Người khuyết tật và trẻ mồ côi hiện có hơn 221 nghìn người, chiếm > 7% dân số, trong đó có hơn 203 nghìn người khuyết tật, có hơn 17 nghìn trẻ mồ côi; phần lớn gia đình người khuyết tật và trẻ mồ côi đều thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, đời sống gặp nhiều khó khăn. Người khuyết tật và trẻ mồ côi thuộc lớp người yếu thế, kém may mắn; họ và gia đình cam chịu số phận, tự ty, sức khỏe yếu, ít được học tập tiếp cận xã hội cộng đồng, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn. Nhận thức xã hội về NKT, TMC; về luật và các chính sách xã hội dành cho người khuyết tật, trẻ mồ côi còn hạn chế, còn phiến diện; thậm chí còn có biểu hiện kỳ thị, phân biệt đối xử...
Nhận thức sâu sắc ý nghĩa nhân văn này, hoạt động Hội đã sớm Xây dựng và ban hành tiêu chí cán bộ làm công tác Hội(5cần, 3 không). Tiêu chí xây dựng hội: Tuyên truyền; Tư vấn, phản biện; Vận động quỹ; Phối hợp và trợ giúp; Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa “Khơi nguồn nhân ái” ngày càng sâu rộng; thực hiện có hiệu quả “Chín chương trình…” chương trình "Hỗ trợ sinh kế", "Dạy nghề tạo việc làm" là trọng tâm, lấy chương trình 50 - 50 làm động lực; thực sự “Đoàn kết, tâm huyết và phát triển” Kết nối yêu thương vì mục tiêu xã hội nhân đạo góp phần thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2013 - 2020 của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An.
Đẩy mạnh hoạt động truyền truyền về Luật người khuyết tật và các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước liên quan... góp phần nâng cao nhận thức đối với người khuyết tật, trẻ mồ côi; từng bước nâng cao vị thế của tổ chức Hội, động viên sự chung tay góp sức của toàn xã hội, tạo cơ hội cho người khuyết tật, trẻ mồ côi vượt lên số phận, được sống, làm việc, học tập bình đẳng...(Xã hội có suy nghị tích cực, sống tử tế và truyền năng lượng tích cực cho họ.)
Hàng năm, tổ chức tuyên truyền gắn với vận động xây dựng quỹ hội theo các chủ đề phù hợp: "Cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, tất cả mọi người lồng ghép người khuyết tật trong sự phát triển" , " Quyền được học nghề, tạo việc làm và hỗ trợ sinh kế của người khuyết tật và trẻ mồ côi", “ Xóa bỏ rào cản, mở rộng cửa vì một xã hội hòa nhập cho tất cả", "Hỗ trợ sinh kế cho NKT, TMC gắn với xã xây dựng nông thôn mới", "Chung tay giúp đỡ người khuyết tật và trẻ mồ côi vượt lên chính mình" thực hiện thư của Bí thư Tỉnh ủy...Xác định Chương trình“ Khơi nguồn nhân ái” vì người khuyết tật và trẻ mồ côi là tư tưởng xuyên suốt trong quá trình hoạt động; 9 chương trình hoạt động trợ giúp là mục tiêu; xây dựng tổ chức bộ máy hoạt động Hội "Đoàn kết, tâm huyết, và phát triển", đáp ứng yêu cầu của các nhà tài trợ là phương châm hành động. Trong 7 năm (2011- 2017) Hội có nhiều cố gắng, nỗ lực hoạt động theo 9 chương trình đã xác định, các cấp hội đã vận động được gần 90 tỷ đồng(cả tiền và hiện vật quy ra tiền). Đã trợ giúp cho 246.759 lượt người, gồm: Tặng 1.963 xe đạp, 3.327 xe lăn; dạy nghề, tạo việc làm cho 803 người; hỗ trợ xây(sửa chữa) 278 nhà ở; làm đường tiếp cận(xe lăn) 74 hộ và một số nơi sinh hoạt cộng đồng; hỗ trợ làm công trình nước sạch, vệ sinh 102 hộ; hỗ trợ vốn sản xuất, chăn nuôi trâu, bò, lợn..cho 2.638 hộ, trong đó Chương trình 50 - 50 hỗ trợ chăn nuôi trâu bò cho 1.120 hộ(gia đình, dòng tộc đóng góp ½ còn lại do tổ chức hội); thực hiện dự án sinh kế gắn xã xây dựng nông thôn mới tại 28 xã, với 1250 hộ thụ hưởng; tặng 3.821 suất học bổng cho TMC vượt khó học khá, giỏi; thăm hỏi, tặng quà cho hơn 66.953 lượt người. Phối hợp phẫu thuật thay thủy tinh thể cho 14.093 người, phẫu thuật chỉnh hình phục hồi chức năng 203 người; mua tặng BHYT cho 13.613 NKT, TMC. Năm 2017, được UBND tỉnh cho phép tỉnh Hội phối hợp UBMTTQ, Sở LĐTBXH tổ chức Hội thảo: Nhân rộng mô hình hỗ trợ sinh kế chương trình 50 - 50 xóa đói, giảm nghèo cho NKT và TMC góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017 – 2020. Về tổ chức hội, từ chỉ có 01 tổ chức hội thành viên, đến nay đã có 16 huyện (thành, thị) và 246 xã (phường) đã thành lập Hội và đi vào hoạt động có hiệu quả. Ghi nhận sự nổ lực của các cấp Hội đã được tặng 86 Bằng khen cho các tập thể và các nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động của tỉnh hội và các tổ chức hội thành viên; trong đó, Tỉnh hội liên tục 7 năm được TƯ Hội, UBND tỉnh, Bộ Lao động – TBXH tặng 9 Bằng khen; năm 2017 được UBND tỉnh tặng Danh hiệu “Tập thể xuất sắc”, tặng Cờ Thi đua của UBND tỉnh và đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy vậy, Người khuyết tật và trẻ mồ côi phần lớn họ còn khó khăn và nghèo, đòi hỏi sự quan tâm đồng hành của toàn xã hội để họ tiếp cận các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình dự án liên quan. Xác định địa chỉ cần trợ giúp, quy định rõ trách nhiệm của gia đình, dòng tộc, khâu nối địa chỉ cần trợ giúp để các nhà hảo tâm, nhà tài trợ trực tiếp trợ giúp theo địa chỉ, chương trình dự án. Lồng ghép, khai thác nguồn lực trợ giúp từ các nguồn an sinh xã hội, từng bước chuyển phương thức hoạt động từ thiện sang trao quyền đối với người khuyết tật, trẻ mồ côi. Kết hợp chặt chẽ giữa phát huy tính nhân đạo, truyền thống văn hoá, nhân ái, từ gia đình, dòng họ, sự sẻ chia của cộng đồng đối với người khuyết tật, trẻ mồ côi theo phương châm"Cho cần câu, hơn cho xâu cá". Rất cần sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, sự giúp đỡ của MTTQ và các tổ chức trong việc vận động nguồn lực và các hoạt động trợ giúp; Đội ngũ làm công tác Hội phải tiếp tục đổi mới phương thức, phương pháp hoạt động thực sự tâm huyết, kiên nhẫn, sâu sát, chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời yếu thế, coi việc giúp đỡ người khuyết tật và trẻ mồ côi là niềm vui hạnh phúc của chính mình .
Học tập và theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Hội sẽ là nhịp cầu nối, là chỗ dựa tin cậy để đón nhận tình cảm, nghĩa cử cao đẹp của các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh và các tổ chức quốc tế đồng hành trợ giúp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh nhà. Đưa công tác thiện nguyện “Ấm tình người Xứ Nghệ” trên quê hương Bác Hồ kính yêu luôn được tỏa sáng./.
Nhóm PV Miền Trung