Khai mạc lễ hội Du lịch Hà Nội 2023: “Kết nối di sản phát triển du lịch”

01:02 | 25/03/2023

DNTH: Tối 24/3, lễ hội Du lịch Hà Nội 2023 với chủ đề “Kết nối di sản phát triển du lịch” đã chính thức được khai mạc tại khu vực phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm với mục tiêu quảng bá di sản văn hóa Hà Nội đến du khách trong nước và quốc tế.

Tham dự lễ khai mạc có sự tham gia của bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực thành ủy Hà Nội; ông Phạm Quý Tiên, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Hà Nội; ông Nguyễn Mạnh Quyền, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Hà Nội; các đồng chí lãnh đạo ban, bộ, ngành, Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố Hà Nội, Tuyên Quang, Bắc Giang, Yên Bái cùng các ông/bà đại diện cho tổ chức UNESCO, đại sứ quán các nước tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc tại lễ hội, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Hà Nội cho biết: ngay sau khi Chính phủ mở cửa lại hoạt động du lịch kể từ ngày 15/3/2022, thành phố Hà Nội đã nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm kích cầu, thu hút du khách, đồng thời tạo điều kiện để các đơn vị, doanh nghiệp từng bước phục hồi phát triển trong điều kiện bình thường mới. Nhờ đó, hoạt động du lịch của thành phố đã có sự chuyển biến, phục hồi tích cực trong đó tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội năm 2022 đạt 18,7 triệu lượt khách nhờ đó tổng thu từ khách du lịch đạt trên 60 nghìn tỉ đồng.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Hà Nội phát biểu khai mạc buổi lễ.

Theo kế hoạch, năm 2023, Hà Nội phấn đấu đón và phục vụ trên 22 triệu lượt khách, tăng 17,6% so với năm 2022, tổng thu từ khách du lịch phấn đấu đạt 77 tỷ đồng, tăng 28, 2% so với năm 2022. Với mục tiêu trở thành điểm đến hấp dẫn, hàng đầu của Châu Á và thế giới, xây dựng thương hiệu ẩm thực “Hà Nội là bếp ăn của thế giới”, chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng làm du lịch cần thay đổi tư duy, đổi mới cách làm để phục vụ nhanh chóng ngành du lịch sau đại dịch COVID-19, tạo sự phát triển đột phá, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu chú, khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng phức hợp phù hợp với nhu cầu và xu hướng của du lịch mới.

Chia sẻ về định hướng cho du lịch Hà Nội nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch COVID-19, ông Nguyễn Lê Phúc Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết, năm 2023 được đánh giá là năm đầy triển vọng với nhiều sự kiện, hội nghị và lễ hội quan trọng đặc biệt là Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023 với chủ đề “Kết nối di sản phát triển du lịch”. Đây là dịp đặc biệt để giới thiệu vẻ đẹp, bản sắc văn háo và tôn vinh kết nối di sản của Thủ đô ngàn năm văn hiến đến với bạn bè quốc tế và người dân Việt Nam. Chủ đề “Kết nối di sản phát triển du lịch” năm nay không chỉ là một thông điệp mà còn là một nhiệm vụ lớn, đòi hỏi sự nỗ lực của cả ngành du lịch cùng các lĩnh vực khác.

Ông Nguyễn Lê Phúc - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phát biểu tại buổi lễ.
“Chúng ta cần kết nối di sản văn hóa, lịch sử và thiên nhiên của Hà Nội để phát huy tiềm năng du lịch, đồng thời tạo ra những trải nghiệm độc đáo, phong phú cho du khách” ông Nguyễn Lê Phúc chia sẻ.

Diễn ra từ ngày 23 - 26/3/2023, Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023 với quy mô 150 gian hàng đã thu hút một lượng lớn doanh nghiệp du lịch cùng các hãng hàng không. Đồng thời còn có sự góp mặt của 14 tỉnh, thành trên cả nước (Thanh Hóa, Hà Giang, Lào Cai, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bắc Giang). Đặc biệt, năm nay, tỉnh Thanh Hóa tổ chức sự kiện Tuần Văn hóa Du lịch Thanh Hóa với 17 gian hàng giới thiệu du lịch và sản phẩm OCOP, ẩm thực tại Lễ hội.

Lễ hội du lịch Hà Nội 2023 là dịp đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, tôn vinh và kết nối các di sản, phát triển các sản phẩm du lịch hướng tới du khách, thông qua đó thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với thủ đô Hà Nội và các địa phương liên kết. Là nơi quy tụ những giá trị độc đáo, đặc sắc của làng nghề, ẩm thực Hà Nội và các địa phương.

Lễ hội chia làm 4 khu: khu gian hàng kích cầu du lịch Hà Nội và một số tỉnh, thành phố; khu giới thiệu và trải nghiệm du lịch tại phố Đinh Tiên Hoàng; khu giới thiệu du lịch làng nghề, làng cổ Hà Nội; khu giới thiệu ẩm thực Hà Nội tại phố Lê Thạch.

Các hoạt động chính của lễ hội bao gồm: hội nghị về phát triển sản phẩm du lịch và kinh nghiệm phát triển thị trường; chương trình Famtrip “Hành trình di sản” khảo sát tuyến điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội; giới thiệu các sản phẩm kích cầu du lịch của các khu, điểm, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội và cả nước; các chương trình nghệ thuật hấp dẫn, hoạt động diễu hành xích lô du lịch tái hiện nghi lễ cưới hỏi truyền thống của người Hà Nội…

So với các năm trước, Lễ hội năm 2023 có nhiều nét mới, sáng tạo như: hội nghị phát triển sản phẩm du lịch di sản, Famtrip “Tìm về kinh đô người Việt cổ” tại khu di tích Thành Cổ Loa; hội chợ xúc tiến thương mại du lịch 2023 tại huyện Mỹ Đức, Famtrip “Hành trình di sản” tại Hoàng Thành Thăng Long và làng cổ Bát Tràng. Nhờ đó nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn tại Hà Nội như Hoàng thành Thăng Long, khu Phố cổ, khu vực Ba Vì, Sóc Sơn, Đường Lâm - Sơn Tây và nhiều địa điểm khác được quảng bá. Theo đó, du khách có thêm nhiều cơ hội khám phá các danh lam thắng cảnh, những điểm đến du lịch lý tưởng. Đặc biệt tại Lễ hội có tour trải nghiệm thực tế kết nối di sản Hoàng Thành Thăng Long - Chùa Vĩnh Nghiêm - Tây Yên Tử và trải nghiệm du lịch Thành Cổ Loa… mang lại sự mới lạ cho du khách.

Tại đây, thành phố Hà Nội huy động và động viên các doanh nghiệp đưa ra các sản phẩm kích cầu du lịch khuyến mại để du khách có cơ hội được sử dụng dịch vụ tốt với giá hấp dẫn nhất. Các doanh nghiệp, khu, điểm du lịch sẽ công bố một số sản phẩm du lịch mới là những tour độc lạ mang lại trải nghiệm mới được xây dựng trên cơ sở những điểm di tích lịch sử văn hóa của Hà Nội và các địa phương.

Cùng với nhiều hoạt động trải nghiệm tour du lịch văn hóa, các hoạt động trình diễn quy mô; Ban Tổ chức hy vọng người dân Thủ đô và du khách tham dự lễ hội sẽ có những trải nghiệm thú vị, ý nghĩa với chương trình Lễ hội du lịch Hà Nội năm 2023.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

Đại biểu tham dự chương trình.
Các đại biểu thăm quan các gian hàng.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Sinh viên Nguyễn Thị Khánh Huyền thành công chinh phục danh hiệu Hoa khôi Báo chí 2025

DNTH: Trong đêm Chung kết cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí - Press Beauty 2025, Nguyễn Thị Khánh Huyền có phần trả lời ứng xử thuyết phục bằng tiếng Việt và tiếng Anh, để lại dấu ấn sâu sắc về một cô gái can đảm vượt qua nỗi tự...

Đại lễ Vesak 2025: 10.000 người sẽ tham dự lễ hoa đăng cầu nguyện hòa bình

DNTH: Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 (Đại lễ) từ ngày 6 đến 8/5 ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, các hoạt động chào mừng diễn ra từ ngày 2.5. Trong khuôn khổ đại...

'Sắc màu thành phố Bác' đặc sắc với nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống

DNTH: Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như cải lương, hát bội, múa bóng rỗi, đờn ca tài tử... được trình diễn kết hợp trong chương trình 'Sắc màu thành phố Bác', diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM).

Hà Nội bắn pháo hoa mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

DNTH: Thành phố tổ chức bắn pháo hoa vào ngày 22/4 và 27/4 tại khu vực đường đua F1 (quận Nam Từ Liêm) và công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

Công nghệ trình chiếu ánh sáng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

DNTH: Tối 19/4, UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao TP Hồ Chí Minh đã khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, công nghệ trình diễn chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác” để chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam,...

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

DNTH: Sáng nay (18/4) tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023-2025) tổ chức Họp báo các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống...

XEM THÊM TIN