Khám phá tết Việt tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

09:31 | 26/01/2019

DNTH: Ngày 25/1, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội) đã tổ chức hoạt động "Khám phá Tết Việt" để quảng bá cho chương trình Tết “Vui Xuân Kỷ Hợi 2019: Sắc thái văn hóa Bắc Giang".

Các du khách nhí đã được tham gia gói bánh chưng…

Mỗi dịp tết đến xuân về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là địa chỉ quen thuộc cho những ai mong muốn tìm hiểu khám phá những nét đẹp văn hoá đặc sắc của các vùng miền, các dân tộc. Năm nay, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Sở văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Bắc Giang nhằm giới thiệu văn hóa Bắc Giang đến với công chúng thủ đô. Du khách được tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa của người Việt, Cao Lan, Sán Dìu thông qua hoạt động trình diễn đặc sắc với những tiếng hát Soong Hao, Soọng Cô độc đáo làm say đắm lòng người, hay những trải nghiệm thú vị với nghề dệt thổ cẩm, làm giấy truyền thống của người Cao Lan. Ngoài ra những nét độc đáo trong ẩm thực với hương vị của bánh đa kế, chè kho và các món ăn nổi tiếng nơi đây cũng là một điểm nhấn thú vị đang chờ được khám phá.

Điểm nổi bật trong hoạt động “Khám phá Tết Việt” năm nay là sự tham gia của các nghệ nhận đến từ Bắc Giang. Du khách đến tham dự chương trình đã được chìm đắm trong những làn điệu quan họ Thổ Hà mượt mà, sâu lắng của những liền anh, liền chị và tham gia các trò chơi dân gian cầu móc sôi động của người Việt ở Bắc Giang và khám phá văn hóa ẩm thực qua một số đặc sản địa phương.

Những nghệ nhân thể hiện làn điệu quan họ Thổ Hà mượt mà, sâu lắng
Viết thư pháp
Chơi kéo co

Đặc biệt tại chương trình các em nhỏ đã có cơ hội khám phá những nét văn hóa trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc qua một số hoạt động như: gói bánh chưng, viết thư pháp và được chơi các trò chơi dân gian của một số dân tộc như kéo co, nhảy bao bố, đi cà kheo, ném còn… Du khách đến với chương trình đã được thưởng thức các hoạt động nghệ thuật như hát quan họ, cầu móc và giao lưu với các nghệ nhân cũng như thưởng thức đặc sản Bắc Giang tại trước tòa nhà Cánh Diều. Các hoạt động vui chơi như múa sạp, pháo đất, nhảy chữ thập đã được tổ chức tại trước tòa nhà Trống Đồng.

Chương trình “Vui Xuân Kỷ Hợi 2019: Sắc thái văn hóa Bắc Giang" sẽ diễn ra vào ngày mùng 5 và mùng 6 Tết Kỷ Hợi (9 - 10/2/2019).

 
 
 
 
Theo PHẠM TRUNG HIẾU
Báo NN

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tổng Giám đốc UNESCO: Sẵn sàng cùng Việt Nam chia sẻ tầm nhìn chiến lược về văn hóa ra thế giới

NDTH: Chiều 28/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) nhân dịp bà có chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ hai...

Thí sinh Hà Tĩnh lọt vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu biển Việt Nam toàn cầu 2025

DNTH: Sau vòng sơ khảo, cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam Toàn cầu 2025 đã tìm kiếm được 30 ứng viên tài năng, xinh đẹp để bước vào vòng chung kết, trong đó, đại diện đến từ Hà Tĩnh tự hào dẫn đầu bình chọn danh hiệu người đẹp...

“Tự nguyện” – Thanh âm bất diệt tri ân báo chí cách mạng Việt Nam

DNTH: Tác phẩm đặc biệt mang tên 'Tự nguyện' - một trong những điểm nhấn tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh vừa qua.

Bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2025

DNTH: Hội Báo toàn quốc năm 2025 đã nêu bật những đóng góp và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cách mạng Việt Nam trong suốt 100 năm qua, đồng thời quảng bá các sản phẩm báo chí, thành quả lao động, sáng tạo của các nhà báo –...

Người sở hữu bộ sưu tập hơn 1.000 tờ báo "cổ"

DNTH: Ông Huỳnh Minh Hiệp, một kỷ lục gia và nhà sưu tầm nổi tiếng tại TP Hồ Chí Minh, đang sở hữu kho tàng vô giá: Bộ sưu tập hơn 1.000 tờ báo. Trong đó có nhật báo từng lưu hành tại Sài Gòn trước năm 1975 và nhiều tờ có tuổi...

Khẳng định vai trò tiên phong của báo chí trong hành trình 100 năm đồng hành cùng dân tộc

DNTH: Sáng 19/6, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2025.

XEM THÊM TIN