Nghị quyết 01 - đột phá hỗ trợ doanh nghiệp

Khó khăn của các doanh nghiệp là việc tiếp cận nguồn vốn và phải chịu lãi suất cao

19:57 | 07/02/2023

DNTH: Là chia sẻ của Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Ngọc, nếu lãi suất dài hạn trên 10% thì doanh nghiệp (DN) sẽ rất khó để hoạt động và phát triển. Chính vì vậy, trong thời gian tới, các ngân hàng cần có giải pháp hỗ trợ, giảm lãi suất cho vay đối với DN.

Tại Tọa đàm với chủ đề “Nghị quyết 01 - đột phá hỗ trợ doanh nghiệp” do Báo Người Lao động tổ chức chiều 6/2 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia cho rằng, các cơ quan quản lý Nhà nước, các địa phương cần bám sát Nghị quyết 01, mạnh dạn thực hiện nhiều chính sách “đột phá” hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp.

Các cơ quan chức năng cần vào cuộc với tinh thần “ đột phá” để hỗ trợ DN - Ảnh 1.
Toàn cảnh toạ đàm. Ảnh: Lê Anh.

Ngân hàng cũng là DN, nên có sự đồng hành chia sẻ

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA) cho biết, điều đầu tiên DN muốn kiến nghị là sự "đột phá", mong muốn sự vào cuộc của các cơ quan chức năng với tinh thần đột phá. Theo đó, ý nghĩa, tiêu đề của Nghị quyết 01 phải được thực hiện một cách quyết liệt. Đơn cử, trong hệ thống văn bản có "độ vênh" thì các bộ, ngành, chính quyền địa phương có thể ra văn bản hướng dẫn cho doanh nghiệp (DN) vận dụng, cách nào có lợi nhất cho DN để tạo cú hích giúp DN tháo gỡ được vướng mắc, khó khăn để phát triển.

Ông Hòa cũng chia sẻ: ngân hàng cũng là DN, cũng cần có lợi nhuận để bảo đảm quyền lợi của mình, cổ đông... nhưng nên có sự đồng hành chia sẻ với cộng đồng DN. Hiện nay, DN đang sử dụng bất động sản (BĐS) làm tài sản thế chấp để vay vốn. Trong bối cảnh giá BĐS giảm, tỉ lệ giải ngân trên giá trị BĐS giảm thì nguồn vốn giải ngân cho DN rất thấp. Một số DN đã ký hợp đồng vay nhưng cả 2 giá trị bị kéo xuống, tỉ lệ giải ngân cũng bị kéo xuống, buộc họ phải bổ sung tài sản thế chấp, tạo thêm áp lực cho DN. 

Chủ tịch HUBA Nguyễn Ngọc Hòa cho rằng, không chỉ ngành BĐS mà nhiều ngành, lĩnh vực khác cũng đang gặp nhiều khó khăn. Chúng ta đang kỳ vọng vào sự dịch chuyển nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam. Khi phân tích kỹ, để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thì chúng ta phải "dọn dẹp nhà cho sạch sẽ", các khu công nghiệp của chúng ta phải đạt chuẩn sinh thái, đạt chuẩn xanh - bền vững để xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới. Vì vậy, Nhà nước cần có những chính sách thúc đẩy cơ chế ưu đãi và đẩy dòng vốn vào các lĩnh vực phát triển bền vững.

Các cơ quan chức năng cần vào cuộc với tinh thần “ đột phá” để hỗ trợ DN - Ảnh 2.
Chủ tịch HUBA Nguyễn Ngọc Hòa. Ảnh: Lê Anh.

Khôi phục thị trường BĐS là 1 trong những nhiệm vụ hàng đầu

Đồng quan điểm trên, PGS.TS. Trần Đình Thiên cho rằng cần có giải pháp hỗ trợ, khuyến khích đối với khu vực kinh tế nội địa để có điều kiện tương xứng với khu vực FDI, làm sao để lãi suất ổn định.

Hệ thống khuyến khích cho DN nội địa phát triển phải thay đổi, làm sao đạt hiệu quả của quản lý Nhà nước. Cấu trúc lại, cải cách hệ thống tài chính để ổn định an toàn… đồng thời, cần tập trung cao độ tái cấu trúc hệ thống thị trường, gắn với thị trường trái phiếu DN; điều chỉnh Nghị định 65 về trái phiếu DN phù hợp để thị trường này phát triển tốt hơn.

Theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, cách tiếp cận đối với nguồn lực công hiện nay cũng đang có sự thay đổi. Chưa bao giờ thấy Chính phủ ráo riết đẩy mạnh đầu tư công như hiện nay. Cách làm của Chính phủ sẽ giúp có lượng vốn cho DN qua kênh đầu tư công. Đi cùng với đó, cần rà soát lại cơ chế giải ngân, giảm các thủ tục quá phức tạp; cần rà soát quy chế cách làm…

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam cho rằng, Nghị quyết 01 của Chính phủ nêu rất rõ, chính sách tài chính, chính sách tiền tệ phải chắc chắn và linh hoạt. Điều đó bảo đảm đối phó với áp lực lạm phát đang gia tăng. Do đó, các biện pháp hỗ trợ DN giãn, hoãn, giảm… cần được tiếp tục. Nguồn vốn ngân hàng phải tập trung vào những lĩnh vực tiềm năng để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Thêm vào đó, việc khôi phục thị trường BĐS là 1 trong những nhiệm vụ hàng đầu hiện nay để lấy lại niềm tin của nhà đầu tư, thu hút dòng tiền trở lại thị trường BĐS. Trước hết phải giải quyết các vấn đề về thể chế và pháp lý, thủ tục hành chính.

Cần hệ thống lại các chính sách để trên cơ sở đó dẫn dắt cho việc tái cấu trúc thị trường vốn cho BĐS và khơi thông nguồn vốn vào thị trường này; đa dạng các nguồn vốn của các ngân hàng từ trái phiếu, cổ phiếu, các quỹ đầu tư… thay cho nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Khách nhận nhà The Miyabi ngỡ ngàng trước không gian sống Tinh hoa Nhật Bản trên “đảo tỷ phú”

DNTH: Chủ đầu tư Vinhomes và đối tác Nhật Bản Nomura Real Estate vừa tiến hành bàn giao những căn nhà đầu tiên tại phân khu The Miyabi, Vinhomes Royal Island. Sự kiện không những khẳng định cho uy tín, năng lực của chủ đầu tư mà còn là...

Thành phố Vinh mở rộng, tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence tại Cửa Lò được săn đón

DNTH: Việc mở rộng địa giới TP. Vinh được giới chuyên gia đánh giá sẽ giúp thị trường bất động sản chuyển mình mạnh mẽ. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn cung căn hộ cao cấp tại Cửa Lò vẫn còn hạn chế, tổ hợp căn hộ cao...

The Continental tạo nhiệt cho thị trường Đông Bắc Hà Nội

DNTH: Cuối năm 2024, thị trường bất động sản Hà Nội chứng kiến làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ nguồn cung căn hộ từ khu vực Đông, Tây sang Đông Bắc. Đặc biệt, sự xuất hiện của những chủ đầu tư uy tín như MIK Group với nguồn...

BĐS Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi gần như hoàn toàn

DNTH: Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch COVID-19, du lịch Phú Quốc được kỳ vọng sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn bứt phá ngoạn mục. Đây cũng là tín hiệu tích cực cho thấy, đảo ngọc đang dần quay trở...

Hàng nghìn tỉ đồng đổ vào hạ tầng, khu Đông TP HCM trở thành bức tranh “sáng” của thị trường BĐS

DNTH: Giữ vai trò chiến lược trong bức tranh quy hoạch Tp.HCM, Tp.Thủ Đức (thuộc khu Đông Tp.HCM) định hướng phát triển thành đô thị sáng tạo và tương tác cao. Nơi đây sẽ là cửa ngõ kết nối Tp.HCM...

Sapa - thị trường Bất động sản đang nóng lên từng ngày

DNTH: Sapa là địa phương duy nhất của các tỉnh vùng núi phía Bắc có thể tạo dòng khách du lịch 4 mùa. Song song với lợi thế đó, Sapa đang chuyển mình mạnh mẽ ở các loại hình bất động sản. Đây được xem là lợi thế tiếp theo của...

XEM THÊM TIN