Khuất tất đằng sau việc tỉnh giảm đất rừng để cấp phép khai thác đá?
21:39 | 22/01/2022
DNTH: Ông Hoàng Long (giám đốc Công ty Nguyên Hoàng) nhiều năm khiếu nại, tố cáo cho rằng Công ty CP Phú Đức Chính gồm: ông Phạm Quang Đức (con trai của ông Phạm Quang Khải – nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), ông Phạm Phòng Phú (lái xe nhiều năm của ông Khải) và ông Phạm Văn Chính được ưu ái cấp phép khai thác mỏ đá xây dựng lô 14 A núi Thị Vải và đề nghị trả quyền lợi đất đai.
![]() |
![]() |
Hồ sơ cho thấy, Công ty CP Phú Đức Chính mới được thành lập năm 2009. Theo giấy phép kinh doanh lần đầu, cổ đông Công ty này gồm: ông Phạm Quang Đức (ở số 3227 A khu phố 4 phường Phước Trung, thị xã Bà Rịa - nay là thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu), ông Phạm Phong Phú (số 1510 đường Cách mạng tháng Tám, phường Phước Nguyên, thị xã Bà Rịa) và ông Phạm Văn Chính (ở số 405 đường Cách mạng tháng Tám). Trụ sở Công ty lấy luôn nơi thường trú của ông Phạm Đức Chính.
Cũng trong năm 2009, Công ty Phú Đức Chính làm thủ tục xin cấp phép khai thác mỏ đá xây dựng lô 14 A núi Thị Vải.
Đến tháng 5/2011, sau thời gian dài tranh chấp vì Công ty Nguyên Hoàng cho rằng mình xin cấp phép trước và có đất sẵn, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã quyết định cấp phép cho Công ty Phú Đức Chính khai thác mỏ đá này với trữ lượng hơn 9 triệu m3.
Theo hồ sơ, từ năm 2009 đến năm 2015, trong thời gian làm thủ tục để khai thác, Công ty Phú Đức Chính đã thay đổi giấy phép kinh doanh 8 lần. Theo đó, cổ đông sáng lập của công ty có sự thay đổi. Các ông Phạm Quang Đức, Phạm Phong Phú và ông Phạm Đức Chính dần dần giảm phần trăm cổ phần nắm giữ. Trong giấy phép kinh doanh (GPKD) khi thay đổi, có sự tham gia của bà Lê Thị Ngọc Oanh (ở Thành phố Hồ Chí Minh) với 25% cổ phần.
Từ lần thứ 7 thay đổi GPKD vào tháng 9/2015 đến nay, Công ty CP Phú Đức Chính không còn thấy sự xuất hiện tên của 3 cổ đông sáng lập. Ông Phạm Đức Chính không còn làm Giám đốc mà thay vào GPKD là chỉ duy nhất 1 người đảm nhiệm chức vụ này và là đại diện pháp luật của Công ty Phú Đức Chính là Nguyễn Tài Thiện (ở Phủ Lý, Hà Nam).
Phóng viên đã liên hệ với ông Phạm Đức Chính qua điện thoại thì ông này trả lời rằng từ lâu không biết gì về hoạt động công ty Phú Đức Chính. Ông này nói rằng mọi việc do ông Thiện đảm nhiệm.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ông Phạm Phong Phú (1 cổ đông sáng lập) cũng đã không còn tham gia cổ phần trong công ty Phú Đức Chính. Khi chúng tôi liên hệ qua điện thoại, ông Phú tỏ ra rất bức xúc và phẫn nộ vì cho rằng mình bị giả mạo chữ ký và bị mất cổ phẩn. Ông này hẹn gặp chúng tôi để trao đổi thông tin cụ thể nhưng sau đó không hiểu lý do gì lại né tránh.
![]() |
![]() |
Một điều khó hiểu là biên bản đối chiếu công nợ tiền mua đất vào năm 2016 do ông Long cung cấp. Nội dung: chuyển nhượng đất nông nghiệp và trồng cây lâu năm 5,4 ha của ông Long để thực hiện dự án khai thác mỏ đá Lô 14 A núi Thị Vải.
Người đứng ra chi trả tiền chuyển nhượng lại là cá nhân các ông Lê Thanh Bình, Lê Văn Chính, Trần Đức Thanh, bà Phạm Thị Phương Thi. Sự việc diễn ra tại Công ty TNHH Lê Chính (một doanh nghiệp lớn về khai thác mỏ tại địa phương) và ông Lê Văn Chính (người tham gia chuyển nhượng đất) là Giám đốc của doanh nghiệp này.
Như vậy, mỏ đá của Công ty Phú Đức Chính lại do 1 doanh nghiệp (hoặc cá nhân khác) đứng ra trả tiền giải phóng mặt bằng khai thác. Hơn nữa, Công ty Phú Đức Chính lúc này cũng không thấy sự tham gia của cổ đông sáng lập.
Trong đơn tố cáo của mình, ông Hoàng Long cho rằng "Công ty Phú Đức Chính đã được bán cho Công ty Lê Chính" (dù chưa có kết luận cụ thể nhưng việc ông Long hoài nghi về hoạt động của Công ty Phú Đức Chính là có cơ sở - phóng viên).
Liên quan đến thủ tục cấp phép dự án, vào giữa năm 2014, UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có quyết định cho Công ty Phú Đức Chính thuê 19,5 ha (tổng diện tích mỏ được cấp phép là 35,5 ha). Trong đó, 13 ha là đất do Ban Quản lý rừng phòng hộ quản lý.

Trước đó, vào tháng 1/2012, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho phép giảm 16 ha rừng phòng hộ theo đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cho Công ty Phú Đức Chính thực hiện dự án khai thác đá. Ông Hoàng Long cho rằng, đây là đất rừng phòng hộ được xác định theo chương trình 327 của Chính phủ. Việc không bồi thường cho người dân nhưng lại giảm rừng giao đất cho doanh nghiệp liệu có phù hợp quy định pháp luật?
Phóng viên sẽ tiếp tục thông tin!
Kỳ trước:
Bà Rịa – Vũng Tàu: 10 năm khiếu kiện vẫn chưa được các cơ quan chức năng xem xét giải quyết

Quảng Ninh: Người dân “kêu cứu” vì chưa được chính quyền giải quyết thoả đáng
DNTH: Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn nhận được đơn thư của bà Nguyễn Thị Nhóc có địa chỉ thường trú tại Khu 2, TT Cô Tô, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh với nội dung: “Khiếu nại về Kết luận số 85/TB-UBND của UBND...

Thông báo mất giấy tờ
DNTH: Bà Nguyễn Thị Nụ, sinh năm 1968, địa chỉ ở Khu đô thị Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đưa thông báo về việc mất giấy tờ gốc liên quan đến quyền sử dụng đất.

Huyện Thanh Trì: Hàng loạt công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp chính quyền vẫn không hay biết?
DNTH: Xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì (Hà Nội) nhiều công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp vẫn cứ vô tư đua nhau mọc lên “như nấm”. Đáng chú ý, các công trình nhà ở được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp đang...

Thông tin phản hồi của Tòa án Nhân dân Thành Phố Hải Phòng
DNTH: Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn nhận được công văn số: 827/TA-VP của Tòa án Nhân dân TP. Hải Phòng ngày 10/09/2024 về việc đăng tải thông tin nội dung bài viết trên trang điện tử của Tạp chí “Hải Phòng: “Một vụ...

Những 'ngọn lửa ấm', xua tan tổn thất sau bão
DNTH: Sự đóng góp từ sức trẻ đã giúp những tuyến đường, khu phố của Hải Phòng gọn gàng, sạch sẽ sau bão. Hơn tất cả, sự cộng hưởng nhiệt huyết, tình yêu thương, sẻ chia từ các đoàn viên trong và ngoài thành phố là "ngọn lửa...

Hải Dương: Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trong quá trình xây dựng Khu Công nghiệp Kim Thành
DNTH: Tại công trường thi công Dự án Khu Công nghiệp Kim Thành giai đoạn 1 tại xã Tuấn Việt, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông khi các xe vận tải chở vật liệu xây dựng san lấp thi nhau dàn hàng...
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Sống khỏe
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...