Khai hội Xuân chùa Keo - Thái Bình 2020

20:10 | 28/01/2020

DNTH: Hàng nghìn người dân, du khách thập phương tham dự lễ khai mạc lễ hội xuân chùa Keo 2020 tại quần thể di tích chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).

Trò chơi truyền thống kéo lửa thổi cơm được người dân Thái Bình lưu truyền qua nhiều thế hệ là một trong những hoạt động đặc sắc của lễ hội xuân Chùa Keo 2020. Ảnh KL

Trò chơi truyền thống kéo lửa thổi cơm được người dân Thái Bình lưu truyền qua nhiều thế hệ là một trong những hoạt động đặc sắc của lễ hội xuân Chùa Keo 2020. Ảnh KL

Sáng 28.1 (mùng 4 tháng Giêng), Lễ hội Xuân chùa Keo năm 2020 đã được khai mạc tại quần thể di tích chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Hàng nghìn người dân, du khách thập phương hành hương lễ Phật, lễ Thánh cầu xin tài, lộc và chiêm ngưỡng công trình kiến trúc độc đáo với tuổi đời gần 400 năm...

Nghi thức khai chỉ mở cửa đền Thánh. Ảnh KL

Nghi thức khai chỉ mở cửa đền Thánh. Ảnh: KL

Lễ hội Xuân chùa Keo 2020 có nhiều lễ thức, trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống, đậm chất văn hóa, mang tính cộng đồng như: Nghi thức khai chỉ mở cửa đền Thánh; lễ dâng hương đền Thánh; kéo thổi cơm thi; thi bắt vịt và chuỗi hoạt động của chương trình tế lễ đầu năm. Trong đó, trò chơi kéo lửa thổi cơm là trò chơi cổ được lưu truyền nhiều năm.

Tại hội Xuân chùa Keo, kéo lửa thổi cơm cần là phần hội đặc sắc thu hút đông đảo người dân và khách thập phương. Năm nay có 4 phe của làng Keo tham gia. Bắt đầu đại diện 4 phe thi chạy giải lấy nước ở sông Hồng về thổi cơm; kéo lửa lấy lửa nhóm bếp thổi cơm. Ảnh KL

Tại hội Xuân chùa Keo, kéo lửa thổi cơm cần là phần hội đặc sắc thu hút đông đảo người dân và khách thập phương. Năm nay có 4 phe của làng Keo tham gia. Bắt đầu, đại diện 4 phe thi chạy giải lấy nước ở sông Hồng về thổi cơm; kéo lửa lấy lửa nhóm bếp thổi cơm. Ảnh: KL

Tục thổi cơm thi của người dân làng Keo diễn ra theo một quy trình khép kín từ việc lấy nước (địch thủy), tạo lửa (địch hỏa), đến thổi cơm. Đây cũng chính là nét độc đáo hấp dẫn làm nên đặc trưng của Lễ hội chùa Keo so với các vùng quê khác.

Trò chơi kéo lửa thổi cơm thu hút hàng nghìn du khách trong lễ hội xuân Chùa Keo 2020. Ảnh KL

Trò chơi kéo lửa thổi cơm thu hút hàng nghìn du khách trong lễ hội xuân Chùa Keo 2020. Ảnh: KL

Hội Xuân chùa Keo 2020 diễn ra trong ngày 28.1, tuy nhiên các hoạt động tế lễ vẫn được Ban trị sự chùa Keo thực hiện trong nhiều ngày sau nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, chiêm bái đầu năm của du khách, tăng ni, phật tử, tín đồ Phật giáo, nhân dân trong và ngoài tỉnh khi về di tích chùa Keo.

Những mâm cơm, xôi sau đó được dâng lên lễ Phật, lễ Thánh.

Những mâm cơm, xôi sau đó được dâng lên lễ Phật, lễ Thánh.

Chùa Keo, tên chữ là Thần Quang Tự, là một trong những ngôi chùa của Việt Nam còn giữ lại được nguyên vẹn nét kiến trúc cổ gần 400 năm, một trong 10 công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của Việt Nam. Chùa xây dựng vào năm 1632 (thời Lê Trung Hưng, thế kỉ XVII) là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, độc đáo gồm 21 công trình, với 157 gian trên khu đất rộng 58.000m2, được xây dựng cân đối theo lối kiến trúc đặc trưng “Nội công ngoại quốc".

Lễ hội chùa Keo diễn ra trong ngày 28.1. Ảnh KL

Lễ hội chùa Keo diễn ra trong ngày 28.1. Ảnh: KL

Chùa Keo ngoài thờ Phật còn thờ Thánh tổ Dương Không Lộ (tiền Phật, hậu Thánh). Công trình kiến trúc nổi tiếng gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thời hậu Lê. Năm 2012, quần thể chùa Keo được công nhận Di tích cấp quốc gia đặc biệt. Năm 2017, lễ hội chùa Keo đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Kiến trúc đặc sắc chùa Keo Thái Bình. Ảnh KL

Kiến trúc đặc sắc chùa Keo Thái Bình. Ảnh: KL

KHÁNH LINH

Theo https://laodong.vn/van-hoa/khai-hoi-xuan-chua-keo-thai-binh-2020-780788.ldo?fbclid=IwAR3ZCmjBMvuR6_vEPz4ZS10DZ2RlrJKxigq53ldUVIFJSchvQ46ZQbLk2aY

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bừng sáng tài sắc muôn hoa tại vòng Bán kết Press Beauty 2025

DNTH: Ngày 29/3, Top 20 nữ sinh đã cùng tranh tài tại vòng thi bán kết của cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí (Press Beauty) 2025. Vòng thi là một sân khấu rực lửa, nơi thể hiện tài năng của các thí sinh sau quá trình được học tập, rèn luyện...

Độc đáo lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

DNTH: Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”

DNTH: Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên là một trong những điểm nhấn thú vị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cuối tuần này.

Nhiều sản phẩm du lịch mới của Hà Nội sắp ra mắt

DNTH: Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3/2025, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,61 triệu lượt khách. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 709.000 lượt, khách du lịch nội địa ước đạt 1,91 triệu...

Tu bổ, tôn tạo di tích Đền Đuổm (Thái Nguyên) xứng tầm giá trị lịch sử

DNTH: Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, các loại hình tín ngưỡng, thờ cúng anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước xuất hiện từ rất sớm, phản ánh quá trình dựng nước, giữ nước trong lịch sử, là...

Hành trình đi tìm hương vị trong phố

DNTH: Hà Nội - nơi mỗi món ăn là một mảnh ghép ký ức. Dự án sách "Ký hoạ hương vị phố Cổ Hà Nội" ra đời từ cái duyên gặp gỡ của nhóm thi họa và những người trót yêu Hà Nội cùng chung một khát vọng: lưu giữ và lan tỏa những...

XEM THÊM TIN