Không cô vợ nào không muốn biết tài khoản chồng có bao nhiêu tiền...
15:04 | 13/06/2018
DNTH: Nhiều đứa bạn của cháu khốn khổ phải ngửa tay xin vợ từng trăm bạc sửa xe, hay đi liên hoan, nói gì đến bao bạn. Chúng nó thèm muốn quyền hành của người chồng...
Thưa cô!
Thời đại bây giờ đã khác, rồi sẽ khác nữa, 4.0. Cô cũng biết, các gia đình trẻ khi hai người đều đi làm thì đồng lương qua thẻ, các khoản khác cũng qua thẻ. Có gia đình tưởng yên vì vợ nắm thẻ của chồng, nhưng khi đã mất lòng tin thì mâu thuẫn nặng, chồng không có một xu thủ thân. Có gia đình không yên vì chồng giữ phần của mình nhưng hóa ra lại yên, bởi khi cần những khoản lớn, chồng luôn có.
Vợ chồng cháu may mắn đều lương cao. Ba mẹ cháu khá giả, không phải đóng góp nghĩa vụ gì, nhiều lần hai ông bà còn bao cho cháu nội đi du lịch. Ngay từ khi vợ hết phép hộ sản đi làm lại, chúng cháu đã thống nhất với nhau hàng tháng xài bằng thu nhập của vợ, phần cháu để cho những chi tiêu lớn: sửa nhà, mua xe, du lịch, đau ốm, để dành… Ban đầu chưa thông lắm, vợ chồng có hục hặc, như cỗ máy sau thời gian rốt-đa rồi mới đường trường chứ.
Nhưng vợ cháu vẫn không hài lòng, nói không an tâm thì đúng hơn. Vợ hay tìm cách kiểm soát và cằn nhằn. Vợ muốn biết hiện trong tài khoản chồng có bao nhiêu, đã dùng gì, có chi gì cho bên cháu và riêng cháu? Cứ cái điệp khúc mệt mỏi đó cô ơi, rất ảnh hưởng tới đứa con trai ngày mỗi lớn của chúng cháu. Chuyện cứ âm ỉ, không có gì mà vợ chồng vẫn không thắm thiết, vợ không chịu sinh thêm đứa nữa.
Cháu đâu có sai đúng không cô? Vợ muốn gì nữa? Cháu cũng không quen trút túi cho vợ để rồi chông chênh, cháu đã quen là một người đàn ông giữ được độc lập và danh dự trước vợ vì tiền. Nhiều đứa bạn của cháu khốn khổ phải ngửa tay xin vợ từng trăm bạc sửa xe, hay đi liên hoan, nói gì đến bao bạn. Chúng nó thèm muốn quyền hành của người chồng như cháu.
Thú thật, các cô vợ hay lòn tiền cho ba mẹ mình. Vợ cháu cũng không ngoại lệ. Ba má vợ nông dân, cực khổ, nhưng anh vợ của cháu ở trong quê thuộc loại “cưa bom”, tức hay nổ mà chưa sát thương đó thôi. Làm ít, nổ nhiều, so bì, má vợ cháu hay bù chì cho anh ta, cháu biết và ngán quá. Chính vì vậy mà cháu càng muốn đâu ra đó để tiền không đi vào nhà trống. Cháu có sai không cô?
--------------------------
Cháu trai thân mến!
Quả nhiên, cái công thức chồng giữ thẻ chồng, vợ giữ thẻ vợ hiện nay là phổ biến. Đương nhiên. Càng ngày chuyện ấy càng đương nhiên, bao nhiêu thu nhập khi người ta làm thêm ngoài giờ, làm qua mạng, làm sao món gì cũng đưa cho vợ như thời bao cấp đói meo đói rạc được chứ.
Hôn nhân thực chất là một dạng hợp đồng dù không có chữ hợp đồng khi hai người về với nhau mà thôi. Các nước giàu, cánh nhà giàu, các ngôi sao đều có hợp đồng hôn nhân bằng văn bản ấy chứ.
Thiêng liêng, trai với gái, đến và muốn sống mãi với nhau, và tờ hôn thú để thấy con người hơn cầm thú, gắn bó phải có giấy tờ, trong luật định. Nhưng rồi cuộc sống trở về cân bằng, như thủy triều, thậm chí yên ổn đến mức tẻ nhạt. Bấy giờ, chuyện tiền nong bỗng trở nên quan trọng, nổi cộm. Chúng ta không vì tiền, nhưng không tiền sống làm sao được?
Nếu đôi vợ chồng không nhìn thẳng vào chuyện tiền chung và tiền riêng để đạt thỏa thuận tốt nhất thì đó là nguyên do âm ỉ cho mâu thuẫn. Sao có những đôi cũng thẻ chồng thẻ vợ mà họ chung một túi, êm ru? Sao có những đôi quanh năm cứ tiền anh tiền em sùng sục? À, hóa ra vấn đề ở chỗ là nghệ thuật sống của hai vợ chồng, không ai giống ai thì vì sao người ta an nhiên được mà vợ chồng mình cứ phải lấn cấn mãi?
Cháu không sai nhưng có vẻ cháu cứng nhắc, cháu rạch ròi và tự hào về sự rạch ròi ấy. Cháu có tí sai khi vợ càu nhàu mà cháu để mặc. Không cô vợ nào không muốn biết tài khoản chồng có bao nhiêu, đã chi việc gì lớn, kế hoạch chi tiếp theo là gì.
Vì sao vợ cứ nhìn vào túi chồng? Là vì hàng tháng vợ chi hết thu nhập vợ trong khi chồng được để dành mà không biết sẽ chi có những gì? Vấn đề ở chỗ đó, giống như một người cứ lăn ra làm trong khi người kia không làm gì và nói anh sẽ làm, anh sẽ làm chứ. Sốt ruột!
Lại nữa, sâu xa, vì anh vợ của cháu siêng ăn nhác làm và mẹ vợ hay bù chì nên cháu ghét và cháu không muốn những đồng tiền của mình sẽ đổ lén lút vào gã đó. Ấy là có mâu thuẩn âm ỉ cháu ơi. Vợ cháu biết, không nói ra được, nhưng than thở với con và thế là đứa nhỏ bị đầu độc về tiền.
Các cháu chưa đồng thuận, cháu chưa hào phóng và lịch duyệt với cái quỹ của mình, cháu có vẻ khư khư và cho mình có lý. Chồng quá rắn về tiền, dễ sinh chán, vợ chán, chán sẽ bớt yêu và đến lúc chỉ lục đục mỗi đề tài đáng chán ấy thôi.
Nên điều chỉnh, tâm sự, để một sổ tiết kiệm cả hai cùng đứng tên chẳng hạn, từ quỹ thẻ của cháu. Ấy mới là khôn, vợ vui, nhà ấm, mà lọt sàng xuống nia, vợ có là con mình có, không sợ vợ cháu trút hết cho ông anh hư hốt ấy đâu.
OPES ra mắt bảo hiểm VPB O.Life+ hỗ trợ bệnh hiểm nghèo lên tới 1,5 tỷ đồng
DNTH: Với mức bồi thường tối đa lên tới gần 1.5 tỷ đồng cùng thời gian đóng phí ngắn chỉ từ 12 tháng, chương trình bảo hiểm bệnh hiểm nghèo VPB O.Life+ sẽ là giải pháp tài chính toàn diện, hỗ trợ bạn và gia đình chi trả chi phí...

Cách dùng điều hòa tiết kiệm điện trong mùa Hè
DNTH: Cách dùng điều hòa tiết kiệm điện dưới đây sẽ giúp hóa đơn tiền điện của nhà bạn giảm đáng kể sau mùa nắng nóng này.

Siết chặt gian lận xuất xứ để bảo vệ thương hiệu hàng Việt
DNTH: Trước thực trạng gia tăng hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa đội lốt “Made in Vietnam” để lẩn tránh thuế và tận dụng ưu đãi thương mại, các cơ quan chức năng đang siết chặt kiểm soát và...
Người dân cần tỉnh táo trước thực phẩm không rõ nguồn gốc trong dịp Tết
DNTH: Đã là cao điểm mua sắm Tết Nguyên đán, nên nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao. Bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh khuyến nghị, người dân cần tự bảo vệ sức khỏe gia đình...

Lo ngại thịt lợn giết mổ nhỏ lẻ từ các tỉnh 'tuồn' vào TP Hồ Chí Minh dịp Tết
DNTH: Ngày 20/1, tại buổi làm việc với TP Hồ Chí Minh về công tác cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn thực phẩm trong và sau Tết Nguyên đán 2025, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đã...

Cẩn trọng khi mua, sử dụng thực phẩm để tránh ngộ độc dịp Tết
DNTH: Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang tới gần, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội diễn ra trên phạm vi cả nước với nhiều lượt khách tham dự. Đây là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là thịt, cá,...
Đô thị cuộc sống
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
-
Người phụ nữ suýt thủng thực quản vì uống thuốc sai cách
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL phát hiện trường hợp hiếm gặp, răng mọc ở hốc mũi
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...