Khoa học thủy lợi Việt Nam ngang tầm khu vực, là nền tảng cho nông nghiệp

15:21 | 28/11/2022

DNTH: Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định nếu không có sự đóng góp của ngành thủy lợi thì sản xuất nông nghiệp không thể đạt được những thành tựu như hiện tại.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm việc với Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm việc với Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Chiều 25/11, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cùng một số lãnh đạo, đại diện các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có buổi làm việc với Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.

Ngang tầm khu vực và thế giới

Báo cáo với Thứ trưởng, GS.TS. Trần Đình Hòa, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã trình bày khái quát về tổ chức, quá trình hình thành phát triển, các thành tựu của Viện đã đạt được cũng như những khó khăn, hạn chế mà đơn vị đang phải đối mặt.

Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo viện, ngay từ những chia sẻ đầu tiên, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, Viện Khoa học Thủy lợi ra đời năm 1959 đã thể hiện rõ tầm nhìn rất xa của các lãnh đạo Việt Nam thời điểm đó.

Thứ trưởng khẳng định nếu không có sự đóng góp của ngành thủy lợi thì sản xuất nông nghiệp không thể đạt được những thành tựu như hiện tại nhất là với quốc gia có nhiều thiên tai, nguồn nước đa phần phụ thuộc từ ngoài biên giới như Việt Nam: “ngành thủy lợi đồng hành cùng đất nước, làm tiền đề, nền tảng cho nông nghiệp phát triển”.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định vai trò quan trọng của khoa học thủy lợi với ngành nông nghiệp. Ảnh: Tùng Đinh.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định vai trò quan trọng của khoa học thủy lợi với ngành nông nghiệp. Ảnh: Tùng Đinh.

Điểm ra một số công trình thủy lợi trọng điểm như: Cái Lớn – Cái Bé, Phú Khánh, Thảo Long, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: “rất tự hào về đội ngũ, lực lượng làm thủy lợi đã ngang tầm với khu vực và thế giới và những công trình nghiên cứu của giới khoa học đã được đi vào thực tế sản xuất”.

Chia sẻ các khó khăn đang còn tồn tại hiện nay với viện, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, với nguồn lực dồi dào, đội ngũ nhà khoa học được đào tạo bài bản, chuyên sâu và chất lượng cao, đơn vị có thể nghiên cứu thực hiện nhiều đề tài theo nhiều cấp, từ thấp đến cao và tranh thủ nguồn lực từ nhiều bộ ngành, địa phương thay vì chỉ từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đa dạng hóa nguồn thu.

Qua đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định sẽ đồng hành cùng Viện Khoa học Thủy lợi trong các hoạt động khoa học, thu hút nguồn lực của viện trong thời gian tới.

Giàu thành tích

Với hơn 1.000 cán bộ, công nhân viên hoạt động tại trụ sở chính ở Hà Nội và 13 đơn vị thành viên, kể từ khi thành lập đến nay, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã có bề dày thành tích đáng kể.

Các thành tích có thể kể đến như: 1 Giải thưởng Hồ Chí Minh, 1 Giải thưởng Châu Á - Thái Bình Dương, 1 Giải thưởng Quốc gia cho sản phẩm khoa học công nghệ, 2 Huy trương đồng tại triển lãm sáng tạo KH Mátxcơva, 6 Giải thưởng sáng tạo KHCN Việt Nam VIFOTECH, 14 Giải thưởng Bông lúa vàng và hàng chục bằng sáng chế, giải pháp, tiến bộ kỹ thuật…

Hiện nay, viện đang hoạt động tập trung vào 8 nhóm vấn đề chính bao gồm: thủy động lực học sông, biển; công nghệ xây dựng và bảo vệ công trình thuỷ lợi, thuỷ điện; thiết bị cơ điện chuyên dùng thủy lợi; tài nguyên nước; thủy nông cải tạo đất, môi trường và sinh thái công trình; công nghệ tự động hóa và phần mềm; kinh tế, chính sách; đào tạo và hợp tác Quốc tế.

GS.TS. Trần Đình Hòa, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam giới thiệu về Viện. Ảnh: Tùng Đinh.
GS.TS. Trần Đình Hòa, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam giới thiệu về Viện. Ảnh: Tùng Đinh.

Tuy nhiên, GS.TS. Trần Đình Hòa, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam cũng thừa nhận, viện đang phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu về khoa học công nghệ do sự cạnh tranh ngày càng lớn.

Bên cạnh đó, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm vừa là thuận lợi nhưng cũng là thách thức đối với viện trong bối cảnh cạnh tranh cao, nguy cơ chảy máu chất xám ngày càng tăng.

Trước tình hình đó, GS.TS. Trần Đình Hòa thay mặt viện kiến nghị với Thứ trưởng Phùng Đức Tiến một số vấn đề mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị quản lý của Bộ có thể hỗ trợ. Ví dụ như tạo điều kiện bổ sung biên chế tự trả lương, ủng hộ việc khai thác, sử dụng hiệu quả khu công nghệ cao Hòa Lạc, bố trí thêm nguồn lực để đào tạo đội ngũ nhà khoa học…

Bên cạnh đó, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam cũng đề xuất một số vấn đề liên quan đến đặt hàng nhiệm vụ, cơ chế đãi ngộ hay hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu.

nongnghiep.vn

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tiết lộ những lợi ích tiềm ẩn của tiếng chim hót

DNTH: Hãy nhắm mắt và tưởng tượng: bạn đang lạc bước giữa những ngọn đồi xanh mướt, ánh nắng ban mai ấm áp vuốt ve làn da, và đâu đó vang vọng tiếng chim hót líu lo, rộn ràng. Một khung cảnh thanh bình, thư thái đến lạ thường.

Tăng cường ươm tạo công nghệ, ứng dụng khoa học vào sản xuất và đời sống

DNTH: Năm 2024, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã công bố 2.255 công trình khoa học, trong đó 2.193 công trình trên các tạp chí uy tín và 62 bằng phát minh, sáng chế, chiếm 76% tổng số công trình công bố được đăng trên các tạp...

Trung Quốc chế tạo 'trạm sạc di động' cho tàu vũ trụ Thường Nga 8

DNTH: Các nhà khoa học Trung Quốc sắp bắt tay vào chế tạo một robot Mặt Trăng có nhiệm vụ sạc cho tàu vũ trụ Thường Nga 8 (Chang'e-8) của nước này. Dự kiến vụ phóng Thường Nga 8 lên bề mặt Mặt Trăng sẽ diễn ra vào năm 2028.

Điều gì sẽ xảy ra với TikTok nếu bị cấm ở Mỹ?

DNTH: TikTok dự kiến sẽ tiếp tục kháng cáo khi ứng dụng video ngắn này đối mặt với lệnh cấm tại Mỹ vào ngày 19/1/2025.

Các nhà khoa học Nga phát triển máy in sinh học 3D để hồi phục vết thương khó lành

DNTH: Các nhà khoa học tại Đại học Sechenov thuộc Bộ Y tế Nga đang phát triển máy in sinh học cầm tay có thể thay thế cho một ca ghép da thông thường để điều trị vết thương khó lành.

Google đẩy mạnh đầu tư vào thiết bị thực tế hỗn hợp

DNTH: Trong nỗ lực tiến sâu vào lĩnh vực thực tế mở rộng (XR), Google vừa ra mắt hệ điều hành Android XR được thiết kế để sử dụng trong loạt thiết bị thông minh. Đây là dự án tham vọng có sự hợp tác của tập đoàn Samsung (Hàn...

XEM THÊM TIN