Hội vật cầu nước làng Vân - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

18:17 | 16/05/2022

DNTH: Làng Yên Viên, xã Vân Hà (Việt Yên – Bắc Giang) không chỉ nổi tiếng với nghề nấu rượu mà còn được du khách gần xa đến thăm vào dịp diễn ra hội vật cầu nước (tháng 4 âm lịch hàng năm). Và không biết từ khi nào, hội vật cầu nước đã trở thành di sản văn hóa của tỉnh Bắc Giang.

Các thế hệ người làng Vân vẫn gìn giữ và lưu truyền điển tích: vào thế kỷ thứ 6, có vị thân mẫu sinh một lần được 5 người con (4 trai, 1 gái), đặt tên là Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy, người con gái tên Mỹ Đạm. 5 người con của bà có dung mạo khác thường, khí chất hiển lộ. Khi đất nước lâm nguy, Triệu Việt Vương rút quân rời bỏ kinh thành về đầm Dạ Trạch lánh nạn, anh em họ Trương liền ra tay giúp nước. Sau khi đại thắng trở về đầm Dạ Trạch thì bị bọn quỷ đen quấy phá, hai bên xung trận với giao ước, ai thắng sẽ được thưởng, ai thua, sẽ phải quy phục. Bọn quỷ đen thua trận, quy hàng các Đại tướng. Từ đó trở đi, dân làng Vân mở hội vật cầu nước (còn gọi là hội Khánh Hạ) vào ngày hóa của Đức Thánh với ý nghĩa tưởng nhớ và mừng chiến thắng của các Ngài.

1. DSC 1
Quả cầu bằng gỗ lim nặng 20 kg được bảo quản lưu giữ qua nhiều đời tại đình làng. Khi hội vật cầu tổ chức, làng mới mang ra thắp hương tại đền thờ Đức thánh Tam Giang phục vụ cho lễ hội vật cầu.

Luật chơi của hội vật cầu nước được tổ chức, làng sẽ chọn ra 16 nam thanh niên khỏe mạnh tham gia hội vật gọi là quân cầu, được chia thành hai giáp, mỗi giáp 8 người (gọi là giáp trên và giáp dưới).

2. DSC 2
Các quân cầu dự lễ xuất quân và sinh hoạt ẩm thực (ăn hoa quả, uống rượu trước khi ra sân vật cầu).

Các trận vật cầu diễn ra trên sân trước ngôi đền thờ Đức thánh Tam Giang, có diện tích gần 200 m2. Mặt sân vật cầu được phủ một lớp bùn nhão, không có sỏi gạch vỡ. Hai đầu sân có hai hố để trong trận vật cầu, quân cầu tranh cướp đẩy cầu xuống. Một trong hai bên, mỗi lần đẩy được quả cầu xuống là kết thúc một hiệp.

3. DSC 3
Ban tổ chức dẫn quân cầu hai đội ra sân trước đền thờ Đức thánh Tam Giang làm thủ tục của nghi lễ vật cầu trước khi trận đấu bắt đầu.

Trước khi hội mở 2 ngày, các cụ trong Ban khánh tiết của làng ra mở cửa đền để dọn dẹp, lau chùi các đồ thờ phụng, sau đó làm lễ Mộc dục. Người ta giã gừng hòa với rượu đựng trong một cái thau mới để “Mộc dục thần vị”, tức là tắm rửa cho nhà thánh.

Quân cầu thực hiện thủ tục nghi lễ tại sân vật cầu trước đền thờ Đức thánh Tam Giang.
Quân cầu thực hiện thủ tục nghi lễ tại sân vật cầu trước đền thờ Đức thánh Tam Giang.

Làng cử ra các cô gái trẻ đẹp, nết na, chưa có chồng gánh nước từ sông Cầu về đổ vào sân vật cầu. Đồ gánh phải là đòn gánh cong, quang song và gánh bằng hai chĩnh gốm Thổ Hà xưa. Các cô gái được làng cử ra gánh nước phải mặc trang phục truyền thống của người vùng Kinh Bắc.

Tham gia điều hành hội vật cầu nước còn có bộ phận trống lễ và trống trận. Khi trống trận nổi lên, tất cả quân cầu vào trận. Lúc này, quân cầu đang ở tư thế ngồi vòng tròn trong sân cầu, nhận tiếng trống lệnh liền đứng dậy nâng cầu lên trên đầu, vừa reo hò vừa tranh nhau quả cầu để đặt vào lỗ của bên đối phương.

5. DSC 5
Quân cầu hai giáp lần lượt se đài đấu sức vào trận vật cầu trước đền thờ Đức thánh Tam Giang.

Cũng như một số lễ hội dân gian truyền thống khác, lễ hội vật cầu nước ở Yên Viên (làng Vân), Vân Hà (Việt Yên, Bắc Giang) mang đậm những nét tâm linh của cư dân trồng lúa nước với nhiều yếu tố về phồn thực, rèn luyện sức khỏe, thỏa mãn tâm linh. Quả cầu tròn là dương, tượng trưng cho mặt trời, còn lỗ cầu tượng trưng cho âm. Âm dương hòa hợp giúp mọi người làm ăn phát đạt, vạn sự bình yên, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

6. DSC 6
Quân cầu hai giáp tranh cướp cầu để đưa về hố cầu bên sân đối phương diễn ra quyết liệt ngay từ giây phút đầu tiên.

Hội vật cầu nước đã trở thành đặc sản văn hóa của Bắc Giang - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước.

7. DSC 7
Khi quân cầu một trong hai giáp tranh cướp ôm trọn được quả cầu, cũng là lúc đội vật cầu của hai giáp tranh cướp quyết liệt và tìm cách đưa về hố cầu đối phương.

Ngày 12/5/2022 (12/4 âm lịch), tại làng Vân, tức thôn Yên Viên, xã Vân Hà, UBND huyện Việt Yên tổ chức lễ công bố Quyết định danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội truyền thống vật cầu nước làng Vân.

Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, đồng chí Nông Quốc Thành trao Quyết định cho lãnh đạo UBND huyện, lãnh đạo UBND xã và lãnh đạo thôn Yên Viên.

Một số hình ảnh hoạt động tại lễ hội vật cầu nước làng Vân:

8. DSC 8
Cuộc tranh cướp diễn ra quyết liệt khi hai đội tập trung cao độ để tìm cách đột phá đưa cầu sang sân đối phương đẩy xuống hố cầu xác định tỷ số của trận vật cầu.
Cuộc tranh cướp quyết liệt nhưng một trong hai đội vật cầu đã tìm được đấu pháp để đưa quả cầu về sân đối phương.
Cuộc tranh cướp quyết liệt nhưng một trong hai đội vật cầu đã tìm được đấu pháp để đưa quả cầu về sân đối phương.
10. DSC 10
Khi cầu được quân cầu một trong hai đội cướp được, toàn đội sẽ dốc hết lực để đưa cầu vào hố cầu của sân đối phương.
Mặc dù quân cầu đã đưa được cầu đến gần hố cầu bên sân đối phương, nhưng đã bị quân cầu sân nhà cản phá và cuộc tranh cướp quyết liệt lại diễn ra...
Mặc dù quân cầu đã đưa được cầu đến gần hố cầu bên sân đối phương, nhưng đã bị quân cầu sân nhà cản phá và cuộc tranh cướp quyết liệt lại diễn ra...
12. DSC 12
Pha tranh cướp quyết liệt và đã đưa được quả cầu xuống hố cầu của sân đối phương cũng là lúc xác định tỉ số của trận vật cầu. 
13. DSC 13
Các cô gái làng ngoài gánh nước bổ sung vào sân vật cầu còn cùng Nhân dân và khách thập phương cổ vũ cho các trận vật cầu.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bừng sáng tài sắc muôn hoa tại vòng Bán kết Press Beauty 2025

DNTH: Ngày 29/3, Top 20 nữ sinh đã cùng tranh tài tại vòng thi bán kết của cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí (Press Beauty) 2025. Vòng thi là một sân khấu rực lửa, nơi thể hiện tài năng của các thí sinh sau quá trình được học tập, rèn luyện...

Độc đáo lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

DNTH: Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”

DNTH: Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên là một trong những điểm nhấn thú vị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cuối tuần này.

Nhiều sản phẩm du lịch mới của Hà Nội sắp ra mắt

DNTH: Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3/2025, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,61 triệu lượt khách. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 709.000 lượt, khách du lịch nội địa ước đạt 1,91 triệu...

Tu bổ, tôn tạo di tích Đền Đuổm (Thái Nguyên) xứng tầm giá trị lịch sử

DNTH: Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, các loại hình tín ngưỡng, thờ cúng anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước xuất hiện từ rất sớm, phản ánh quá trình dựng nước, giữ nước trong lịch sử, là...

Hành trình đi tìm hương vị trong phố

DNTH: Hà Nội - nơi mỗi món ăn là một mảnh ghép ký ức. Dự án sách "Ký hoạ hương vị phố Cổ Hà Nội" ra đời từ cái duyên gặp gỡ của nhóm thi họa và những người trót yêu Hà Nội cùng chung một khát vọng: lưu giữ và lan tỏa những...

XEM THÊM TIN