Kinh tế tuần hoàn – xu hướng tất yếu cho nền nông nghiệp hiện đại

07:35 | 17/07/2025

DNTH: Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, mang đến lợi ích kinh tế, góp phần bảo vệ hệ sinh thái và xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại. Nông nghiệp tuần hoàn vừa là yêu cầu bắt buộc, vừa là động lực tiến tới nền nông nghiệp xanh.

Kinh tế tuần hoàn – xu hướng tất yếu cho nền nông nghiệp hiện đại 1
Đối với người nông dân, kinh tế tuần hoàn mang lại nhiều lợi ích vượt trội

Mục tiêu của kinh tế tuần hoàn là tạo ra hệ sinh thái lành mạnh, bền vững, bảo đảm việc sản xuất và tiêu thụ nông sản có lợi cho cả người tiêu dùng và môi trường. Trong việc phát triển nông nghiệp bền vững, kinh tế tuần hoàn đóng vai trò quan trọng: góp phần tăng cường hiệu suất sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; góp phần xây dựng chuỗi giá trị bền vững; cải thiện điều kiện sống cho người nông dân vùng nông thôn;…

Hiện nay, mô hình chăn nuôi theo hướng tuần hoàn đã được triển khai tại một số địa phương như: Phú Thọ, Hưng Yên, Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Nội… Các phụ phẩm trong nông nghiệp như thân cây ngô, sắn, đậu, lạc được ủ chua làm thức ăn cho gia súc. Phân thải từ chăn nuôi lại được xử lý bằng sinh học để tái sử dụng trong trồng trọt. Nhờ mô hình như vậy mà giá thành thức ăn giảm, tăng hiệu quả kinh tế lên 10-15% so với mô hình chăn nuôi truyền thống. Thông qua các mô hình kinh tế tuần hoàn, nông dân được tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ sinh học, tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng cao, phát triển chuỗi liên kết, cũng như góp phần bảo vệ môi trường, tạo sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng, giá trị cao.

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp vẫn gặp không ít khó khăn. Các mô hình kinh tế tuần hoàn vẫn đang hoạt động ở mức nhỏ lẻ, manh mún, chưa thực sự bài bản, việc nghiên cứu, chuyển giao, phổ biến, đầu tư cho khoa học, công nghệ, nhân lực trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn chưa được quan tâm đúng mức…

Chia sẻ tại Diễn đàn nông nghiệp 2025: "Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp" vừa được tổ chức ngày 16/7, ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, mỗi năm, Việt Nam có hơn 156 triệu tấn phụ phẩm (rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê, chất thải chăn nuôi…) Nhưng số lượng được tái chế, tái sử dụng thấp, mới đạt dưới 35%, quy mô nhỏ, phân tán gây ô nhiễm. Bên cạnh đó, vẫn còn thiếu hệ thống quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia như nhãn mác, nhãn chứng nhận cho sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn, thiếu chính sách tín dụng xanh, bảo hiểm rủi ro, khuyến khích đầu tư công nghệ xử lý phụ phẩm; thiếu dữ liệu, bản đồ phụ phẩm - chuỗi - phát thải; chưa có nền tảng số hỗ trợ doanh nghiệp...

Không chỉ vậy, rào cản về đất đai và vốn cũng là nguyên nhân khiến việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã gặp khó khăn trong việc tiếp cận đất đai và quy hoạch sản xuất, yêu cầu tài sản thế chấp và thủ tục tiếp cận tín dụng còn phức tạp; tín dụng theo chuỗi nông nghiệp chưa được áp dụng phổ biến; khả năng xử lý rủi ro tín dụng thấp, chưa gắn với bảo hiểm nông nghiệp; quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên khó áp dụng hình thức sản xuất khép kín, tập trung với diện tích canh tác lớn; người tiêu dùng chưa thực sự tin tưởng sản phẩm hữu cơ; trình độ, năng lực tiếp cận khoa học và công nghệ còn nhiều hạn chế…

Sản xuất nông nghiệp theo hướng tuần hoàn còn gặp nhiều khó khăn do khung chính sách về phát triển kinh tế tuần hoàn chưa được hoàn thiện. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa không đủ điều kiện đầu tư công nghệ tái chế, xử lý chất thải; thiếu liên kết vùng và chuỗi giá trị; nhận thức và trình độ quản trị còn hạn chế…

Việt Nam cần xác định tầm nhìn và chiến lược phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp. Để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh, cần áp dụng các giải pháp cụ thể, đồng bộ. Theo ông Hà Văn Thắng - Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam (VCAC), trước hết cần tập trung vào chính sách: hỗ trợ tài chính và tín dụng xanh; ưu đãi thuế và đất đai; phát triển hạ tầng và vùng nguyên liệu tập trung; hoàn thiện khung pháp lý và tiêu chuẩn; hỗ trợ đào tạo, truyền thông và kết nối thị trường; hỗ trợ mô hình thử nghiệm, đổi mới sáng tạo ở khu vực kinh tế hộ;…

Việc thúc đẩy mô hình tuần hoàn cần được xem là quá trình chuyển đổi tư duy lâu dài. Cần ban hành chiến lược riêng về nông nghiệp tuần hoàn, xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và đầu tư xanh, lồng ghép vào các chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực, gắn với mục tiêu Net-zero.

Kinh tế tuần hoàn không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng bền vững cho nông nghiệp Việt Nam. Để có thể đạt được hiệu quả như kỳ vọng, trong thời gian tới, Việt Nam cần sớm khắc phục các vấn đề tồn tại và thách thức trong việc áp dụng mô hình nông nghiệp tuần hoàn, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp, nông dân, giới khoa học và nhà đầu tư. Đặc biệt là cần nhìn nhận đúng, nâng cao và phát huy được vai trò, sứ mệnh của doanh nghiệp, doanh nhân đối với ngành nông nghiệp.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Lão nông người Bạc Liêu tại Gia Lai và bộ rễ nu bằng lăng độc lạ

DNTH: Ở tuổi 74, ông Trang Quốc Hùng, một người con của vùng đất Bạc Liêu vẫn hàng ngày gắn bó với nương rẫy tại huyện biên giới Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Không chỉ chăm sóc một trang trại xanh tốt, ông còn nắm giữ một bộ rễ nu...

Thành phố Bắc Giang: Phát huy tiềm năng, bứt phá kinh tế - xã hội sau sáp nhập

DNTH: Ngay sau khi sáp nhập, Đảng bộ và chính quyền Thành phố Bắc Giang đã nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy, ổn định hoạt động và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ trọng tâm. Đồng thời, thành phố tận...

Độc đáo mô hình 'lúa gọi sếu về’

DNTH: Mô hình sinh thái 'lúa gọi sếu về' tại Đồng Tháp trở thành điểm nhấn trong việc kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và bảo tồn sinh cảnh Vườn quốc gia Tràm Chim.

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số

DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim

DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh

DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

XEM THÊM TIN