Khi phát hiện học sinh nghiện ma túy, giáo viên cần làm gì?

13:32 | 15/07/2021

DNTH: Do nhiều nguyên nhân nên việc phát hiện các em học sinh sử dụng/nghiện ma túy là vô cùng khó khăn. Nghiêm trọng hơn, nhiều thầy cô giáo khi phát hiện học sinh nghiện ma túy lại không biết xử lý như thế nào, lúng túng và loay hoay trong cách cứu các em thoát khỏi "cái chết trắng" do ma túy gây ra. Cuốn tài liệu "Kỹ năng phòng, chống ma túy dành cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục" sẽ giúp các thầy cô gỡ rối khâu này.

Trung – đứa trẻ mồ côi cha mẹ được bà ngoại nuôi lớn từ thuở bé, không may sa ngã vào tệ nạn ma túy từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường chia sẻ: “Em bắt đầu biết đến ma túy từ học kỳ I năm lớp 10, lúc đó bạn em cho dùng thử trong một lần sinh nhật. Em chỉ nghĩ đơn giản dùng một lần xong thì thôi, chắc chẳng ảnh hưởng gì, nhưng em đã sai. Những ngày sau đó, em cảm thấy thèm nên đã tìm đến người bạn kia và hỏi chỗ mua, dần dần em đã lệ thuộc vào nó không có cách nào dứt ra được”.

Trung kể, từ khi dính vào ma túy, em như người mất hồn, ngày nào cũng chỉ suy nghĩ xem làm cách nào để có tiền mua ma túy sử dụng, chẳng màng học hành hay gì nữa. Trung hết lần này đến lần khác nói dối bà xin tiền đóng tiền học, mua sắm đồ dùng học tập này kia nhưng thực chất đều dùng tiền đó đi mua ma túy, khi không có tiền Trung lại đi ăn trộm ăn cắp của những hộ gia đình trong làng…

Trung thương bà, để có tiền cho em đi học bà ngoại dù tuổi cao vẫn phải làm rất nhiều việc từ đi nhặt đồng nát đến rửa bát thuê, làm ruộng…nên đã nhiều lần tự dặn mình phải từ bỏ, không được tìm đến nó nữa. Nhưng biến cố lại ập đến, cuối năm lớp 10, bà ngoại Trung mất, chẳng còn ai để Trung nương tựa vào nữa cả, động lực duy nhất để em chống lại ma túy cũng đã rời xa em.

Đau lòng trước sự ra đi của bà, Trung lại tìm đến ma túy như một cách để giải tỏa tâm trạng. Cũng kể từ ngày đó, Trung lao vào những cuộc vui thâu đêm suốt sáng với ma túy, trở thành đứa trẻ “hư hỏng và khó bảo” trong mắt các thầy cô. Phải đến giữa kỳ II năm lớp 11, nhà trường và người thân mới tá hỏa phát hiện Trung nghiện ma túy.

Những lời nói khinh miệt, những cái nhìn dè bỉu từ những người xung quanh (trong đó có cả bạn bè và thầy cô) khiến Trung cảm thấy sợ hãi, tự nhốt mình trong bóng tối… Trung chẳng thể nào chống lại sự cám dỗ của ma túy, chẳng thể nào dứt ra khỏi những cơn nghiện cuồng phong đang ngày một lớn dần trong người được nữa.

Ở tuổi 19, ngồi trong trại cai nghiện, Trung ngậm ngùi: “Giá như có ai đó phát hiện ra em nghiện ma túy sớm hơn, giá như khi phát hiện em nghiện ma túy có người chịu giúp đỡ em thì chắc em đã chẳng trượt dài trong tội lỗi như mấy năm qua rồi.”

Câu chuyện của Trung hay còn là câu chuyện của nhiều em học sinh khác nữa, nghiện ma túy khi còn ngồi trên ghế nhà trường, khi được phát hiện thì đã có thời gian sử dụng ma túy khá dài, cộng thêm vào đó là bị người xung quanh xa lánh khiến họ càng lún sâu hơn vào tệ nạn ma túy. Đặc biệt với những em học sinh như Trung, mồ côi cha mẹ, chỗ dựa duy nhất của em là bà ngoại cũng chẳng còn, nếu không nhận được sự hỗ trợ của nhà trường và thầy cô thì tương lai sẽ càng mờ mịt.

188003190_187705306567625_3460329931015441638_n

Để có thể cứu các em học sinh ra khỏi vũng lầy ma túy, đòi hỏi các thầy cô và cán bộ quản lý giáo dục phải có những kiến thức, kỹ năng đầy đủ và chính xác về ma túy; đặc biệt là kỹ năng phát hiện sớm học sinh sử dụng/nghiện ma túy và kỹ năng hỗ trợ học sinh thoát khỏi ma túy. Ở thời điểm hiện tại, việc trang bị những kỹ năng này đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục không còn là vấn đề khó khăn nữa bởi lẽ nó đã được gom lại, trình bày một cách rõ ràng và cụ thể trong phần 2 của cuốn “Kỹ năng phòng, chống ma túy dành cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục”.

Cụ thể, để biết học sinh của mình có sử dụng ma túy hay không, giáo viên cần khéo léo quan sát những biểu hiện như: sức khỏe thể chất, dấu vết lạ trên cơ thể, trạng thái tâm lý, kết quả học tập, mức độ thường xuyên đi học,…Bên cạnh đó, trò chuyện gần gũi, xây dựng niềm tin để các em học sinh chủ động chia sẻ những vấn đề của mình từ đó phát hiện những bí mật của các em.

Ngoài ra, giáo viên cũng cần nắm bắt được tâm lý của người sử dụng ma túy, từ đó phán đoán và đánh giá được em học sinh nào sử dụng ma túy. Trường hợp phát hiện dấu hiệu khả nghi, giáo viên cần phải thuyết phục học sinh phối hợp trong việc test sàng lọc ma túy để có biện pháp ngăn chặn và can thiệp kịp thời, tránh để đến khi các em lệ thuộc quá nặng vào ma túy thì quá trình hỗ trợ cai nghiện sẽ gặp nhiều khó khăn.

Khi phát hiện học sinh nghiện ma túy, giáo viên cần phải làm gì? Đây là câu hỏi mà nhiều giáo viên đặt ra và vẫn đang loay hoay đi tìm lời giải đáp. Không ít giáo viên khi phát hiện học sinh của mình nghiện ma túy đã tỏ ra lúng túng, không biết xử lý như thế nào và bằng cách nào để đưa các em thoát khỏi lưỡi tử thần mang tên ma túy.

Theo Viện PSD, để hỗ trợ học sinh thoát khỏi ma túy khi đã nghiện, trước hết các giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cần tiếp cận, trò chuyện, tìm hiểu và các định nguyên nhân khiến các em dính vào ma túy, loại ma túy các em đã và đang sử dụng là gì? Sử dụng trong tình huống nào? Tần suất và thời gian sử dụng bao lâu? Tình trạng lệ thuộc/nghiện ma túy của các em ở mức độ nào? Sức khỏe của các em hiện giờ ra sao?

Trong quá trình trò chuyện, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nên sử dụng ngôn ngữ gần gũi thể hiện sự quan tâm, lo lắng cho các em. Không nên hỏi theo hình thức tra khảo, hỏi cung vì điều này sẽ khiến các em phản kháng, không hợp tác, nói dối hoặc cung cấp thông tin không trung thực. Từ đó, phân tích, lý giải về tác hại của ma túy mà học sinh đó đã sử dụng nhằm mục đích thuyết phục các em sớm dừng việc sử dụng ma túy.

Bên cạnh đó, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cần thông báo tới gia đình các em, cùng gia đình tìm kiếm thông tin, biện pháp cai nghiện phù hợp, hiệu quả để có thể hỗ trợ các em nhanh chóng thoát khỏi sự lệ thuộc vào ma túy. Thầy cô giáo và nhà trường cũng cần huy động nguồn lực (về tài chính, tinh thần…) hỗ trợ các em học sinh trong quá trình trong và sau khi cai nghiện ma túy.

Đồng thời, luôn động viên, khích lệ, tạo niềm tin giúp cho các em học sinh có thể từ bỏ ma tuý và quay trở lại với cuộc sống bình thường. Khi các em đã cai nghiện thành công thì tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện để các em được hòa nhập với trường lớp, cộng đồng một cách tốt nhất. Không nên kỳ thị hay xa lánh, quay lưng với các em học sinh đã từng sử dụng hoặc nghiện ma túy.

Tùy thuộc vào mức độ lệ thuộc /nghiện ma túy của các em học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để hỗ trợ các em cai nghiện. Hành trình từ người nghiện trở lại với cuộc sống bình thường là cả một quá trình lâu dài, gian nan và vất vả, do đó cần sự giúp đỡ của cả cộng đồng. Đặc biệt giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, hãy trở thành cầu nối để giúp các em học sinh nghiện ma túy “hoàn lương” và đưa các em trở lại là một con người đúng nghĩa.

z2594889240792_e4fc7357b7245bd4cd3b666dff78c582

Với mong muốn nâng cao nhận thức của giáo viên nói riêng và cộng đồng nói chung về phòng chống ma túy, trong nhiều năm qua, Viện nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy PSD đã nghiên cứu, phát triển và biên soạn bộ tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy”. Mới đây, bộ tài liệu đã được giới thiệu tại hội nghị trực tuyến triển khai các nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm trong trường học năm 2021 và hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì.

Bộ tài liệu gồm 4 cuốn: Kỹ năng phòng, chống ma túy cho học sinh trung học cơ sở; Kỹ năng phòng, chống ma túy cho học sinh trung học phổ thông, Kỹ năng phòng, chống ma túy dành cho cha mẹ học sinh; Kỹ năng phòng, chống ma túy dành cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Trong đó, có một cuốn dành riêng cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đó là “Kỹ năng phòng, chống ma túy cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục”. Đây được coi là cuốn tài liệu chính thống đầu tiên về phòng, chống ma túy dành cho giáo viên; là công cụ hữu ích nâng cao nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về phòng, chống ma túy.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết

DNTH: Kỳ nghỉ Tết kéo dài kèm theo đó là sự xáo trộn trong sinh hoạt cũng như ăn uống, nghỉ ngơi dễ khiến nhiều người gặp phải tình trạng mệt mỏi, uể oải và rất khó tập trung khi trở lại công việc. Vậy làm thế nào để có một...

Giá trị sống từ không gian xanh

DNTH: Các không gian xanh, rực rỡ muôn sắc hoa, công viên, hồ nước… cùng những tòa chung cư hiện đại, đầy đủ tiện ích, kết nối đồng bộ đã tạo nên một nơi chốn đi về bình yên.

Lý do nên vắt chanh vào chảo dầu khi chiên rán

DNTH: Nhiều người làm bếp giỏi thường vắt chanh vào chảo dầu khi chiên rán, bạn có biết vì sao họ làm như vậy?

Liên tiếp các ca biến chứng do làm đẹp cấp tốc đón Tết

DNTH: Cận Tết, nhu cầu làm đẹp tăng vọt, nhưng không ít trường hợp vì lựa chọn sai cơ sở làm đẹp hoặc tin vào các liệu trình "cấp tốc" đã phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc.

Gia tăng số người tiêm vắc xin tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai

DNTH: Có mặt tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai (HVGL) trong những ngày này, dễ dàng nhận thấy số lượng người đến tiêm vắc xin ngày càng tăng, đặc biệt vắc xin phòng bệnh cúm.

Chất lượng không khí nguy hại, bác sĩ nêu lý do nên cho học sinh nghỉ học

DNTH: BS.Nguyễn Huy Hoàng cho rằng nên cho học sinh nghỉ học nếu chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại trong thời gian 3 ngày liên tục, nhất là học sinh tiểu học.

XEM THÊM TIN