Hơn 1.000 người dân Thủ đô được khám sàng lọc bệnh tim mạch, thận

13:40 | 05/04/2024

DNTH: Sáng ngày 05/04/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tổ chức chương trình Lễ ra kỷ niệm ngày sức khỏe thế giới, ngày thận thế giới và phát động chương trình tầm soát bệnh tim mạch, thận.

Đây là hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, Thiết thực triển khai Nghị quyết số 20/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân trong tình hình mới, trước thực trạng các bệnh không lây nhiễm đang trên đà gia tăng cả về tỉ lệ nhiễm cũng như số ca trở nặng tại Việt Nam, hưởng ứng ngày Sức khỏe thế giới 7 - 4 năm 2024 với chủ đề “Sức khỏe của tôi – Quyền lợi của tôi” và Ngày sức khỏe thận thế giới.

z5317793256893_33a99b2c782549cc9ea6b31e9863c807
Các đại biểu khởi động chương trình

Tham dự chương trình có anh Nguyễn Kim Quy, Uỷ viên BTV Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội LHTN Việt Nam; TS. Hà Anh Đức, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam; TS.BS. Fairlie Shane Francis, Trưởng Điều phối viên Truyền thông WHO Việt Nam; ông Nitin Kapoor, Chủ tịch AstraZeneca Việt Nam, Đồng chủ tịch Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam và đại diện các cơ quan ban ngành của Trung ương và Thành phố Hà Nội, cùng các y bác sĩ trẻ, thanh niên tình nguyện và hơn 1000 người dân tham gia khám sàng lọc.

Theo tổ chức Y tế thế giới, bệnh thận mạn là một bệnh không lây nhiễm thường gây ra bởi đái tháo đường và tăng huyết áp đồng thời là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Tử vong do bệnh thận mạn đã gây ra 4,6% tử vong trên toàn cầu và nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 12 vào năm 2017.

Trong đó, tại Việt Nam, có hơn 8,7 triệu người trưởng thành mắc bệnh thận mạn, chiếm 12,8% dân số. Việt Nam hiện có hơn 400 đơn vị chạy thận nhân tạo và cung cấp dịch vụ lọc máu cho khoảng 30.000 bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối mỗi năm, tuy nhiên mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu của bệnh nhân cần lọc máu trên cả nước.

Cùng với đó, chi phí kinh tế y tế liên quan đến điều trị bệnh thận mạn có thể lên đến hàng tỉ đô la Mỹ mỗi năm, chiếm 2,4% – 7,5% chi tiêu y tế hàng năm của quốc gia, trong đó chi phí chi trả cho chạy thận nhân tạo đặc biệt tăng cao. Tại Việt Nam năm 2019, chi phí quản lý bệnh thận mạn cao hơn GDP bình quân đầu người, và chi phí lọc máu cao gấp 4 lần so với chi phí điều trị bệnh thận mạn ở các giai đoạn sớm. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh thận mạn, cũng như làm chậm quá trình suy giảm chức năng thận, điều trị thay thế thận sẽ đem đến những lợi ích đáng kể và lâu dài về kinh tế đồng thời làm giảm gánh nặng cho ngành y tế.

Phát biểu tại chương trình, TS.BS Hà Anh Đức, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam nhấn mạnh: "Trong các bệnh không lây nhiễm, bệnh thận mạn là một bệnh lý tiến triển, có tỷ suất mắc cao, chưa được chẩn đoán kịp thời và quan tâm đúng mức. Đây là gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình và xã hội cũng như cho nền y tế quốc gia. Tuy nhiên, tỷ lệ bỏ sót chẩn đoán bệnh thận mạn hiện nay còn rất cao, đặc biệt ở giai đoạn sớm do các triệu chứng của bệnh không điển hình, chỉ có khoảng 4,5-15,5% bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 3 được chẩn đoán. Trong đó, tỷ lệ bỏ sót chẩn đoán trên một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thận mạn như tăng huyết áp, đái tháo đường hiện vẫn còn cao".

Cũng theo Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ, các chương trình của Hội Thầy thuốc trẻ và các đơn vị đối tác sẽ tập trung vào huy động rộng rãi sự tham gia của cộng đồng, các đơn vị chuyên môn và các tổ chức để cùng nâng cao năng lực chẩn đoán, cải thiện chất lượng điều trị, chăm sóc, và quản lý bệnh không lây nhiễm mạn tính thông qua việc triển khai các công cụ kỹ thuật số. Hướng tới một nền y tế bền vững, cùng nhau, chúng ta có thể và sẽ làm nên sự khác biệt, vì Việt Nam và thế giới khỏe mạnh.

Chương trình đã hỗ trợ nền tảng sàng lọc và tổ chức khám bệnh, sàng lọc bệnh cho 1.000 người dân có nguy cơ bệnh lý về tim mạch và thận mạn tính. Đồng thời, hỗ trợ cài phần mềm chăm sóc sức khỏe, kiểm soát bệnh mạn tính cho hàng trăm người dân. Dự kiến trong năm 2024, hàng trăm nghìn người dân sẽ được sàng lọc qua nền tảng ứng dụng AI và hơn 20.000 người bệnh sẽ được tư vấn thực hiện xét nghiệm eGFR/ACR, đánh giá bệnh thận mạn.

Cũng nhân dịp này, để động viên tình thần, tiếp thêm nguồn lực cho gia đình những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính có hoàn cảnh khó khăn, ban tổ chức đã trao 10 suất quà (gồm quà tặng và 2 triệu tiền mặt) cho gia đình các bệnh nhân.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Giá trị sống từ không gian xanh

DNTH: Các không gian xanh, rực rỡ muôn sắc hoa, công viên, hồ nước… cùng những tòa chung cư hiện đại, đầy đủ tiện ích, kết nối đồng bộ đã tạo nên một nơi chốn đi về bình yên.

Lý do nên vắt chanh vào chảo dầu khi chiên rán

DNTH: Nhiều người làm bếp giỏi thường vắt chanh vào chảo dầu khi chiên rán, bạn có biết vì sao họ làm như vậy?

Liên tiếp các ca biến chứng do làm đẹp cấp tốc đón Tết

DNTH: Cận Tết, nhu cầu làm đẹp tăng vọt, nhưng không ít trường hợp vì lựa chọn sai cơ sở làm đẹp hoặc tin vào các liệu trình "cấp tốc" đã phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc.

Gia tăng số người tiêm vắc xin tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai

DNTH: Có mặt tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai (HVGL) trong những ngày này, dễ dàng nhận thấy số lượng người đến tiêm vắc xin ngày càng tăng, đặc biệt vắc xin phòng bệnh cúm.

Chất lượng không khí nguy hại, bác sĩ nêu lý do nên cho học sinh nghỉ học

DNTH: BS.Nguyễn Huy Hoàng cho rằng nên cho học sinh nghỉ học nếu chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại trong thời gian 3 ngày liên tục, nhất là học sinh tiểu học.

Người dân chú ý bảo vệ sức khỏe giữa mùa ô nhiễm

DNTH: Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường không khí tại các thành phố lớn như Hà Nội đang ngày càng gia tăng, việc chủ động bảo vệ sức khỏe trước tác động của ô nhiễm không khí trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

XEM THÊM TIN