Khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm 'rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm'
14:51 | 11/09/2024
DNTH: Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Nguyên, đến 7 giờ ngày 11/9, mưa lũ trong những ngày vừa qua đã gây thiệt hại ước tính trên 195 tỷ đồng.
Thái Nguyên: Tổng thiệt hại do bão lũ ước tính trên 195 tỷ đồng
Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Nguyên, đến 7 giờ ngày 11/9, mưa lũ trong những ngày vừa qua đã gây ngập lụt, cô lập 22 xã, phường tại thành phố Thái Nguyên, 23 xã của huyện Định Hóa, 10 xã huyện Phú Lương, 8 xã huyện Phú Bình; 3.756 nhà ở bị ngập và phải di dời khẩn cấp; 25 điểm trường bị ảnh hưởng; trên 7.000 ha lúa, hoa màu bị đổ, ngập nước; hơn 255 nghìn con gia súc, gia cầm bị chết, lũ cuốn; 1.600 ha nuôi cá bị ngập; 4 trạm biến áp hư hỏng, 60 cột điện bị đổ… Tổng thiệt hại ước tính trên 195 tỷ đồng.
Chính quyền địa phương đã huy động trên 7.000 cán bộ, chiến sỹ công an, quân đội và dân quân tự vệ… hỗ trợ nhân dân ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ, ngập lụt gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
Hiện, nước sông Cầu khu vực thành phố Thái Nguyên đang rút. Mực nước tại trạm thủy văn Gia Bảy lúc 9 giờ ngày 11/9 đang ở mức 2.718 cm, trên báo động 3 là 18 cm (đỉnh lũ 2.981cm); tại trạm thủy văn Chã, nước lũ tiếp tục lên, hiện ở cao trình 1.060 cm, trên mức báo động 3 là 60 cm; mực nước hồ Núi Cốc hiện ở cao trình 47,12 cm, trên mức báo động 2 là 57 cm, đang xả tràn với lưu lượng 300 m3/giây.
Các khu dân cư thuộc phường Quang Vinh, Đồng Bẩm, Túc Duyên, các xã Linh Sơn, Cao Ngạn… của thành phố Thái Nguyên vẫn bị ngập úng, việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Một số tuyến đường nội thị vẫn ngập như: đường Dương Tự Minh đoạn phường Quang Vinh, đường Hoàng Văn Thụ, ngã 5 Tỉnh ủy…; khu vực tổ dân phố Cầu, Kè, Soi… phường Lương Sơn, thành phố Sông Công. Mực nước sông Cầu tại huyện Phú Bình và thành phố Phổ Yên đang lên, gây ngập lụt cho một số tuyến đường dân sinh các xã ven sông của huyện Phú Bình, khu dân Soi Cốc phường Tân Phú, thành phố Phổ Yên.
Sáng 11/9, một số khu dân cư, tuyến phố, trường học trên địa bàn tỉnh đã rút nước, đang được các lực lượng, người dân triển khai dọn dẹp. UBND tỉnh Thái Nguyên đang xây dựng kế hoạch khắc phục hậu quả mưa lũ bảo đảm sát thực tế, theo phương châm 3 rõ là “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm” của từng cấp, từng tổ chức, cá nhân.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành công điện yêu cầu các huyện, thành phố huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai với phương châm tuyệt đối không để người dân nào thiếu chỗ ở, thiếu nước sạch, đói, thiếu vật dụng khác; không để xảy ra dịch bệnh, ô nhiễm môi trường sau lũ, ngập lụt, không để ảnh hưởng tới việc học tập của học sinh.
Các địa phương cần chủ động chủ trì, phối hợp với các lực lượng quân đội, công an rà soát, nắm tình hình người dân thiếu lương thực, thực phẩm, nước sạch…; tổ chức cấp phát lương thực, thực phẩm... đến tận tay người dân bị ảnh hưởng nhanh nhất, đảm bảo đúng đối tượng, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí, kịp thời thăm hỏi, động viên trường hợp bị ảnh hưởng nặng nề.
Cấp ủy, chính quyền các huyện, thành phố cũng khẩn trương rà soát, sửa chữa, khôi phục các cơ sở y tế bị hư hỏng nhằm kịp thời cứu chữa những người bị thương, chăm sóc sức khỏe người dân...
Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cũng yêu cầu các ngành chức năng rà soát, cảnh báo các điểm có nguy cơ sạt lở, có các biện pháp di dời người dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở, mất an toàn; rà soát vật tư, trang thiết bị trong phòng, chống lụt bão bảo đảm đầy đủ, kịp thời, sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ...
Thái Bình: Khẩn trương di dân tránh lũ
Trước diễn biến mưa lớn kết hợp lũ trên các sông lên cao, uy hiếp an toàn một số địa điểm xung yếu, tỉnh Thái Bình đang khẩn trương di dân ở vùng bờ bao, đê bối đến nơi an toàn. Đồng thời huy động tối đa lực lượng, phương tiện, vật tư gấp rút gia cố một số tuyến đê xung yếu, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của mưa lũ đến sản xuất, sinh hoạt cũng như bảo đảm an toàn hệ thống đê điều.
Sáng 11/9, tại xã Tân Lập (huyện Vũ Thư), nước dâng cao, tràn vào nhà nhiều hộ dân sống cạnh cống Tân Đệ, có nơi lên cao 1 m. Chính quyền khẩn trương sơ tán người dân đến khu vực kiên cố.
Ông Vũ Duy Thuận, Trưởng thôn Tân Đệ, xã Tân Lập cho biết, thôn hiện có 180 hộ. Với mực nước dâng cao, sáng 11/9, chính quyền thôn cùng nhân dân huy động thuyền và một số phương tiện khác trực tiếp di chuyển một số hộ dân ở khu vực nhà yếu, hộ dân ở ngoài đê đến Hội trường thôn Tân Đệ đảm bảo an toàn. Do nước lớn, ngập sâu kết hợp mưa lớn nên công tác di dời gặp nhiều khó khăn.
Bà Trần Thị Sửu, thôn Tân Đệ cho biết, bà ở nhà một mình. Từ chiều qua (10/9), nước bắt đầu tràn vào nhà, đến sáng nay, nước dâng lên ngập ngang người. Do vậy, bà chỉ kịp di chuyển một số tài sản lên cao, còn người buộc phải di chuyển vào nhà người thân ở khu vực kiên cố hơn.
Thống kê đến 9 giờ ngày 11/9, tỉnh Thái Bình thực hiện di dời 464 hộ với trên 1.200 nhân khẩu sinh sống ở vùng bờ bao, đê bối. Cùng với đó, địa phương đang khẩn trương triển khai phương án bảo vệ trọng điểm đê điều xung yếu, công trình đê điều, huy động tối đa phương tiện, nhân lực, vật tư chống tràn các vị trí đê thấp, đê bối, bờ bao. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, đến nay, 8/8 huyện, thành phố tổ chức thành lập 18 Sở chỉ huy tiền phương trên triền đê, sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống.
Ông Trần Quang Hưng, Phó Chủ tịch UBND xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư cho biết, trên địa bàn có 7,5 km đê bao. Ngày 10/9, chính quyền địa phương huy động lực lượng, người dân, công an, quân đội gia cố tại 3 điểm đê bao Thượng Xuân (xã Bách Thuận). Mặc dù vậy, do diễn biến mưa lũ phức tạp, nước sông lên nhanh kết hợp mưa lớn nên sáng 11/9 mực nước tại đê bao giáp cống Tân Đệ nguy cơ bị tràn, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã huy động hơn 200 người đến tập trung gia cố tại điểm xung yếu này.
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Bình, mực nước tại sông Hồng, sông Luộc và sông Trà Lý đều đã vượt báo động III. Lúc 8 giờ ngày 11/9 tại trạm Quyết Chiến (sông Trà Lý) là 5,16 m (cao hơn báo động III 1,26 m), trạm Thái Bình (sông Trà Lý) 3,79 m (cao hơn báo động III 0,29 m); tại trạm Tiến Đức (sông Hồng) 6,42 m (cao hơn báo động III 0,12 m); tại trạm Triều Dương (sông Luộc) 6,25 m (cao hơn báo động III 0,15 m). Dự báo mực nước trên các sông còn tiếp tục lên, nguy cơ rất cao xảy ra ngập lụt tại vùng trũng thấp, bãi bồi ven sông và sạt lở đất, đê kè xung yếu.
Hiện tỉnh Thái Bình dừng tất cả hoạt động của bến đò ngang trên triền sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa, sông Trà Lý và cấm tất cả các loại xe cơ giới đi trên đê (trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa) để bảo đảm an toàn cho tuyến đê cũng như người và phương tiện.
Hải Phòng: Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ cấp độ 2
Vào lúc 11 giờ, ngày 11/9, Đài khí tượng Thủy văn thành phố Hải Phòng ban hành văn bản số DBLU-03/11h00/HPHO về tin lũ khẩn cấp trên sông Văn Úc, tin lũ trên sông Luộc, sông Lạch Tray và cảnh báo tin lũ trên các sông khu vực thành phố.
Theo văn bản này, hiện mực nước trên các sông khu vực Hải Phòng dao động theo thủy triều và ảnh hưởng mực nước lũ thượng nguồn đang lên (do điều tiết xả lũ của thủy điện thượng lưu). Mực nước các sông đang lên. Lúc 11 giờ ngày 11/9/2024 mực nước trên sông Luộc tại trạm Chanh Chử là 3,42 m (trên báo động II là 0,42 m); trên sông Văn Úc tại trạm Trung Trang là 2,61 m (trên báo động III 0,01 m); trạm Kiến An trên sông Lạch Tray là 2,04 m (trên báo động II là 0,14 m); trên các sông Cấm, Bạch Đằng mực nước đang lên dần mức báo động 1.
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn thành phố Hải Phòng, trong 6-12 giờ tới, mực nước trên sông Luộc tại trạm Chanh Chử và mực nước trên sông Văn Úc tại trạm Trung Trang tiếp tục lên và duy trì ở mức trên báo động III. Mực nước trên sông Lạch Tray tại trạm Kiến An tiếp tục lên đến báo động III, sau đó đến chiều tối nay xuống chậm (diễn biến xu thế mực nước vẫn lên xuống theo thủy triều). Mực nước trên sông Cấm tại trạm Cửa Cấm và sông Bạch Đằng tại trạm Do Nghi lên dần đạt mức trên báo động I đến báo động II sau đó chiều tối nay xuống chậm (diễn biến xu thế mực nước vẫn lên xuống theo thủy triều).
Do mực nước sông lên cao kết hợp với mưa lớn nguy cơ gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, gây sạt lở đất khu vực ven các sông Luộc, sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Bạch Đằng và sông Văn Úc, gây ngập lụt các tuyến đường nội thành ven sông. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ cấp II. Lũ trong sông lên cao kết hợp mưa lớn có thể gây ra tình trạng ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của người dân, hoạt động giao thông, công trình nuôi trồng thủy sản trên sông và sản xuất nông nghiệp ven sông suối, cần đề phòng nguy hiểm, sạt lở một số đoạn đê xung yếu ven sông.
Theo ghi nhận của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, sáng nay, do ảnh hưởng của mưa lớn và ảnh hưởng của lũ, khu vực nội thành Hải Phòng, quận Kiến An đã có ngập lụt cục bộ, mức ngập sâu tới đầu gối. Các phương tiện lưu thông rất khó khăn từ lúc 10 giờ 30 phút đến 12 giờ 30 phút.
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/xa-hoi/khac-phuc-hau-qua-thien-tai-theo-phuong-cham-ro-nguoi-ro-viec-ro-trach-nhiem-20240911140508410.htm
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Lũ lụt /
- ngập lụt /
- bão số 3 /
- khắc phục hậu quả thiên tai /
- mưa lũ /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Cảnh báo triều cường sẽ gây thiệt hại nhiều nơi ở Bạc Liêu
DNTH: Bạc Liêu - Dự báo năm 2025, hạn mặn ít khốc liệt hơn năm 2024 nhưng triều cường có khả năng đẩy nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền.
Miền Bắc thấp nhất 5 độ C
DNTH: Không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa khiến sáng nay Mẫu Sơn (Lạng Sơn) rét 5 độ C, vùng núi cao xuống dưới 10 độ, đồng bằng phổ biến 15-16 độ.
Thứ trưởng Bộ Công thương: Điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ có quy mô hàng tỉ USD
DNTH: Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết dự kiến dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có quy mô đầu tư lên tới hàng tỉ USD.
Cách mạng tinh gọn bộ máy phải làm đến cùng, triệt để
DNTH: Chuyên gia cho rằng, để thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, phải đảm bảo nghiên cứu thấu đáo, “vừa chạy vừa xếp hàng” nhưng thận trọng, cẩn thận.
Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh với cá nhân nợ thuế từ 10 triệu đồng
DNTH: Bộ Tài chính vừa đề xuất cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế trên 120 ngày với số tiền từ 10 triệu đồng trở lên sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.
Công bố 12 tuyến du lịch đi bộ trong rừng các huyện miền núi Thanh Hóa
DNTH: Ngày 7/12, tại huyện miền núi Bá Thước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức công bố các tuyến du lịch đi bộ trong rừng (trekking tour) trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...