Khai thác tiềm năng, tăng thêm sức hút

06:19 | 25/07/2023

DNTH: Chi Lăng là vùng đất giàu tiềm năng du lịch văn hóa với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những nét văn hóa truyền thống đặc sắc và nhiều di tích văn hóa, lịch sử in đậm chiến công hiển hách của dân tộc. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện đã và đang triển khai các biện pháp đồng bộ, tập trung khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn.

Để đánh thức tiềm năng phát triển du lịch, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp và các đơn vị liên quan trên địa bàn huyện Chi Lăng đã tập trung nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tập trung hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao, tạo điểm nhấn thu hút du khách.

Tiềm năng du lịch văn hóa phong phú

  Nằm dọc quốc lộ 1A, cách thành phố Lạng Sơn 30 km về hướng Tây Nam, huyện Chi Lăng có điều kiện giao thông thuận lợi và có nhiều tiềm năng hấp dẫn để phát triển du lịch. với các di tích lịch sử văn hóa thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt – Di tích Chi Lăng như: Ải Chi Lăng, Đấu Đong Quân, Đền Quỷ môn, núi Mã Yên, núi Mặt Quỷ… ; các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Đền Chầu Năm suối Lân, Đền Chầu Mười, Hang Gió, Hang Nàng Tiên, Hang Lạng Nắc, Thảo nguyên Khau Slao, “Cổng trời” Hữu Kiên…

Ải Chi Lăng thuộc khu di tích lịch sử Chi Lăng, thuộc huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, nằm trên đường độc đạo trong thung lũng hẹp giữa hai dãy núi, phía Đông là dãy núi đất Bảo Đài – Thái Họa và núi đá Kai Kinh phía Tây dựng đứng, có sông Thương chạy dọc theo thung lũng. Với địa thế hiểm yếu của mình, ải Chi Lăng lần lượt được chọn làm nơi quyết chiến để tiêu diệt quân xâm lược từ phía Bắc. Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1962 và đặc biệt năm 2020. Hiện nay, tỉnh Lạng Sơn đã lập “Đề án Xây dựng và phát triển khu di tích Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” để xây dựng Khu Di tích thành không gian giáo dục truyền thống – lịch sử - văn hóa – tâm linh tiêu biểu của Tỉnh, có quy mô, ý nghĩa chiến thắng của dân tộc Việt Nam, kết hợp xây dựng thành điểm du lịch có tính chất trung tâm, động lực tỉnh Lạng Sơn kết nối với các khu, điểm du lịch trong tỉnh và các tỉnh, thành khác.

Ngoài ngắm cảnh đẹp và tham quan các di tích lịch sử, du khách còn có cơ hội trải nghiệm, thưởng thức quả na, một loại quả ngọt đặc sản của vùng đất Chi Lăng. Sự phát triển của cây na và sản phẩm từ na đã gắn với đời sống của người dân Chi Lăng, trở thành nét văn hóa riêng hấp dẫn du khách. Cùng đó, Chi Lăng là vùng đất còn bảo tồn, phát huy được nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của người dân tộc Tày, Nùng như lễ hội, văn hóa dân gian, ẩm thực, nghề thủ công, trang phục…

 Đồng bộ các giải pháp

Theo đó, công tác tuyên truyền tiềm năng, thế mạnh du lịch được quan tâm đẩy mạnh thực hiện và có những bước đột phá đáng kể, thu hút được rất nhiều du khách đến tham quan. Đặc biệt Ban Quản lý công viên địa chất Lạng Sơn tổ chức Cuộc thi tìm hiểu về Khu di tích lịch sử Chi Lăng thu hút đông đảo học sinh trên địa bàn tham gia. Qua đó nhận thức của người dân về phát triển du lịch ngày càng được nâng cao.

Với những nỗ lực của các cấp, ngành liên quan và người dân, những năm qua, du lịch của huyện Chi Lăng đã có nhiều khởi sắc, minh chứng là lượng khách đến huyện ngày càng tăng qua các năm. Năm 2022, toàn huyện thu hút 120.000 lượt khách du lịch, tăng gấp 4 lần so với năm 2021, riêng từ đầu năm 2023 đến nay, huyện thu hút trên 100.000 lượt khách, vượt 80% so với kế hoạch năm đã đề ra, bằng 83% so với cả năm 2022.

Từ những kết quả tích cực đó, tin tưởng rằng, du lịch Chi Lăng sẽ ngày càng phát triển hơn nữa, tạo sức hút đối với du khách gần xa, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, hoàn thành các chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 – 2025..

Bên cạnh đó là phát huy giá trị Khu di tích, tăng cường thu hút đầu tư, phát triển du lịch, dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Phát triển hệ thống dịch vụ du lịch đa dạng, phong phú, chất lượng cao nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu của du khách quanh năm.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đại lễ Vesak LHQ 2025 triển khai quy mô với nhiều hoạt động ý nghĩa

DNTH: Tại tu viện Khánh An (Quận 12, TP.HCM), Tiểu ban Lễ hội văn hóa Phật giáo Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã có buổi họp triển khai các nội dung, thống nhất công tác chuẩn bị.

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 - Khẩn trương hoàn thiện mọi công tác chuẩn bị

DNTH: Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 dự kiến tổ chức tại TPHCM từ ngày 6-8/5, với 2.700 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự. “Tuyên bố TPHCM” là một điểm nhấn nổi bật của sự kiện bên cạnh nhiều hoạt động văn hóa ý...

Tết Hàn thực, nét văn hoá độc đáo của người Việt

DNTH: Tết Hàn Thực, diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm, là một trong những phong tục truyền thống lâu đời của người Việt. Tết hàn thực mang đậm bản sắc dân tộc với những ý nghĩa riêng biệt gắn liền với văn hóa...

Bừng sáng tài sắc muôn hoa tại vòng Bán kết Press Beauty 2025

DNTH: Ngày 29/3, Top 20 nữ sinh đã cùng tranh tài tại vòng thi bán kết của cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí (Press Beauty) 2025. Vòng thi là một sân khấu rực lửa, nơi thể hiện tài năng của các thí sinh sau quá trình được học tập, rèn luyện...

Độc đáo lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

DNTH: Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”

DNTH: Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên là một trong những điểm nhấn thú vị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cuối tuần này.

XEM THÊM TIN