Khuyến cáo nông dân tăng kiểm tra đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh hại lúa

13:37 | 17/05/2025

DNTH: Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, dự báo thời gian tới, một số sinh vật gây hại như chuột, bệnh đạo ôn cổ bông, bọ rầy, bệnh khô vằn, bệnh đốm sọc vi khuẩn - bạc lá trên cây lúa; sâu đục bắp, bệnh đốm lá trên cây ngô; bọ nhảy, sâu xanh bướm trắng, sâu tơ, rệp trên cây rau... sẽ tiếp tục gây hại mạnh.

Để hoàn thành thắng lợi vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội khuyến cáo các địa phương cùng nông dân chủ động bám sát đồng ruộng, có biện pháp phòng chống sâu bệnh kết hợp với chăm sóc tốt lúa, rau màu...
 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thời điểm hiện nay, lúa xuân đang tập trung giai đoạn làm đòng - trổ bông; đối với diện tích cấy sớm trước ngày 4-2 (khoảng 16.406,7ha) đang giai đoạn trỗ - chín sáp. Diện tích lúa trỗ là 16.856ha, đạt 21,1% tổng diện tích gieo trồng. Về rau màu vụ xuân, toàn thành phố gieo trồng 22.085,2 ha, đạt 101,9% so với kế hoạch. Tuy nhiên, hiện nay, trên lúa xuất hiện dịch bệnh như đạo ôn lá, tỷ lệ gây hại phổ biến 3-5% lá, mức cao 7-10% lá, mức cục bộ >20% lá (cấp 3-5). Mức độ, diện tích gây hại giảm so với kỳ trước, tập trung tại các huyện: Ứng Hòa, Thạch Thất, Thanh Oai.

Đối với chuột gây hại, tỷ lệ phổ biến 3-5% dảnh, mức cao 7-10% dảnh, mức cục bộ 15-20% dảnh; mức độ, diện tích gây hại tăng so với kỳ trước, tập trung tại các huyện: Ứng Hòa, Thạch Thất, Sóc Sơn. Bệnh khô vằn tiếp tục gây hại với tỷ lệ phổ biến 3-5% dảnh, mức cao 10-15% dảnh, mức cục bộ 25-30% dảnh (cấp 3-5), tập trung ở các huyện: Ứng Hòa, Thanh Oai, Thạch Thất. Ngoài ra, bọ rầy, bệnh bạc lá - đốm sọc vi khuẩn, sâu cuốn lá... cũng đang gây hại nhẹ.

Về hoa màu, trên cây ngô, sâu keo đang gây hại với mật độ phổ biến 1-2 con/m2, mức cao 3-4 con/m2. Chuột cũng gây hại ở một số diện tích ngô, tỷ lệ phổ biến 3-5% cây, mức cao 7-10% cây, tập trung tại các huyện: Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì. Ngoài ra, các bệnh đốm lá, khô vằn, sâu đục bắp… gây hại rải rác. Trên cây rau xuất hiện bọ nhảy, sâu xanh bướm trắng, sâu tơ, sâu khoang... Mức độ gây hại phổ biến từ nhẹ đến trung bình. Các bệnh sương mai, giả sương mai, thối nhũn... cũng gây hại nhẹ.

Long An: Chủ động gieo sạ và chăm sóc lúa vụ Thu Đông
Để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội đề nghị các địa phương hướng dẫn người dân thực hiện một số biện pháp. Cụ thể, đối với diện tích cây lúa giai đoạn làm đòng, trỗ bông, vào chắc, cần giữ mực nước trong ruộng ổn định trong khoảng 5-7cm để lúa làm đòng, trỗ bông thuận lợi và hạn chế tác hại của nắng nóng; có biện pháp bảo đảm đủ nước tưới dưỡng cho rau màu, cây ăn quả. Đồng thời, nông dân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi diễn biến tình hình gây hại của chuột, bệnh đạo ôn cổ bông, bọ rầy, sâu đục thân 2 chấm, bệnh khô vằn; phân loại trà lúa, giống lúa, xác định mật độ sâu, tỷ lệ bệnh, diện tích cần phòng trừ từng đối tượng...

Bên cạnh đó, các địa phương cần tăng cường hướng dẫn nông dân các biện pháp chăm sóc rau màu và cây trồng khác, như: Bón thúc, vun xới, bảo đảm tưới tiêu phù hợp để cây trồng sinh trưởng, phát triển thuận lợi, phòng trừ sâu bệnh đúng kỹ thuật, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, sinh thái. Đặc biệt, các địa phương cần lưu ý những ngày nắng nóng để tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện phủ rơm rạ mặt ruộng, làm giàn che lưới, tưới nước vào sáng sớm và chiều mát, tỉa bớt cây héo, cây khó phục hồi; những nơi chủ động tưới tiêu có thể duy trì thường xuyên nước trong rãnh để làm mát cho rau màu.

Về phía địa phương, ông Nguyễn Bùi Hải, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thạch Thất (Hà Nội) cho biết, Trung tâm đang tăng cường kiểm tra đồng ruộng để dự báo chính xác mức độ, phạm vi gây hại của từng đối tượng sâu bệnh; phân loại trà lúa, giống lúa để có biện pháp quản lý sâu bệnh gây hại phù hợp. Cùng với đó, Trung tâm hướng dẫn người dân các biện pháp chăm sóc, phòng trừ kịp thời, an toàn, hiệu quả. Đối với những diện tích bị sâu bệnh gây hại nặng, cán bộ sẽ đến từng ruộng, từng hộ, hướng dẫn cụ thể biện pháp phòng trừ, không để sâu bệnh lây lan, gây hại nặng trên diện rộng.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Người dân Nghệ An đứng ngồi không yên vì lúa không kết hạt

DNTH: Đã gần đến thời điểm thu hoạch vụ lúa Xuân 2025, nhưng nhiều hộ dân ở các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) đứng ngồi không yên bởi gần 1.900 ha lúa thoái hóa đầu bông, gié; trổ không thoát, lép xanh, không...

Chông chênh nghề nuôi cá vược

DNTH: Có lợi thế lớn về diện tích và mặt nước trải rộng nhưng nghề nuôi cá vược trên địa bàn xã Diễn Vạn vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.

Xâm nhập mặn giảm dần từ tháng 5

DNTH: Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, những ngày cuối tháng 4, thời tiết khu vực Nam Bộ phổ biến ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Nhiều khả năng mực nước tại các trên dòng chính sông Mekong biến đổi chậm và ở...

Từ phụ phẩm thành tiền tỷ: Doanh nghiệp nhỏ làm chủ cuộc chơi nông nghiệp tuần hoàn

DNTH: Từ vỏ trái cây, bã cà phê đến chất thải chăn nuôi – những thứ từng bị bỏ đi, nay trở thành nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Họ không chỉ kiếm tiền từ rác, mà còn mở ra hướng đi mới cho...

Máy sấy nông sản mini cho hợp tác xã nhỏ – Vì sao chính sách hỗ trợ vẫn chưa đến tay?

DNTH: Dù đã có nhiều chương trình hỗ trợ thiết bị chế biến sau thu hoạch, thực tế cho thấy rất ít hợp tác xã (HTX) nhỏ ở nông thôn tiếp cận được với máy sấy nông sản mini – một thiết bị tưởng chừng đơn giản nhưng lại...

Những cánh đồng 'mở đường' nhân rộng 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Kết quả đánh giá từ những cánh đồng thí điểm là cơ sở để tỉnh Kiên Giang nhân rộng diện tích tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

XEM THÊM TIN