Kon Tum: Khai thác tiềm năng cây dược liệu ở Măng Cành
08:33 | 06/07/2019
DNTH: Chuyển đổi sang trồng cây dược liệu đem lại hiệu quả cao, một số người dân tại xã Măng Cành phấn khởi gắn bó cùng đương quy, đẳng sâm,… với hi vọng vươn lên làm giàu.
Trong gần 1000 loài thực vật được sử dụng làm thuốc ở khu vực Tây Nguyên, riêng tỉnh Kon Tum đã có tới hơn 850 loài. Nổi bật nhất là các cây: Sâm Ngọc Linh, lan kim tuyến, đương quy, đẳng sâm…
Huyện Kon Plông là một trong ba vùng được xác định có nhiều lợi thế để trồng cây dược liệu của tỉnh Kon Tum. Cùng với nhiều chính sách ưu đãi phát triển các loài cây dược liệu, huyện Kon Plông đang phấn đấu đạt mục tiêu trở thành vùng trồng dược liệu trọng điểm của tỉnh nhà, đưa loại cây này trở thành thế mạnh, giúp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
|
Chủ tịch UBND xã Măng Cành rất phấn khởi khi mô hình trồng Sâm Đương Quy của bà con phát triển tốt |
Tiếp nối sự phấn đấu đó, xã Măng Cành cũng là một trong những mảnh đất trồng dược liệu của huyện với các loại cây dược liệu thế mạnh như: Đương quy, sâm dây, nghệ đỏ,…
Người dân xã Măng Cành phấn khởi hi vọng thoát nghèo từ cây dược liệu
Những năm về trước, trong lĩnh vực nông nghiệp, bà con nơi đây chủ yếu trồng cà phê xứ lạnh, mì, lúa,…để phục vụ đời sống vật chất của mình. Tuy nhiên, việc phát hiện tiềm năng ngay trong điều kiện tự nhiên của huyện Kon Plông, từ đó định hướng chuyển đổi các cây kém hiệu quả sang trồng dược liệu, tại xã Măng Cành đã mở ra một hướng đi mới cho người dân có hi vọng "đổi đời". Bên cạnh mục tiêu phát triển cây dược liệu trở thành thành phần kinh tế mũi nhọn, việc trồng cây dược liệu còn giúp giải quyết việc làm cho bà con, xóa đói giảm nghèo.
Đương quy và nghệ đỏ là hai loại cây phát triển rất tốt tại nơi có khí hậu lạnh, ít sâu bệnh nên đây cũng là lợi thế để người dân có thể thử sức chuyển đổi cây trồng mang hiệu quả cao. Hiện tại, những loại cây này khi xuống giống thì phát triển rất tốt do hợp khí hậu nên đây cũng là niềm hi vọng của không ít người dân tại xã Măng Cành.
|
Bà con đang mở rộng mô hình phát triển cây dược liệu tăng thêm thu nhập |
Tại thôn Măng Mô, được hỏi đến hiệu quả trồng cây dược liệu, chị Y Rá phấn khởi: Gia đình mình mới trồng được 300m2 cây đương quy nhưng đã được Hợp tác xã Nông nghiệp Tuyết Sơn ký hợp đồng thu mua sản phẩm. Trong năm tới, mình dự định phấn đấu mở rộng diện tích trồng cây đương quy thêm nữa, khoảng 1 sào là sẽ thoát nghèo bền vững.
Còn tại thôn Đăk Ne, ông A Thô chia sẻ: Mấy năm trước đây, tôi trồng bắp, trồng mì,.. là chủ yếu. Sau khi được sự hỗ trợ của Nhà nước về giống cây trồng và phân bón, đồng thời được hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc nên trong năm qua, tôi đã trồng được 700m2 cây đương quy ở trong vườn. Kết quả gần một năm chăm bón, tôi thu hoạch được 2 tạ củ đương quy thu về 8 triệu đồng, hiệu quả kinh tế gấp mấy lần so với các loại cây trồng trước đây.
Sự thành công của người dân là bàn đạp để xã Măng Cành tiếp tục mở rộng quy mô
Đến nay, toàn huyện Kon Plông đã trông được 52,7 ha cây dược liệu. Trong đó, tại xã Măng Cành, diện tích cây dược liệu là 18,5 ha (đạt 61,2% kế hoạch). Hiện nay, các hộ dân vẫn đang tiếp tục chuẩn bị đất để trồng cây đương quy, sâm dây, nghệ đỏ đồng thời tập trung chăm sóc diện tích đã trồng cuối năm 2018.
|
Phát triển mô hình cây dược liệu được chính quyền địa phương ưu tiên hàng đầu |
Ông Trần Nết - Chủ tịch UBND xã Măng Cành cho biết: Trong số diện tích các loại dược liệu đã trồng, nhiều nhất vẫn là đương quy và sâm dây tập trung ở các thôn Kon Tu Răng và Kon Tu Ma. Để đảm bảo đầu ra của sản phẩm, khuyến khích người dân tiếp tục gắn bó với cây dược liệu, xã Măng Cành không chỉ hỗ trợ về vốn, kỹ thuật chăm sóc cây trồng mà còn phối hợp với UBND huyện tìm các hợp tác xã, doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm khi người dân thu hoạch.
Phương hướng và nhiệm vụ về phát triển kinh tế của xã Măng Cành trong năm 2019 vẫn tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, triển khai trồng các loại cây dược liệu như đương quy, đẳng sâm, ngô lấy thân,…Đặc biệt đối với cây đương quy và đẳng sâm, thời gian tới xã sẽ tiếp tục triển khai mở rộng diện tích với quy mô lớn hơn. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, sản lượng trên một đơn vị diện tích cũng được chú trọng. Ngoài ra, xã vẫn tiếp tục sát cánh cùng người dân, không ngừng tạo điều kiện và hướng dẫn thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng.
Theo Tuấn Anh – Vi Giang/Tầm Nhìn
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Kon Tum /
- đẳng sâm /
- đương quy /
- Măng Cành /
- cây dược liệu /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Giá lúa gạo hôm nay 12/12: lúa tươi giá neo cao
DNTH: Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay ngày 12/12 tại khu vực trong nước tăng nhẹ 50 đồng/kg với một số loại gạo. Thị trường lượng ít, giá biến động nhẹ, giao dịch chậm, giá lúa tươi neo cao.
Tỷ giá USD hôm nay 12/12: thị trường tự do tăng, ngân hàng giảm
DNTH: Tỷ giá USD hôm nay 12/12, thị trường tự do kéo dài đà giảm so với phiên trước. Các ngân hàng thương mại cũng đảo chiều giảm giá mua - bán đồng USD. Tỷ giá trung tâm giảm về mức 24.253 đồng.
Giá tiêu hôm nay 12/12: giá tiêu nội địa ổn định, các nước đồng loạt giảm
DNTH: Giá tiêu hôm nay 12/12 trong khoảng 145.000 - 147.200 đồng/kg. Sau 2 ngày giảm nhẹ giá tiêu trong nước đang ổn định. Từ đầu năm nay, giá tiêu tăng mạnh nhờ các thị trường Mỹ, châu Âu và Trung Đông. Kỳ vọng trong năm 2025 thị trường...
Việt Nam chi 1,6 tỷ USD nhập khẩu thịt và phụ phẩm
DNTH: Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 1,55 tỷ USD nhập khẩu thịt và phụ phẩm, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023- mức kỷ lục từ trước đến nay, thống kê của hải quan cho biết.
Nhu cầu tài sản an toàn đẩy giá vàng thế giới tăng cao
DNTH: Giá vàng thế giới tăng lên mức cao nhất trong hai tuần vào ngày 10/12, được hỗ trợ bởi căng thẳng địa chính trị gia tăng và dự đoán Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba vào tuần tới. Thị trường...
Giá lúa gạo ngày 09/12: Giá lúa tươi neo cao
DNTH: Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (ngày 09/12/2024) tại khu vực trong nước đi ngang. Thị trường giao dịch chậm, ít người mua. Giá lúa neo cao.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Yên Dũng: Lập biên bản vi phạm đối với công trình xây dựng không phép
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Sống khỏe
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...