Hội nghị khoa học quốc tế “Thiết lập mạng lưới Microbiome toàn cầu”

11:23 | 30/09/2019

DNTH: DNTH; Ngày 29/9/2019, tại Trung tâm Hội nghị Seasons, Tầng 3, tòa VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật đã tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế “Thiết lập mạng lưới Microbiome toàn cầu” (Bridging Basic and Clinical Science for Gut Health).

Tham dự Hội nghị có sự góp mặt của GS.TS Đào Văn Long- Chủ tịch hội đồng sáng lập Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật ; TS. Đào Việt Hằng- Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật; PGS TS. Nguyễn Thị Vân Hồng - Đại học Y Hà Nội;... Ngoài ra, Hội nghị còn có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu đến từ Vương Quốc Anh, Brazil, Hồng Kông, Hàn Quốc, Thái Lan thuộc các lĩnh vực: Dịch tễ học, Lâm sàng, Vi sinh và Tin sinh học: TS. Patrick Varga-Weisz - Đại học Essex, Vương Quốc Anh; TS. Virginia Anh Pedicord - Đại học Cambridge, Vương Quốc Anh; GS TS. Dallas Swallow - Đại học London, Vương Quốc Anh; TS. Falk Hildebrand - Viện Earlham, Vương Quốc Anh; PGS TS. Matsushita Masanobu - Bệnh viện Meijo, Nhật Bản; TS. Naiara Beraza - Viện Quadram, Vương Quốc Anh; PGS TS. Raquel Franco Leal – Đại học Campinas, Brazil; PGS TS. Eric Leo Campbell - Đại học Queen’s Belfast, Vương Quốc Anh; PGS TS. Sub Hong Lee - Đại học Y khoa Inje, Hàn Quốc; PGS TS. Sunny Wong - Đại học Hong Kong, Trung Quốc; PGS. Pises Pisesonga - Bệnh viện Quốc tế Bumrungrad, Thái Lan...

GS. TS Đào Văn Long,Chủ tịch Hội đồng sáng lập Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật

Phát biểu tại Hội nghị, GS. TS Đào Văn Long, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật cho biết, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, thành phần và sự thay đổi của hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và bệnh tật con người. Trong thời gian gần đây, Microbiota của hệ tiêu hóa đã trở thành một vấn đề thời sự trong y học, thu hút sự quan tâm của của rất nhiều nhà nghiên cứu về vi sinh, sinh hóa, sinh học phân tử, tin sinh học và cả trong khám chữa bệnh của các bác sĩ.

Các ứng dụng hiện nay của microbiota trong đời sống và thực hành lâm sàng là rất đa dạng, điển hình là việc sử dụng các lợi khuẩn ở Việt Nam đang là một chủ đề khoa học khá mới mẻ. Trong khi đó, hàng loạt nhiệm vụ được đặt ra đối với các nhà nghiên cứu và các bác sĩ tiêu hóa ở nước ta như: Xác định các chủng chính trong hệ vi sinh đường tiêu hóa của người Việt; Hệ gen và việc xây dựng ngân hàng gen của những chủng vi sinh vật này, các bệnh lý liên quan đến hệ vi sinh đường ruột; Vấn đề sử dụng các probiotic (lợi khuẩn), các prebiotic (các chất giúp lợi khuẩn phát triển), simbiotic (lợi khuẩn kết hợp với chất giúp lợi khuẩn phát triển), trong đời sống và trong thực hành lâm sàng.

Hội nghị thu hút đông đảo chuyên gia hàng đầu Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới

Trong khuôn khổ hội nghị, các chuyên gia đã cùng nhau thảo luận các chủ đề chính như sau: Các hướng chính về Microbiota đối với sức khỏe và bệnh tật của người ở Việt Nam, đặc biệt là bệnh lý về tiêu hóa, gan mật; Vai trò của việc thu thập bộ dữ liệu lớn về gen (ngân hàng gen) của hệ vi sinh đường ruột và các kỹ thuật giải trình tự gen. Mối tương tác của bộ gen vi sinh vật đường ruột với bộ gen của con người; Bệnh lý viêm ruột mạn tính và liên quan của hệ vi sinh đường ruột cũng như tình hình kiểm soát căn bệnh này tại Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực; Thảo luận cách thức và những bước đi hướng tới việc thiết lập một mạng lưới quốc tế về Microbiota...

Hội nghị khoa học quốc tế “Thiết lập mạng lưới Microbiome toàn cầu” được coi là một trong những bước đi đầu tiên tạo ra cầu nối trong việc ứng dụng các thành tựu giữa nghiên cứu ứng dụng và thực hành trong lâm sàng về microbiota tạ nước ta, nhằm đóng góp một cách thiết thực trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật là tổ chức khoa học công nghệ nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực tiêu hóa, gan mật. Viện có các chức năng chính như: Nghiên cứu và triển khai; Tư vấn và chuyển giao kỹ thuật; Đào tạo và bồi dưỡng; Hợp tác và phát triển. Với đội ngũ Chuyên gia, Bác sĩ, Nghiên cứu viên và Kỹ thuật viên có trình độ cao và tâm huyết, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật đã trở thành địa chỉ tin cậy trong đào tạo cán bộ y tế, trong nghiên cứu khoa học, đóng góp vào công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân có bệnh lý tiêu hóa, gan mật.

 

Minh Vân

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thử nghiệm triển khai ứng dụng “AI Hải Phòng”

DNTH: Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng phối hợp Công ty Cổ phần Công nghệ HeyU tổ chức Hội nghị thử nghiệm triển khai ứng dụng “AI Hải Phòng”.

Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phòng tránh tác hại do dòng chảy xiết gây ra tại một...

DNTH: Vừa qua, tại Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng diễn ra Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phòng tránh tác hại do dòng chảy...

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị doanh nghiệp

DNTH: Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) từ tự phát trong nhân viên giờ đã trở thành nhu cầu của doanh nghiệp để nâng cao hiệu suất, giảm chi phí.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn về AI và bán dẫn

DNTH: Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trong phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn. Đó là nhận định mà Tiến sĩ Christopher Nguyễn, nhà sáng lập công ty Aitomatic, đưa ra tại Hội nghị Quốc tế về Trí tuệ Nhân tạo và Bán...

Hà Nội sẽ có Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND về việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030.

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến...

DNTH: Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp thành phố: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng...

XEM THÊM TIN