lao động tại Thủ đô Hà Nội nguyện đoàn kết, phấn đấu, lao động sáng tạo, góp sức xây dựng quê hương Nam Đàn giàu mạnh, kiểu mẫu, xây dựng Thủ đô Hà Nội giàu mạnh, văn minh, góp sức vào công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh như Bác Hồ hằng mong muốn.

                                                                             

 

 

   NGUYỄN CÔNG KHANG

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bắc Giang: Biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu

DNTH: Ngày 1/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, nhân kỷ niệm 32 năm Ngày Quốc tế người khuyết tật 3/12 (1992-2024), Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ...

Hành trình ý nghĩa gắn kết doanh nghiệp, lan tỏa yêu thương tại Bệnh viện Trung ương Huế

DNTH: Trong không khí những ngày cuối năm, khi tinh thần sẻ chia và yêu thương lan tỏa khắp nơi, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam đã phối hợp cùng Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn và nhãn hàng...

Mang tình thương yêu đến với học sinh vùng cao

DNTH: Với tinh thần tương thân tương ái và mong muốn sẻ chia những khó khăn, CLB Thiện Tâm cùng CLB Mầm Xanh đã tổ chức chuyến thiện nguyện “Hơi ấm mùa Đông 2024” đến thăm và hỗ trợ học sinh tại Trường Mầm non Họa Mi, xã La Pán...

PVcomBank hợp tác với Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

DNTH: Ngày 13/11/2024, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc triển khai các giải pháp...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

DNTH: Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc khu dân cư khu 8, thị...

Mang yêu thương đến với các em học sinh bản Tả Phìn

DNTH: Xã Tả Phìn là xã vùng cao nằm ở phía Bắc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nơi sinh sống của đa số dân cư đồng bào dân tộc thiểu số và vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Đặc biệt, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở...

XEM THÊM TIN