Hơn 1,5 tỷ USD vốn FDI được giải ngân trong tháng đầu năm
11:00 | 06/02/2025
DNTH: Trong tháng 1/2025, các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) đã giải ngân được khoảng 1,51 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo báo cáo vừa công bố từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong tháng 1/2025, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đạt hơn 4,33 tỷ USD, tăng 48,6% so với cùng kỳ năm 2024.
Cụ thể, đã có 282 dự án đầu tư mới (giảm 6,6% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký mới đạt gần 1,29 tỷ USD (giảm 43,6% so với cùng kỳ); có 137 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 4,6% so với cùng kỳ).
Đáng chú ý, ngay trong tháng 1, tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt gần 2,73 tỷ USD (gấp gần 6,1 lần cùng kỳ). Trong tháng, đã có 260 giao dịch GVMCP của NĐTNN (giảm 12,2% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt gần 322,9 triệu USD (tăng 70,4% so với cùng kỳ).
Các NĐTNN đã đầu tư vào 16 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 3,09 tỷ USD, chiếm gần 71,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 99,1% so với cùng kỳ.
Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 1,09 tỷ USD, chiếm 23,5% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 6,4% so với cùng kỳ.
Tiếp theo, lần lượt là các ngành hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; cấp nước và xử lý chất thải với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt 98,8 triệu USD và 73,8 triệu USD. Còn lại là các ngành khác.
Xét về số lượng dự án, công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành dẫn đầu về số dự án mới và (chiếm 42,2%) và số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 63,5%). Ngành bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số giao dịch GVMCP (chiếm 39,6%).
Đã có 55 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong tháng 1/2025. Trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 1,25 tỷ USD, chiếm hơn 28,9% tổng vốn đầu tư, gấp 13,4 lần cùng kỳ. Singapore đứng thứ 2 với hơn 1,24 tỷ USD, chiếm 28,7% tổng vốn đầu tư, tăng 1,1% so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông,…
Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 30,1%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 19%) và GVMCP (chiếm 25,4%).
Các NĐTNN đã đầu tư vào 39 tỉnh, thành phố trên cả nước trong tháng 1/2025. Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng hơn 1,39 tỷ USD, chiếm 32,2% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp gần 6,1 lần cùng kỳ.
Đáng chú ý, Đồng Nai xuất hiện ở vị trí thứ 2 với gần 959 triệu USD, chiếm 22,1% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp hơn 3,4 lần cùng kỳ. Hà Nội đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký 716,4 triệu USD, chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư cả nước, tăng 1,9% so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là TP.HCM, Hải Phòng, Bình Dương…
Nếu xét về số dự án, TP.HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 35,5%), số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 19%) và GVMCP (chiếm 64,2%).
Về vốn thực hiện, trong tháng 1/2025, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng 1,51 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ.
Trước đó, trong năm 2024, vốn FDI thực hiện đã lập kỷ lục đạt 25,35 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm 2023, đánh dấu mức giải ngân cao nhất từ trước đến nay.

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh xuất khẩu “Xanh - Sạch - Số” tại HCM City Export 2025
DNTH: Ngày 27/3, Hội chợ Hàng Việt Nam Tiêu biểu xuất khẩu 2025 (HCM City Export 2025) chính thức khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện do UBND TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Bộ Công thương tổ chức.

Đồng bằng sông Cửu Long và bài toán thu hút vốn xanh cho phát triển bền vững
DNTH: Ngày 27/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2024 với chủ đề “Huy động...

Hướng đi nào cho gạo Việt Nam trước sức cạnh tranh từ Ấn Độ?
DNTH: Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn khi Ấn Độ nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo, gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để duy trì và nâng cao vị thế, ngành gạo Việt Nam cần tìm ra những chiến lược...

SMEs Nông thôn: Động lực phát triển kinh tế địa phương
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) ở khu vực nông thôn Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và góp phần giảm nghèo. Tuy nhiên, khi đối mặt với các doanh nghiệp lớn, họ phải đối diện với không ít...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục đà tăng
DNTH: Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục có xu hướng tích cực, dù biến động không lớn. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ.

Lấy kinh tế tư nhân làm trọng tâm của chính sách, chiến lược phát triển
DNTH: Nếu đã xác định kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo, thì các chính sách và chiến lược phát triển phải lấy khu vực này làm trọng tâm.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...