Hội thảo “Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng: Dược phẩm, Mỹ phẩm và thực phẩm chức năng
22:21 | 28/09/2023
DNTH: Ngày 28/9, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389 quốc gia) tổ chức Hội thảo “Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng: Dược phẩm, Mỹ phẩm và Thực phẩm chức năng. Ông Trần Đức Đông, Phó Chánh văn phòng Thường trực chủ trì hội thảo
Hội thảo có sự tham dự của Các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Cục Quản lý Dược, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế; Tổng cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an; Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính; Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ; Vụ I - Văn phòng Chính phủ; Ban Chỉ đạo 389 của 30 tỉnh, thành phố; Hiệp hội chống hàng giả, bảo vệ Thương hiệu Việt Nam; Quỹ chống hàng giả; Các Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.
Theo Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia: Trong 04 năm thực hiện Chỉ thị 17/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… của các cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng trên phạm vi toàn quốc đạt được kết quả như sau:
Năm 2019: Phát hiện 8.479 vụ vi phạm, trong đó có 2.201 vụ kinh doanh hàng lậu, 5.800 vụ gian lận thương mại, 478 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ; nhóm mặt hàng dược phẩm là 4.096 vụ; mỹ phẩm 3262 vụ; thực phẩm chức năng 663 vụ; xử lý hành chính 8.347 vụ, khởi tố 42 vụ án.
Năm 2020: Phát hiện 5.723 vụ (giảm 32,5%) trong đó có 1.751 vụ kinh doanh hàng nhập lậu (giảm 20.5%); 3.643 vụ gian lận thương mại (giảm 31,18%); 329 vụ hàng giả vi phạm sở hữu trí tuệ (giảm 31,17%); Nhóm hàng dược phẩm 2.671 vụ (giảm 34,79%); Mỹ phẩm 2.477 vụ (giảm 20,06%); thực phẩm chức năng 380 vụ (giảm 42,68%); Xử lý hành chính 5.222 vụ, khởi tố 13 vụ án.
Năm 2021: Phát hiện xử lý 4.094 vụ vi phạm (giảm 28,46%) trong đó có 1.027 vụ kinh danh hàng lậu (giảm 41,34%); 2.867 vụ gian lận thương mại (giảm 21,28%); 200 vụ hàng giả vi pham sở hữu trí tuệ (giảm 39,2%); nhóm hàng dược phẩm 1.878 vụ (giảm 29,68%); mỹ phẩm 1846 vụ (giảm 25,47%); thực phẩm chức năng 332 vụ (giảm 12,63%); xử lý hành chính 4.082 vụ, khởi tố 12 vụ án.
Năm 2022: Phát hiện xử lý 3.527 vụ (giảm 13%) gồm: 807 vụ kinh doanh hàng lậu (giảm 21%); 2491 vụ gian lận thương mại (giảm 13%); 229 vụ hàng giả, vi pham sở hữu trí tuệ (tăng 14,5%); về nhóm mặt hàng: Dược phẩm 1009 vụ (giảm 46%); Mỹ phẩm 1.618 vụ (giảm 12%); thực phẩm chức năng 822 vụ (tăng 147,5%); xử lý hành chính 3510 vụ việc, khởi tố 17 vụ án.
Dự báo buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nói chung và đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng nói riêng tuy có giảm dần trong những năm gần đây song còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp trở lại sau khi kiểm soát được dịch Covid-19, mọi hoạt động xã hội trở lại bình thường; xu hướng cạnh tranh và bảo hộ mậu dịch giữa các quốc gia, áp lực lạm phát gia tăng, nhu cầu phát triển sản xuất, tiêu dùng tăng cao; biến động chênh lệch giá hàng hóa giữa các khu vực, vùng miền trong và ngoài nước còn lớn, đặc biệt là sự khan hiếm cục bộ và tăng giá đột biến một số mặt hàng trọng điểm thiết yếu là động cơ nguyên nhân dẫn đến buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Những vấn đề nói trên đặt ra thách thức cho các cấp, các ngành, và các cơ quan, lực lượng chức năng thực thi về công tác này. Trước tình hình đó, cần phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, nhằm kiểm soát tốt hơn trong quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng đối với nhóm mặt dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng. Hội thảo “Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng: Dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng - Thực trạng và giải pháp” để trao đổi, thảo luận đánh giá đúng thực trạng, dự báo đúng tình hình, đưa ra các giải pháp sát hợp nhất, hiệu quả nhất cho công tác này. Theo tài liệu, có 31 tham luận của các cơ quan, hiệp hội, Ban chỉ đạo 389 các địa phương, doanh nghiệp đã được gửi tới hội thảo.
Hiệp hội Chống hàng giải và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam đã gửi tới hội thảo tham luận: “Kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội về công tác chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu Việt Nam đối với nhóm mặt hàng dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng”. Ông Nguyễn Đăng Sinh, Chủ tịch Hiệp hội tham dự hội thảo.
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Hội thảo /
- thực phẩm chức năng /
- chống buôn lậu /
- gian lận thương mại /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
DNTH: Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) khuyến nghị khách hàng cần nhanh chóng cập nhật giấy tờ tùy thân còn hiệu lực và xác thực sinh trắc học trước ngày 1/1/2025.
“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ
DNTH: Về đích sớm hơn 45 ngày so với kế hoạch, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) vừa chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên của tỉnh Lào Cai.
Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp cuối năm và Tết
DNTH: Nhằm chống buôn lậu, hàng giả dịp cuối năm, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết đã triển khai thực hiện cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước trong và sau Tết Nguyên...
Giải pháp nào ngăn chặn thực phẩm chức năng tràn lan hàng giả?
DNTH: Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế chiều 11/11, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm tới giải pháp căn cơ để quản lý thực trạng thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng vẫn tràn lan trên thị trường.
Tăng giám sát, xử lý gian lận thương mại
DNTH: Do nhu cầu hàng hóa trên thị trường tăng mạnh vào dịp cuối năm, nên tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả dự báo sẽ diễn biến phức tạp.
Chiêu mới của tội phạm công nghệ "lách" xác thực sinh trắc học để “bẫy” khách hàng
DNTH: Dù đã có 38 triệu tài khoản ngân hàng được làm sạch dữ liệu, giảm đến 50% số vụ lừa đảo. Tuy nhiên xảy ra tình trạng tội phạm công nghệ cao sử dụng thủ đoạn “lách” xác thực sinh trắc học để “bẫy” khách hàng.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Yên Dũng: Lập biên bản vi phạm đối với công trình xây dựng không phép
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Sống khỏe
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...