Hợp tác 4 bên, tiếp sức cho người trồng chanh dây tại Gia Lai

06:40 | 11/08/2022

DNTH: Chiều 10/8, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai đã diễn ra Hội nghị ký kết bản ghi nhớ hợp tác xây dựng, phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ chanh dây trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2022- 2025.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Minh Vỹ.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Minh Vỹ.

Gia Lai hiện có 5000 ha chanh dây

Ký kết bản ghi nhớ hợp tác 4 bên, gồm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, Công ty cổ phần Tiến Nông Gia Lai, Công ty cổ phần Quốc tế Thông Đỏ và Công ty TNHH Quicornac.

Các đại biểu, đồng chủ trì hội nghị. Ảnh: Minh Vỹ.
Các đại biểu, đồng chủ trì hội nghị. Ảnh: Minh Vỹ.

Tham dự buổi lễ có ông Vũ Ngọc An - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lê Văn Tuyến - Giám đốc Công ty cổ phần Quốc tế Thông Đỏ, Lưu Quốc Thạnh - Giám đốc Công ty TNHH Quicornac, Cao Văn Quang - Giám đốc Công ty cổ phần Tiến Nông Gia Lai.

Ngoài ra còn có lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, thị xã, thành phố; một số hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trong tỉnh...

Phát biểu tại hội nghị, ông Vũ Ngọc An - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: “Hiện nay, diện tích chanh dây trên địa bàn toàn tỉnh khoảng hơn 5000 ha, với tổng sản lượng khoảng 190.445 tấn/năm, trong thời gian tới dự kiến sẽ mở rộng lên khoản 6000 ha loại cây này”.

Ông Vũ Ngọc An- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- phát biểu. Ảnh: Minh Vỹ.
Ông Vũ Ngọc An - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - phát biểu. Ảnh: Minh Vỹ.

“Mục đích của hội nghị nhằm giới thiệu các doanh nghiệp, HTX tham gia liên kết hình thành chuỗi phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chanh dây trên địa bàn tỉnh; từ khâu chọn giống, kỹ thuật trồng, vật tư nông nghiệp, bao tiêu sản phẩm, tạo ra các chế phẩm từ chanh dây. Qua đó giúp người dân, HTX, doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước gắn bó với nhau, cùng nhau hợp tác giai đoạn từ năm 2022-2025”, ông An nói thêm.

Tiến Nông Gia Lai trong chuỗi liên kết

Sau khi tìm hiểu năng lực, tiềm năng và nhu cầu thực tế, các bên thống nhất ký kết bản ghi nhớ hợp tác xây dựng, phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ chanh dây trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2022-2025.

Hợp tác ký kết 4 bên, tiếp sức cho người trồng chanh dây tại Gia Lai. Ảnh: Minh Vỹ.
Hợp tác ký kết 4 bên, tiếp sức cho người trồng chanh dây tại Gia Lai. Ảnh: Minh Vỹ.

Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương trong tỉnh giới thiệu các hộ nông dân, HTX trên địa bàn tham gia liên kết; phối hợp, tư vấn, hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu và hình thành chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ chanh dây trên địa bàn.

Công ty cổ phần Quốc tế Thông Đỏ cung cấp giống chanh dây đủ chủng loại, đảm bảo chất lượng; hướng dẫn cho các HTX, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh để sản xuất kinh doanh chanh dây có hiệu quả, nhằm đảm bảo theo đúng quy cách, số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm…

Công ty TNHH Quicornac đảm bảo thu mua toàn bộ sản phẩm chanh dây theo đúng cam kết trong hợp đồng đã ký với các HTX; phối hợp với các HTX tổ chức các biện pháp thu mua phù hợp với thời gian thu hoạch của bên sản xuất và kế hoạch giao nhận của bên thu mua.

Ông Cao Văn Quang - Giám đốc Công ty cổ phần Tiến Nông Gia Lai. Ảnh: Minh Vỹ.
Ông Cao Văn Quang - Giám đốc Công ty cổ phần Tiến Nông Gia Lai. Ảnh: Minh Vỹ.

Công ty cổ phần Tiến Nông Gia Lai tư vấn, cung cấp vật tư nông nghiệp cho các HTX có nhu cầu liên kết sản xuất và tiêu thụ chanh dây trên địa bàn thông qua hợp đồng ký kết và đảm bảo các nội dung về hàng hóa, số lượng, giá cả, giao hàng, phương thức thanh toán và các điều khoản khác.

Vườn trồng chanh dây sử dụng phân bón Tiến Nông Gia Lai. 
Vườn trồng chanh dây sử dụng phân bón Tiến Nông Gia Lai. 

Tiến Nông Gia Lai đảm bảo cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng chủng loại, chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với cây chanh dây. Qua đó, giúp bà con nông dân thay đổi tư duy, phương thức canh tác, thay thế các loại cây trồng kém hiệu quả góp phần xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

Lãnh đạo và nhân viên Tiến Nông Gia Lai dự hội nghị. Ảnh: Minh Vỹ. 
Lãnh đạo và nhân viên Tiến Nông Gia Lai dự hội nghị. Ảnh: Minh Vỹ. 

Ông Cao Văn Quang- Giám đốc Công ty cổ phần Tiến Nông Gia Lai, cho biết: “Chanh dây nói riêng và các loại cây trồng khác nói chung, mục đích của Tiến Nông là nghiên cứu, sản xuất ra các loại phân bón phù hợp với từng loại cây trồng, từng vùng đất riêng… Nhằm mang lại lợi ích thiết thực giúp bà con giảm lượng phân bón từ 20 đến 30%, nhưng đồng thời giúp tăng năng suất, sản lượng từ 20 đến 30%. “Nông dân giàu có, Việt Nam thịnh vượng” đó là mục đích hướng tới của Tiến Nông”.

Tiến Nông Gia Lai (địa chỉ 230C Nguyễn Tất Thành, phường Phù Đổng, TP. Pleiku) với vai trò nghiên cứu thổ nhưỡng, ứng dụng khoa học công nghệ cung cấp các gói giải pháp dinh dưỡng cho các loại cây trồng trọng điểm như chanh dây, cà phê, cây ăn quả, mía đường, cao su, lúa, ngô, sắn... Hiện nay, Tiến Nông Gia Lai đã đạt được những thành tựu về cung cấp giải pháp dinh dưỡng cây trồng ở các đơn vị: Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tổng Công ty Vinacafe, Binh đoàn 15, nhiều HTX, hộ nông dân có diện tích lớn trên địa bàn tỉnh Gia Lai.  

 

 

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Vải thiều chế biến, dư địa còn bỏ ngỏ

DNTH: Mỗi vụ vải thiều, hàng trăm nghìn tấn đổ về chợ đầu mối, trạm trung chuyển, cửa khẩu biên giới – nhưng phần lớn vẫn là hàng tươi, tiêu thụ trong vài ngày. Trong khi đó, nhu cầu vải sấy, nước ép, vải đông lạnh lại đang...

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum

DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca

DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc

DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu

DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...

XEM THÊM TIN