Kem chống nắng thương hiệu Zo Skin Health có dấu hiệu vi phạm quy định tem nhãn
09:39 | 09/06/2023
DNTH: Sản phẩm kem chống nắng thương hiệu Zo Skin Health được khách hàng mua từ Phòng Khám Da liễu Bác sĩ Đan Thanh có dấu hiệu vi phạm các quy định về tem nhãn phụ đối với sản phẩm nhập khẩu. Bên cạnh đó, khách hàng cũng nghi ngờ về chất lượng và nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.
Người dùng bất ngờ phát hiện bất thường
Là khách hàng sử dụng dịch vụ của Phòng khám Da liễu Bác sĩ Đan Thanh, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh (phòng khám Đan Thanh), bà P.T.X được bác sĩ tư vấn dùng kem chống nắng Zo Skin Health Sunscreen + Primer SPF 30. Bản thân bà X. và người thân cũng rất ưa chuộng dòng sản phẩm này và đã sử dụng được một thời gian dài.
Tuy vậy, thời gian gần đây trong quá trình sử dụng bà X. và người thân cảm giác kem bị đổi màu, mùi hương có phần khác đi và chất liệu cũng không còn mịn như trước đây. Thậm chí xuất hiện tình trạng màu đen hạt li ti, gây nhám da, khó chịu. Tiếp tục kiểm tra sản phẩm, bà X. phát hiện nhiều bất thường về nhãn mác, một số thông tin gây khó hiểu cho người dùng.
Trong khi đó, check thông tin mã QR trên bao bì sản phẩm qua tổng đài 8077 như hướng dẫn thì tin nhắn trả về ghi rõ: “Cảm ơn bạn đã mua sản phẩm chính hãng tại Công ty TNHH Mỹ phẩm Hoàng Huy.
Theo lời bà X., vì là khách hàng quen biết nên khi phát hiện vấn đề bất thường của kem bà đã ngay lập tức báo với Phòng khám và được hỗ trợ đổi sản phẩm mới. Tuy nhiên, sản phẩm mới khi khui ra cũng bị trường hợp tương tự khiến bà lo lắng.
Đối với các sản phẩm Kem chống nắng Zo Skin Health Sunscreen + Primer SPF 30 mà bà X. cung cấp, PV ghi nhận nhãn phụ bằng tiếng Việt của sản phẩm đã được dán đè lên nhãn gốc, che gần hết phần công dụng và hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Anh của sản phẩm.
Nhãn phụ này cũng không thể hiện rõ thông tin về hướng dẫn sử dụng, thành phần, hay cảnh báo nào mà chỉ ghi dòng chữ yêu cầu khách hàng “xem trên bao bì sản phẩm” dù đã bị dán đè lên. Đơn vị nhập khẩu và phân phối cũng được viết tắt bằng tiếng Anh là “Hoàng Huy Co. Ltd., 225 Nguyễn Hồng Đào, P.14, Q.TB, TP.HCM”.
Vi phạm quy định về tem nhãn?
Theo Luật sư Trần Đức Phượng (Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, Nghị định số 43/2017 ngày 14/04/2017 của Chính phủ quy định rõ, nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. Còn nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu.
Theo đó, nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
Đặc biệt, đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
“Như vậy, sản phẩm kem chống nắng Zo Skin Health mà khách hàng mua từ Phòng khám bác sĩ Đan Thanh có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các quy định về nhãn phụ được quy định tại Nghị định số 43/2017 của Chính phủ. Cụ thể, đơn vị phân phối ghi tên đơn vị nhập khẩu không đúng, không đầy đủ vì tên riêng là “Mỹ phẩm Hoàng Huy” và lại viết bằng tên giao dịch tiếng Anh là không đúng quy định. Phần “công dụng” và “hướng dẫn sử dụng” cũng không được nhà phân phối dịch đúng với nhãn gốc. Đặc biệt, nhãn phụ của sản phẩm không ghi “thông tin, cảnh báo” như nhãn gốc và nội dung bắt buộc theo Phụ lục I Nghị định số 43/2017”, Luật sư Phượng phân tích.
Như chúng tôi đã đề cập trước đó, trên nhãn phụ của sản phẩm “Kem chống nắng Zo Skin Health Sunscreen + Primer SPF 30” hiển thị đơn vị nhập khẩu và phân phối là “Hoàng Huy Co. Ltd”.
Theo tìm hiểu của PV, doanh nghiệp này có tên đầy đủ là Công ty TNHH Dược mỹ phẩm Hoàng Huy, được thành lập 300/1/2010, có trụ sở tại số 225 đường Nguyễn Hồng Đào, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM. Bà Nguyễn Thị Thanh Hà là người đại diện pháp luật của công ty. Doanh nghiệp này có ngành nghề kinh doanh chính: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình. Chi tiết: Bán buôn mỹ phẩm.
Công ty TNHH Dược mỹ phẩm Hoàng Huy cũng là tổ chức chịu trách nhiệm đưa sản phẩm Zo Skin Health ra thị trường, đứng tên công bố và được Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cấp số tiếp nhận phiếu công bố đối với sản phẩm mỹ phẩm trên.
Sản phẩm công bố có nguồn gốc từ Mỹ, được Công ty Dược Mỹ phẩm Hoàng Huy nhập khẩu và phân phối. Trên website của mình, Công ty Hoàng Huy cũng tuyên bố “là đơn vị phân phối độc quyền mỹ phẩm Zo Skin Health”.
PV đã liên hệ qua số hotline của Công ty Dược Mỹ phẩm Hoàng Huy và được nhân viên của doanh nghiệp này xác nhận Phòng khám da liễu Bác sĩ Đan Thanh chính là đại lý phân phối các sản phẩm Zo Skin Health.
Bên cạnh đó, PV cũng đặt câu hỏi vì sao các thông tin trên về sản phẩm bằng tiếng Việt lại rất ít trên tem nhãn phụ thì nhân viên này nói: “Đó là lý do Công ty chỉ phân phối sỉ các sản phẩm đến Spa và Thẩm mỹ viện để khi có sản phẩm cần dùng, theo dõi thì sẽ có nhân viên tư vấn cho mình rất kỹ. Với lại loại kem chống nắng sử dụng rất đơn giản, giống như tất cả các loại kem chống nắng khác. Hơn nữa, theo quy định của Cục Quản lý Dược bên chị muốn để thêm nhiều thông tin cũng không được”./.
Vi phạm quy định về tem nhãn phụ bị xử lý thế nào?
Nghị định số 119/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định, đối với hành vi vi phạm về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa, cá nhân hoặc tổ chức vi phạm có thể chịu mức phạt cao nhất lên đến 30 triệu đồng, tuỳ theo giá trị hàng hoá vi phạm.
Ngoài ra, còn có một loạt hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng có thời hạn từ 1 tháng đến 6 tháng đối với Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp (Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận, thử nghiệm, giám định, kiểm định); Giấy chứng nhận hợp chuẩn; Giấy chứng nhận hợp quy; dấu hợp chuẩn; dấu hợp quy; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận; chứng chỉ công nhận; giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; chứng chỉ (tem, dấu, giấy chứng nhận) kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm... Cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Nam Phương - Hà Phương
Cùng chuyên mục
- Tags:
- vi phạm tem nhãn /
- bác sĩ đan thanh /
- phòng khám da liễu đan thanh /
- thương hiệu zo skin health /
- kem chống nắng /
- Công ty Hoàng Huy /
- Mỹ phẩm /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
MobiSafe - “Áo giáp” bảo vệ người dùng trước các mối đe dọa trực tuyến
DNTH: Không gian mạng càng mở, các rủi ro về an toàn thông tin càng tăng. Điều này bắt buộc người dùng phải nâng cao cảnh giác, trang bị thêm giải pháp bảo mật nhằm ngăn chặn các nguy cơ gây hại.
Phát hiện số lượng lớn xác lợn chết và thịt lợn không rõ nguồn gốc
DNTH: Ngày 22/12, Công an huyện Định Quán (Đồng Nai) đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra, làm rõ một cơ sở có dấu hiệu giết mổ lợn đã chết và kinh doanh thịt lợn trái phép.
Vì sao sách giả, sách lậu vẫn lan tràn?
DNTH: Thời gian qua, dù các cơ quan chức năng đã có những biện pháp xử lý thích đáng với các cá nhân, đơn vị làm sách giả, sách lậu, tuy nhiên thực trạng này vẫn còn diễn biến phức tạp. Điều gì đã khiến cho sách giả, sách lậu...
Sách lậu, sách giả: Trách nhiệm không chỉ thuộc về các nhà xuất bản
DNTH: Cần có sự chung tay của nhiều bên với những giải pháp đồng bộ, quyết liệt để giải quyết căn cơ, tận gốc vấn nạn in và tiêu thụ lậu các xuất bản phẩm trong đó có sách giáo khoa.
Thu hồi 139 mã vùng trồng và 192 mã nhà đóng gói vi phạm quy định
DNTH: Năm 2024, các cơ quan chức năng đã cấp 1.194 mã số vùng trồng, 175 mã số nhà đóng gói nhưng cũng thu hồi nhiều mã vùng trồng, nhà đóng gói vi phạm quy định.
Gian nan trong kiểm soát hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
DNTH: Nhiều container hàng hóa xuất nhập khẩu giả nhãn hiệu nổi tiếng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đã bị lực lượng Hải quan ngăn chặn kịp thời tại các cửa khẩu trong thời gian qua. Tuy nhiên trong quá trình đấu tranh, ngành...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Tăng mức phạt vi phạm, giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
-
Nỗ lực vì TP. Pleiku “văn minh-xanh, sạch, đẹp”
-
Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội theo bảng giá mới năm 2025
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...