Không lắng nghe ý kiến nhân dân thì hậu quả rất lớn

08:39 | 18/04/2018

DNTH: DN&TH; Làm việc với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Thủ tướng cho rằng, “chúng ta đi sát dân hơn, lắng nghe nguyện vọng của nhân dân nhiều hơn trong giải quyết các công việc của đất nước”. Thủ tướng lấy dẫn chứng về đề xuất thuế tài sản mà Bộ Tài chính đang đưa ra công khai để lấy ý kiến nhân dân, đây chưa phải kết luận cuối cùng và Bộ Tài chính sẽ tiếp tục lắng nghe thêm

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Sáng nay, 17/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) Trần Thanh Mẫn đã đồng chủ trì cuộc làm việc thường niên để đánh giá kết quả phối hợp công tác năm 2017 và định hướng phối hợp thời gian tới.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đại diện một số bộ, ngành và các Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Việc gì cũng cần kiểm điểm xem làm đến đâu

Nêu lại một số thành tựu phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua, Thủ tướng cho rằng, nhân dân, các đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức Mặt trận, cộng đồng doanh nghiệp đã đồng hành cùng Chính phủ và sự đồng hành này rất quan trọng. Đây là một nguyên nhân dẫn tới các kết quả tích cực về kinh tế-xã hội năm 2017 và quý I/2018, trong đó có tăng trưởng kinh tế, thu nhập người dân tăng. Đây cũng chính là mục tiêu hành động của Chính phủ khi kết quả cuối cùng của phát triển là thu nhập, nâng cao đời sống người dân.

“Cả Chính phủ, MTTQ luôn quan tâm đến người nghèo, người yếu thế trong xã hội, gia đình chính sách, vùng thiên tai, lũ bão”, Thủ tướng nói. Năm 2017, chưa bao giờ chúng ta giải quyết một khối lượng lương thực lớn như vậy cho đồng bào vùng thiên tai với tinh thần không để người dân “màn trời chiếu đất, đói cơm lạt muối”. “Chúng ta đi sát dân hơn, lắng nghe nguyện vọng của nhân dân nhiều hơn trong giải quyết các công việc của đất nước”, Thủ tướng nhìn nhận.

Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa Chính phủ và MTTQ có trách nhiệm, có hiệu quả. Đặc biệt, đối với 14 việc mà hai bên đã thống nhất tại cuộc làm việc trước thì đến nay đã thực hiện 100% khối lượng. Bày tỏ vui mừng về kết quả này, Thủ tướng cho rằng, “việc gì cũng phải kiểm điểm xem làm đến đâu, trách nhiệm thế nào, phối hợp ra làm sao. Qua kiểm điểm hôm nay, chúng ta thấy những việc chúng ta đã nói và đã làm đến nơi đến chốn, đạt kết quả tốt”.

Hai bên đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, trong đó, Thủ tướng bày tỏ ấn tượng về các cuộc đối thoại chính sách để tìm lối đi, cách làm, tiếp nhận thông tin, lắng nghe, giải quyết kiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp, bởi “một Chính phủ vì dân thì phải biết cách tổ chức lắng nghe tiếng nói của nhân dân, các đoàn thể”. Nếu không, chúng ta tự quyết, tự đóng cửa, hành động chủ quan, duy ý chí thì xa dân, mất niềm tin của dân và hậu quả sẽ rất lớn đối với đất nước, với xã hội.

Các cơ quan Chính phủ luôn mời đại diện MTTQ tham gia các ban soạn thảo, tổ biên tập để lắng nghe ý kiến trong việc xây dựng các dự án luật, các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn luật. Thủ tướng lấy dẫn chứng về đề xuất thuế tài sản mà Bộ Tài chính đang đưa ra công khai để lấy ý kiến nhân dân. Đây chưa phải kết luận cuối cùng và Bộ Tài chính sẽ tiếp tục lắng nghe thêm.

Thủ tướng và các Phó Thủ tướng làm việc với lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

“Chúng tôi cũng rất quan tâm đến việc thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, góp phần tham gia giải quyết các vấn đề lớn của đất nước, các cuộc vận động quỹ vì người nghèo, phong trào bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia…”, Thủ tướng nói. Chính phủ và MTTQ đã phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng chính sách pháp luật, đặc biệt những nội dung liên quan đến quyền, nghĩa vụ của các tầng lớp nhân dân.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, công tác phối hợp cũng còn có bất cập, tồn tại cần khắc phục như phối hợp tuyên truyền, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và giải quyết bức xúc của nhân dân ở một số nơi còn bị động. Năm 2017, tại một số địa bàn, khi xảy ra điểm nóng, chưa có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời và phát huy tốt vai trò của Mặt trận để tuyên truyền, vận động nhân dân. Trong các phong trào thi đua yêu nước, công tác vận động có lúc, có nơi chưa quyết liệt, chưa tạo được sự chuyển biến rõ nét ở địa bàn dân cư, nhất là một số lĩnh vực như bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn thực phẩm, trật tự xã hội, an toàn giao thông…

Nghiêm túc lắng nghe ý kiến của Mặt trận

Bên cạnh những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội, Thủ tướng cũng chỉ ra, đất nước còn đối diện không ít nguy cơ, thách thức, trong đó có nguy cơ tụt hậu, diễn biến hòa bình, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm…

Trong thời gian tới, Thủ tướng cho rằng, Chính phủ và MTTQ cần phối hợp để củng cố, mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đồng thuận xã hội. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các mục tiêu phát triển năm 2018 và các năm tiếp theo rất quan trọng.

Cần phối hợp đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, góp phần tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Phối hợp phát huy dân chủ, giám sát và phản biện xã hội, trong xây dựng thể chế, chính sách để làm sao kiến tạo, phục vụ nhân dân, đưa chính sách vào cuộc sống. “Tôi thường yêu cầu các cấp chính quyền thường xuyên phối hợp có hiệu quả hơn với MTTQ, với các đoàn thể ở các địa phương một cách nghiêm túc, trách nhiệm, lắng nghe chân thành và thực thi”, Thủ tướng nói. 

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch MTTQ Trần Thanh Mẫn cho rằng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo hết sức quyết liệt việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, tạo được niềm tin cho nhân dân. Ông cũng đánh giá cao công tác phối hợp giữa Chính phủ và MTTQ với một số điểm nổi bật là Chính phủ ủng hộ mạnh mẽ về cơ chế, chính sách cho Mặt trận, tạo thuận lợi cho hệ thống Mặt trận. Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các thành viên Chính phủ đều dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư. Đối với các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ lũ lụt, hỗ trợ người nghèo do MTTQ phát động, Chính phủ, các thành viên Chính phủ hưởng ứng, nhiệt tình tham gia.

Tại các phiên họp thường kỳ của Chính phủ, Chủ tịch MTTQ dự, có kiến nghị thì Thủ tướng đều giao cho các bộ, ngành thực hiện.

Thủ tướng, các thành viên Chính phủ đã dành thời gian đối thoại với công nhân, nông dân, trí thức, doanh nghiệp..., lắng nghe ý kiến của các tầng lớp nhân dân để xử lý giải quyết.

Chủ tịch MTTQ Trần Thanh Mẫn mong muốn sự phối hợp này ngày càng đi vào chất lượng, chiều sâu, hiệu quả.

Thành Vinh

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất

DNTH: Theo Đặc phái viên TTXVN, ngày 9/5 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev.

60 năm trước, Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc

DNTH: Ngày 10/5/1965, trong lúc đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh miền Bắc, giữa muôn trùng lo toan vì nước, vì dân, cảm thấy mình “không được khỏe như mấy năm trước”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt bút viết những dòng đầu tiên của...

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy...

DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương...

Quảng Ninh: Triển khai Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025

DNTH: Đoàn liên ngành của tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành làm việc, nắm tình hình triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025 tại một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh,...

Thủ tướng chủ trì cuộc họp về chuẩn bị đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

DNTH: Chiều 6/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Hoa Kỳ.

1.300 đại biểu quốc tế dự khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

DNTH: Sáng 6/5, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (LHQ) 2025 khai mạc với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững” tại TP HCM. Đại lễ Vesak LHQ năm 2025 diễn ra...

XEM THÊM TIN