Hụt 'chỉ định' bán thuốc điều trị COVID-19, Phytopharma làm ăn ra sao?

17:24 | 05/08/2021

DNTH: Là nhà phân phối của nhiều hãng dược lớn trong và ngoài nước như: Pfizer, Zuellig Pharma, DKSH, doanh thu hàng năm của Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2 (Phytopharma) luôn duy trì mức cao với hàng chục nghìn tỷ đồng và liên tục tăng trưởng các năm qua.

dscf0018-155374048455736650994-1150

Ông lớn dược phẩm Phytopharma là chủ sở hữu toà nhà cùng tên nằm cạnh Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Internet

Ngày 3/8, Sở Y tế TP.HCM đã có công văn khẩn số 5216 gửi các bệnh viện, cơ sở chăm sóc, theo dõi trường hợp F0 về việc mua thuốc điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Theo đó, Sở Y tế đề nghị các đơn vị này "mua gấp" hai loại thuốc: kháng viêm Medrol (Methyl prednisolone) 16mg của Công ty Pfizer và kháng đông Xareltol (Rivaroxaban) 20mg của Công ty Bayer để kịp thời điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Công văn của Sở Y tế nêu rõ nơi cung ứng hai loại thuốc trên là Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2 (Phytopharma).

Nhưng ngay sau đó, Sở Y tế TP.HCM ban hành công văn 5279 thay thế công văn 5216. Bằng  công văn mới, cơ quan này cho rằng một số bệnh viện đang có nhu cầu sử dụng thuốc có hoạt chất Methyl prednisolone và Rivaroxaban, đề nghị các đơn vị căn cứ tình hình thực tế của đơn vị và phác đồ điều trị của Bộ Y tế, hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện nghiên cứu xem xét xây dựng phác đồ điều trị có sử dụng các thuốc nói trên; việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Việc mua sắm thuốc phục vụ công tác điều trị người bệnh COVID-19 được áp dụng theo các quy định của Luật Đấu thầu - công văn nêu.

Tuy nhiên, cùng ngày, Sở Y tế TP.HCM đã ban hành công văn số 5289 để thu hồi cả 2 công văn số 5216 và 5279 nói trên với lý do “một số nội dung chưa phù hợp”. Tất cả các văn bản này đều do Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam ký, ban hành trong cùng ngày 3/8.

Tìm hiểu của Nhadautu.vn cho thấy, tiền thân của Phytopharma là Công ty thuốc dân tộc Trung ương, tập hợp từ một số cơ sở thuốc Nam, thuốc Bắc sau năm 1975. Doanh nghiệp này sau đó đổi tên thành Công ty Dược liệu cấp I TP.HCM, rồi Công ty Dược liệu TW2. Năm 2002, công ty này tiến hành cổ phần hoá với vốn điều lệ 14 tỷ đồng.

Giai đoạn 2008 – 2018, Phytopharma đã thực hiện 5 lần tăng vốn, nâng quy mô vốn điều lệ lên mức 254,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, quy mô vốn điều lệ của Phytopharma càng tăng, thì tỉ lệ sở hữu của cổ đông Nhà nước, mà đại diện là Tổng Công ty Dược Việt Nam (DVN), ngày càng sụt giảm.

Tính đến ngày 31/12/2019, tỉ lệ sở hữu của DVN tại Phytopharma chỉ còn ở mức 9,9% trong khi số cổ phần chi phối thuộc về Công ty TNHH Phytopharco Việt Nam (Phytopharco Việt Nam) với tỉ lệ sở hữu 62,53% vốn điều lệ và ông Nguyễn Công Chiến sở hữu 5,19%. Số cổ phần còn lại của Phytopharma do các cổ đông khác nắm giữ.

Trong đó, Phytopharco Việt Nam được thành lập từ tháng 6/2009. Cập nhật ở lần thay đổi ĐKKD mới nhất (tháng 10/2017), 99% cổ phần tại đây do ông Nguyễn Công Chiến (SN 1967) nắm giữ.

Như vậy, số cổ phần mà ông Nguyễn Công Chiến sở hữu trực tiếp và gián tiếp tại Phytopharma lên đến 67,72%. Hiện, doanh nhân sinh năm 1967 này cũng đang đảm trách vai trò Chủ tịch HĐQT của Phytopharma.

Trên trang chủ, Phytopharma cho biết ông Nguyễn Công Chiến đã có hơn 30 năm kinh nghiệm quản lý và điều hành các doanh nghiệp, trên nhiều lĩnh vực từ kinh doanh dược liệu, dược phẩm, thiết bị y tế, tới kinh doanh bất động sản. Ngoài Phytopharma, ông Chiến còn đứng tên tại một số doanh nghiệp khác như CTCP Đầu tư và tư vấn Kim Điền, CTCP Đầu tư Mã Mây hay CTCP PSK.

central-le-khoi-cong-du-an-toa-nha-van-phong-phytopharma-02 (1)

Ông Nguyễn Công Chiến- Chủ tịch HĐQT của Phytopharma. Ảnh: Centralcons

Trở lại với Phytopharma, công ty này hiện đăng ký hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh nguyên liệu và thành phần đông nam dược, thành phẩm tân dược, dụng cụ y tế thông thường, bao bì hương liệu, mỹ phẩm để hổ trợ cho việc phát triển dược liệu, và là đối tác của nhiều hãng dược lớn như Pfizer, Zuellig Pharma, DKSH và mới nhất là AstraZeneca tại Việt Nam.

Phytopharma được chú ý trên thị trường khi liên tiếp trúng nhiều gói thầu khủng, riêng năm 2019, doanh nghiệp này trúng khoảng 70 gói thầu với tổng giá hơn 8.240 tỷ đồng, trong đó có nhiều gói thầu lớn cung cấp thuốc.

Đơn cử, đầu năm 2019, Phytopharma trúng Gói thầu số 2 cung cấp thuốc biệt dược gốc Tienam (Imipenem + Cilastatin 500mg + 500mg) thuộc Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá cho các cơ sở y tế trên toàn quốc năm 2018 với giá trúng thầu hơn 1.053 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tiết kiệm 5,3%.

Cũng trong thời gian đó, tại Gói thầu số 7 mua thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị thuộc danh mục đấu thầu tập trung quốc gia có giá gói thầu hơn 4.398 tỷ đồng, Phytopharma trúng thầu với giá trị hơn 2.712 tỷ đồng. Đây là gói thầu thuộc Dự án lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc năm 2019 - 2020 thuộc danh mục thuốc đấu thầu tập trung quốc gia do Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thí điểm tổ chức thực hiện đấu thầu. 

Bên cạnh đó, Phytopharma cũng đang có khoản phải thu với tổng số tiền tối đa lên đến 350 tỷ đồng đối với Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh Viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định. Quyền liên quan đến tài sản này vào tháng 4/2021 đã được Phytopharma chuyển giao cho Ngân hàng Mizuho Bank,LTD chi nhánh TP.HCM.

Doanh nghiệp của ông Nguyễn Công Chiến hiện sở hữu 3 công ty con là Công ty TNHH MTV Dược liệu TW 2 (tỷ lệ sở hữu 100%), Công ty TNHH Phyto Land (tỷ lệ sở hữu 62,57%), CTCP Phyto Quang Trung (tỷ lệ sở hữu 96%) và 1 công ty liên kết là Công ty TNHH Dược liệu Trung Ương 2 Phytopharma Sài Gòn (tỷ lệ sở hữu 40%).

Trong số này, Phyto Land là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản được thành lập vào tháng 11/2018 với vốn điều lệ ở mức 21,18 tỷ đồng. Tại ngày 2/10/2020, công ty này có vốn điều lệ 61,8 tỷ đồng, ngoài Phytopharma nắm giữ 62,57% thì số còn lại thuộc về ông Nguyễn Công Chiến. Hiện, trụ sở chính của Phyto Land được đặt tại khu đất số 24 Nguyễn Thị Nghĩa, phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM.

Lưu ý rằng, đây cũng là địa điểm dự án Toà nhà văn phòng của Phytopharma được khởi công vào ngày 10/6/2020. Dự án có quy mô 3 tầng hầm và 17 tầng cao, dự kiến hoàn thành trong vòng 14,5 tháng.

Ít ai biết rằng, Phytopharma còn là chủ sở hữu tòa nhà Phytopharco, tọa lại tại đất vàng quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, đối diện tòa nhà Hàm Cá Mập, hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Cùng với đó, công ty này cũng là chủ Kho Dược Phẩm GSP diện tích 1.600m2.

Screenshot (983)
Tiềm lực của Phytopharma

Là doanh nghiệp lớn trong ngành dược phẩm và là nhà phân phối của nhiều hãng dược lớn trong và ngoài nước như: Pfizer, Zuellig Pharma, DKSH, doanh thu hàng năm của Phytopharma luôn duy trì mức cao với hàng chục nghìn tỷ đồng và liên tục tăng trưởng.

Như năm 2016, doanh thu thuần đạt 11.442 tỷ đồng, thì đến năm 2019 đã là 15.265 tỷ đồng trước khi giảm nhẹ về mức 15.210 tỷ đồng vào năm 2020. Nửa đầu năm 2021, trước những ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, doanh thu thuần của Phytopharma vẫn duy trì ở mức cao với 7.395 tỷ đồng, con số này gấp nhiều lần những doanh nghiệp lớn khác cùng ngành như CTCP Dược Hậu Giang (1.965 tỷ đồng) hay CTCP Traphaco (1.028 tỷ đồng).

Dù vậy, do đặc thù thương mại, biên lợi nhuận gộp của Phytopharma khá mỏng, giai đoạn 2016-2020, tỉ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của chưa đạt tới 1%. Riêng 6 tháng đầu năm 2021, Phytopharma lãi trước thuế 36,6 tỷ đồng và lãi ròng 29 tỷ đồng.

Năm 2021, công ty đặt kế hoạch doanh thu đạt 9.500 tỷ đồng và lãi trước thuế 65 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa đầu năm, Phytopharma đã hoàn thành 77% kế hoạch doanh thu và 56% mục tiêu lợi nhuận đề ra.

Việc mở rộng quy mô hoạt động cũng giúp cho tài sản của Phytopharma tăng lên nhanh chóng, như năm 2016 là 3.749 tỷ đồng thì đến cuối tháng 6/2021 đã là 6.573 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng lên đến 75%.

Copy link

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hơn 218.500 doanh nghiệp thành lập mới, quay lại hoạt động trong 11 tháng

DNTH: Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 11 tháng năm 2024 đạt hơn 218.000 doanh nghiệp, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi số doanh nghiệp rút lui khỏi...

Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý và vận hành khu công nghiệp

DNTH: Nhiều năm kinh nghiệm đầu tư, quản lý vận hành khu công nghiệp, ROX Group (tiền thân là Tập đoàn TNG Holdings Vietnam) đã tiên phong phát triển các giải pháp “xanh”, hướng đến phát triển bền vững.

The Sonata: Sống tận hưởng tại “tọa độ quốc tế” bên sông Hàn

DNTH: Là khu thấp tầng hiếm hoi kề sông Hàn, The Sonata thuộc quần thể Sun Symphony Residence với những tiện ích sống chuẩn “hội nhập” hứa hẹn quy tụ cộng đồng cư dân tinh hoa, tạo nên giá trị thương mại sôi động, nhịp sống phồn...

Đồng Nai: Vi phạm môi trường, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam bị xử phạt 790 triệu đồng

DNTH: UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định xử phạt hành chính 790 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam do vi phạm trong lĩnh vực môi trường.

BCG Energy - 'quân bài' chiến lược trong phát triển bền vững của Bamboo Capital

Trước thách thức của biến đổi khí hậu, Bamboo Capital tiên phong đầu tư vào năng lượng tái tạo thông qua BCG Energy, với mục tiêu dẫn đầu xu hướng năng lượng sạch và góp phần vào tương lai bền vững của Việt Nam.

Chỉ số PMI chững lại do ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu

DNTH: Ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 11/2024, tuy nhiên các điều kiện kinh doanh tổng thể cải thiện ở mức độ thấp hơn so với tháng trước đó. Sản lượng và số đơn đặt hàng mới đã tăng chậm lại và...

XEM THÊM TIN