Kiểm soát chặt, ứng phó hiệu quả dịch bệnh gây hại tôm nuôi

08:40 | 08/03/2025

DNTH: Nuôi tôm nước lợ năm 2025, tỉnh Kiên Giang thực hiện đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ, ứng phó hiệu quả dịch bệnh gây hại tôm nuôi, sản xuất an toàn, bền vững, góp phần tăng giá trị ngành nông nghiệp tỉnh đạt 5%, tương ứng hơn 72.335 tỷ đồng.

Chú thích ảnh
Tôm càng xanh là vật nuôi chủ lực vùng U Minh Thượng của tỉnh Kiên Giang với sản lượng thu hoạch hơn 20.000 tấn mỗi năm. Ảnh: Văn Sĩ/TTXVN

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Kiên Giang, thời tiết diễn biến bất thường, xuất hiện mưa trái mùa ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; trong đó, có nuôi tôm do thay đổi các yếu tố môi trường, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường. Ngoài một số bệnh thường gặp như: đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp, bệnh do yếu tố môi trường thì còn xuất hiện bệnh mới ghi nhận trên địa bàn tỉnh là bệnh thủy tinh trên ấu trùng tôm mới thả nuôi.

Trong tháng 2, ngành thủy sản tỉnh đã ghi nhận 4,6 ha tôm nuôi bị thiệt hại do bệnh đốm trắng tại 1 hộ nuôi tôm ở huyện An Biên và đã cấp hóa chất sát trùng Chlorine dập dịch, khống chế ổ dịch lây lan.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Kiên Giang Lê Hữu Toàn cho biết, tỉnh tập trung triển khai, thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2025, tăng cường khuyến cáo, hướng dẫn người nuôi áp dụng các giải pháp kỹ thuật để giảm thiểu tác động bất lợi của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất thủy sản.

Cùng với đó, ngành chức năng theo dõi, nắm chắc tình hình, diễn biến thời tiết, khí tượng, thủy văn trên địa bàn, tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản, kịp thời thông báo cho các ngành, địa phương và nhân dân biết những diễn biến bất lợi của thời tiết, môi trường và nguy cơ dịch bệnh để chủ động ứng phó, bảo vệ an toàn cho sản xuất; đồng thời, khi phát hiện dịch bệnh trên địa bàn, tập trung các giải pháp dập tắt nhanh ổ dịch, không để lây lan.

Theo đó, ngành thủy sản tỉnh phối hợp với các địa phương vùng sản xuất trọng điểm tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người tôm thả nuôi đúng mùa vụ để hạn chế dịch bệnh phát sinh gây hại, đảm bảo năng suất, chất lượng; nhắc nhở người nuôi theo dõi thường xuyên khuyến cáo của cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản, nhất là trong nuôi tôm về diễn biến thời tiết, nguy cơ dịch bệnh, chọn mua con giống chất lượng ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để thả nuôi… nhằm sản xuất an toàn, đạt hiệu quả kinh tế.

Bên cạnh đó, ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống, thức ăn và sản phẩm cải tạo, xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Mặt khác, các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra con giống nhập tỉnh và lưu thông trên thị trường, nhằm ngăn chặn tình trạng tôm giống kém chất lượng, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất vụ nuôi tôm nước lợ năm 2025.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Kiên Giang cho biết, nuôi tôm nước lợ năm 2025, tỉnh có kế hoạch thả nuôi 137.050 ha, với mục tiêu tổng sản lượng 155.000 tấn tôm. Đến thời điểm này, diện tích thả nuôi hơn 95.165 ha, đạt 69,4% kế hoạch, gồm: Nuôi tôm công nghiệp, quảng canh - quảng canh cải tiến, tôm - lúa; sản lượng tôm thu hoạch hơn 9.900 tấn, bằng 6,4% kế hoạch.

Tỉnh tiếp tục chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình tôm - lúa ở những địa bàn có điều kiện để nâng cao giá trị gia tăng, ứng phó an toàn, hiệu quả với biến đổi khí hậu, tập trung ở các huyện vùng U Minh Thượng, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành...

Cùng đó, ngành thủy sản phối hợp với các địa phương phát triển các mô hình như: tôm - lúa, nuôi tôm càng xanh xen tôm sú và tôm - cua kết hợp đạt chuẩn chứng nhật VietGAP, hữu cơ... Đặc biệt, tỉnh tăng thêm diện tích, năng suất, sản lượng tôm càng xanh trong mô hình nuôi kết hợp; đẩy mạnh khuyến khích nhân rộng mô hình nuôi tôm công nghiệp 2 - 3 giai đoạn, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi tôm; tăng cường hoạt động khuyến nông, hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ tôm nuôi.

Ngoài ra, ngành thủy sản tổ chức tập huấn cho các cơ sở sản xuất, người nuôi tôm theo hướng VietGAP, sinh thái hữu cơ và an toàn thực phẩm; hướng dẫn người nuôi xây dựng các mô hình nuôi tôm áp dụng tiêu chuẩn theo yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm; khuyến khích phát triển các hình thức liên kết theo chuỗi từ sản xuất giống, thức ăn, nuôi thương phẩm và tiêu thụ sản phẩm đối với tôm sú, tôm chân trắng; hướng dẫn thực hiện cấp mã số nhận diện nuôi tôm nước lợ cho người nuôi…

Theo TTXVN

Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/kiem-soat-chat-ung-pho-hieu-qua-dich-benh-gay-hai-tom-nuoi-20250308081402721.htm


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Giống lúa lai GS999 sản xuất thử năng suất đạt 9,4 tấn/ha

DNTH: Giống lúa lai GS999 sản xuất thử nghiệm tại Hậu Giang sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất hơn 9 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn khoảng 3,6 triệu đồng/ha so với đại trà.

Phân bón vi sinh Sumitri – Giải pháp hữu hiệu cho nông nghiệp bền vững

Trong bối cảnh nền nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng bền vững, phân bón vi sinh đã trở thành giải pháp tối ưu giúp nông dân cải thiện năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường và giảm thiểu chi phí sản xuất.

Người chăn nuôi gặp khó khi tái đàn

DNTH: Từ sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến nay, giá con giống tăng cao, nguồn cung khan hiếm gây ra nhiều khó khăn cho các hộ chăn nuôi tại tỉnh Nam Định, nhiều hộ mới tái đàn được khoảng 50% chuồng trại, thậm chí có hộ còn chưa dám...

Điều tiết nước linh hoạt để vượt qua mùa hạn mặn

DNTH: An Giang có 126 công trình kênh, cống, trạm bơm bị ảnh hưởng do mực nước xuống thấp. Công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy sẽ góp phần đảm bảo nguồn nước tưới tiêu.

Kiểm soát nghiêm ngặt chăn nuôi động vật hoang dã

DNTH: Hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã tại Đồng Nai đang phát triển mạnh, mang lại lợi ích kinh tế cao, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh.

Hậu Giang dự báo nồng độ mặn tăng nhanh và ở mức cao

DNTH: Theo dự báo của ngành chức năng, trong những ngày tới, nồng độ mặn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang sẽ tăng nhanh theo triều cường, gây ảnh hưởng đến một số địa phương trong tỉnh, độ mặn cao nhất có thể đạt đến 7,5‰.

XEM THÊM TIN