Kon Tum sẽ trồng mới gần 1.600 ha sâm Ngọc Linh

08:20 | 20/03/2025

DNTH: UBND tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo số 05-BC/ĐU về tình hình triển khai và thực hiện nhiệm vụ phát triển cà phê xứ lạnh và sâm Ngọc Linh; trong đó, xác định mục tiêu trong năm 2025 sẽ trồng mới 1.578 ha, nâng tổng diện tích sâm Ngọc Linh của tỉnh lên 4.500 ha.

Cụ thể, trong số diện tích sâm Ngọc Linh dự kiến trồng trong năm 2025, có 60 ha trồng trong nhân dân (huyện Đăk Glei 15 ha, huyện Tu Mơ Rông 45 ha); hơn 1.500 ha còn lại sẽ được các doanh nghiệp như Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum, Công ty cổ phần Vingin, Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô trồng. Qua làm việc với ngành chức năng, hiện tại các doanh nghiệp dự kiến gieo ươm được hơn 15,2 triệu cây giống, đủ để trồng đạt chỉ tiêu niên vụ 2025.
 

Cách trồng sâm ngọc linh theo kĩ thuật cho củ to, chất lượng
Để phát triển sâm Ngọc Linh theo đúng kế hoạch, Đảng ủy UBND tỉnh Kon Tum đề ra các giải pháp như thúc đẩy các doanh nghiệp có dự án đầu tư trồng sâm đẩy nhanh tiến độ trồng theo dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư; đẩy mạnh việc cho thuê rừng, cho thuê môi trường rừng để trồng sâm và dược liệu theo Điều 248 Luật đất đai năm 2025; khẩn trương trình cấp có thẩm quyền quyết định mở rộng vùng chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh đối với một số địa bàn phù hợp.

Đặc biệt, để bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh, Đảng ủy UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu các ngành chức năng tăng cường quản lý giống sâm Ngọc Linh theo quy định của Luật Trồng trọt và các quy định khác có liên quan; xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm, tăng cường phân định gene (ADN) cây giống sâm Ngọc Linh, kiểm soát chắc số lượng hạt giống thu hoạch hàng năm.

Tại Kon Tum, diện tích quy hoạch trồng sâm Ngọc Linh xấp xỉ 17.000 ha; trong đó, trồng dưới tán rừng đặc dụng hơn 8.800 ha, rừng phòng hộ hơn 4.150 ha, rừng sản xuất hơn 4.000 ha. Hiện nay, dù hơn 8.800 ha rừng đặc dụng rất phù hợp để trồng sâm Ngọc Linh nhưng đây là vùng bảo vệ nghiêm ngặt nên không giao, cho thuê được do vướng về cơ chế chính sách.

Theo số liệu thống kê, diện tích trồng sâm Ngọc Linh lũy kế đến hết năm 2024 khoảng 2.922 ha, đạt 64,9% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; trong đó, có hơn 333 ha trồng trong nhân dân.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phân bón vi sinh Sumitri – Giải pháp hữu hiệu cho nông nghiệp bền vững

Trong bối cảnh nền nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng bền vững, phân bón vi sinh đã trở thành giải pháp tối ưu giúp nông dân cải thiện năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường và giảm thiểu chi phí sản xuất.

Người chăn nuôi gặp khó khi tái đàn

DNTH: Từ sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến nay, giá con giống tăng cao, nguồn cung khan hiếm gây ra nhiều khó khăn cho các hộ chăn nuôi tại tỉnh Nam Định, nhiều hộ mới tái đàn được khoảng 50% chuồng trại, thậm chí có hộ còn chưa dám...

Điều tiết nước linh hoạt để vượt qua mùa hạn mặn

DNTH: An Giang có 126 công trình kênh, cống, trạm bơm bị ảnh hưởng do mực nước xuống thấp. Công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy sẽ góp phần đảm bảo nguồn nước tưới tiêu.

Kiểm soát nghiêm ngặt chăn nuôi động vật hoang dã

DNTH: Hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã tại Đồng Nai đang phát triển mạnh, mang lại lợi ích kinh tế cao, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh.

Hậu Giang dự báo nồng độ mặn tăng nhanh và ở mức cao

DNTH: Theo dự báo của ngành chức năng, trong những ngày tới, nồng độ mặn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang sẽ tăng nhanh theo triều cường, gây ảnh hưởng đến một số địa phương trong tỉnh, độ mặn cao nhất có thể đạt đến 7,5‰.

Sau 15/3, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ xu thế giảm nhanh

DNTH: Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long về việc tăng cường vận hành công trình thủy lợi...

XEM THÊM TIN