Không tăng giá sản phẩm, doanh nghiệp xi măng khó duy trì hoạt động
13:27 | 28/10/2024
DNTH: Mức giá điện tăng 4,8% kể từ ngày 11/10 cùng với giá nguyên nhiên liệu đầu vào như than, dầu... biến động lớn, thậm chí dự báo còn tiếp tục tăng trong thời gian tới là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp sản xuất xi măng không thể duy trì giá bán cũ.
Hơn chục ngày sau khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quyết định tăng giá điện, hàng loạt doanh nghiệp xi măng đã cân đối và công bố áp dụng bảng giá bán mới với mức tăng phổ biến 50.000 đồng/tấn sản phẩm. Động thái này nhằm bù đắp phần nào chi phí sản xuất trong bối cảnh giá điện, than, bao bì đều tăng.
Cụ thể, các đơn vị như Vicem Bỉm Sơn, Vicem Bút Sơn, Xi măng Thành Thắng Group, Xi măng Xuân Thành... đồng loạt ấn định mức tăng giá trong đợt điều chỉnh này là 50.000 đồng/tấn. Riêng The Vissai tăng 46.300 đồng/tấn...
Theo ông Nguyễn Quang Cung - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), tăng giá là điều các doanh nghiệp xi măng không mong muốn, nhưng nếu không tăng giá bán sản phẩm thì khó duy trì hoạt động.
Tính toán của VNCA cho thấy, điện chiếm khoảng 15 - 20% chi phí sản xuất xi măng, tùy vào từng nhà máy. Do đó, khi giá điện điều chỉnh tăng thì tất yếu các doanh nghiệp xi măng cũng phải tăng giá để ổn định sản xuất kinh doanh.
Các nhà sản xuất tăng giá bán xi măng là tất yếu, bởi cả mấy năm qua, xi măng đã bán dưới giá thành sản xuất. Nếu không điều chỉnh giá bán để bù đắp phần nào chi phí đầu vào thì doanh nghiệp không cầm cự nổi.
VNCA dự báo: Khó khăn vẫn tiếp tục đeo bám ngành xi măng hết năm 2024. Trong 3 quý vừa qua, lượng tiêu thụ xi măng nội địa chỉ đạt xấp xỉ với năm 2023 và tiếp tục duy trì ở mức thấp. Kênh xuất khẩu cũng giảm và 3 quý chỉ đạt 22,5 triệu tấn, trị giá 863 triệu USD, giảm 4,3% về lượng và giảm 15,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Lượng tiêu thụ xi măng từ năm 2022 đến nay liên tục sụt giảm khiến doanh nghiệp sản xuất xi măng gặp khó. Tính đến năm 2024 cả nước có 61 nhà máy sản xuất xi măng, tổng công suất đạt khoảng 117 triệu tấn xi măng/năm nhưng mức tiêu thụ của năm 2023 chỉ đạt khoảng 87,8 triệu tấn; trong đó tiêu thụ nội địa đạt 56,6 triệu tấn và xuất khẩu 31,2 triệu tấn. Lượng tiêu thụ xi măng nội địa năm 2023 chỉ bằng 84% năm 2022, còn lượng xuất khẩu xi măng năm 2023 bằng 99% năm 2022...
Những con số ghi nhận từ thực tế cho thấy, khó khăn vẫn còn đeo bám lâu dài đối với lĩnh vực sản xuất xi măng. Việc tăng giá bán chỉ là phương án đối phó tình thế chứ không giúp doanh nghiệp vượt khó. Không riêng xi măng tăng giá khi giá điện tăng mà nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cũng tăng giá bán sản phẩm. Đây cũng là vấn đề khiến các nhà thầu xây dựng chịu chung hiệu ứng khó khăn kép.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam nhận xét: Giá điện cùng giá vật liệu xây dựng tăng khiến các nhà thầu xây dựng càng thêm khó. Bởi giá vật liệu xây dựng tăng đang tạo thêm áp lực cho các nhà thầu xây dựng, nhất là với những nhà thầu xây dựng thực hiện hợp đồng theo đơn giá cố định hoặc trọn gói.
Trong bối cảnh “sức khỏe” chưa kịp phục hồi do chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, thị trường bất động sản, xây dựng trầm lắng... thì việc thêm việc giá điện tăng, giá vật liệu xây dựng tăng sẽ có ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của doanh nghiệp xây dựng. Bởi, tuy giá điện được điều chỉnh tăng không nhiều nhưng lại kéo giá nhiều chủng loại vật liệu tăng theo, tạo thêm áp lực cho nhà thầu.
Để gỡ khó cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng, Hiệp hội Xi măng Việt Nam kiến nghị Thủ tướng và các bộ, ngành có giải pháp tăng tiêu thụ nội địa xi măng thông qua sử dụng giải pháp cầu cạn trong đầu tư cao tốc, đặc biệt ở những vùng đất yếu, vùng cần thoát lũ như miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long… Đồng thời, kiến nghị sửa đổi Nghị định 26/2023/NĐ-CP về việc áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu clinker xi măng là 0%.
Theo VNCA, thị trường nội địa ảm đạm, tiêu thụ chỉ quanh 60 triệu tấn/năm, trong khi khả năng sản xuất thực tế có thể lên tới 130 triệu tấn. Nếu không xuất khẩu được, nguy cơ doanh nghiệp phá sản tăng. Trong khi đó, thuế xuất khẩu tăng, cộng thêm việc xuất khẩu clinker không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng nên các doanh nghiệp xi măng không xuất được hàng, phải dừng sản xuất. Năm 2023, nhiều nhà máy phải dừng sản xuất 6 đến 12 tháng.
Dưới độ nhà thầu xây dựng, ông Hiệp cho rằng, để giảm áp lực từ biến động thị trường, bản thân nhà thầu cần tiếp tục đổi mới, ứng dụng thiết bị, công nghệ mới, hiện đại… nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Bản thân nhà thầu xây dựng cần làm tốt khâu dự báo, tính toán rủi ro, quản trị nguồn lực… để nâng cao hiệu quả hoạt động, thích ứng biến động thị trường.
Bên cạnh đó, các Sở Xây dựng cần cập nhật kịp thời, chính xác đơn giá vật liệu xây dựng để áp dụng cho các công trình dùng vốn ngân sách Nhà nước. Cùng đó, cần đẩy mạnh thực hiện biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn liên quan đến thủ tục pháp lý dự án… - ông Hiệp đề xuất.
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/khong-tang-gia-san-pham-doanh-nghiep-xi-mang-kho-duy-tri-hoat-dong-20241028113318715.htm
Cùng chuyên mục
- Tags:
- doanh nghiệp xi măng /
- xi măng /
- tăng giá /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Giá vàng hôm nay 3/1: Tăng mạnh
DNTH: Giá vàng trong nước tăng từ 500 đến 1,3 triệu đồng/lượng, chạm mốc 85 triệu đồng. Giá vàng thế giới hồi phục mạnh, hiện vượt mức 2,620 USD.
Giá cà phê hôm nay 3/1/2025: Tăng không đáng kể
DNTH: Giá cà phê hôm nay giao dịch ở mức 118,700 - 119,500 đồng/kg, ổn định ở các địa phương khác so với hôm qua. Duy chỉ có Đắk Lắk là tăng nhẹ.
Giá vàng hôm nay 2/1: Tiếp tục ổn định
DNTH: Giá vàng trong nước hôm nay duy trì ổn định, với giá vàng miếng và vàng nhẫn hầu hết các thương hiệu giữ nguyên mức giá mua và bán sáng qua.
Giá cao su hôm nay 2/1: Ít biến động
DNTH: Giá cao su hôm nay biến động nhẹ, giảm ở Nhật Bản, ổn định tại Trung Quốc, Singapore và Thái Lan. Trong nước, giá thu mua mủ nước tại Công ty Cao su Mang Yang ở mức 434 - 438 đồng/TSC/kg.
Người dân Hà Nội đổ xô đến siêu thị mua sắm Tết trong ngày đầu năm mới
DNTH: Trong ngày 1/1/2025, nhiều gia đình ở Hà Nội lựa chọn đến các trung tâm thương mại, siêu thị để mua sắm đồ Tết.
Xuất khẩu thủy sản mừng 10 tỷ USD và nghĩ về tương lai
DNTH: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024 hân hoan về đích 10 tỷ USD, thị trường vươn tới 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một thành tựu đáng mừng, song vẫn còn nhiều trăn trở.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Khi chế tài đủ sức răn đe
-
Hàng nghìn chậu nho cảnh cung ứng cho thị trường Tết
-
Tăng mức phạt vi phạm, giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...